Tập trung nguồn lực hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giảm nghèo

Anh Vũ |

Việc tập trung nguồn lực vào các lĩnh vực quan trọng như giáo dục, y tế và hạ tầng đã mang lại những bước tiến tích cực trong việc giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Yên Bái.

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, tỉnh Yên Bái đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ nhằm xóa đói, giảm nghèo, nâng mức sống của đồng bào.

Nằm ở cửa ngõ vùng Tây Bắc, Yên Bái là nơi sinh sống của hơn 30 dân tộc với dân số đến thời điểm hiện tại gần 85 vạn người, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 57%.

Xác định đại đoàn kết toàn dân tộc là truyền thống quý báu, là nguồn sức mạnh nội sinh nên những năm qua, tỉnh luôn quán triệt và thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc phù hợp với thực tiễn của địa phương.

Từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh 2020-2025 đến nay, Yên Bái đã ban hành, tổ chức thực hiện nhiều nghị quyết, đề án, chính sách về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, kết hợp với tích cực tổ chức các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025.

Theo đó, tỉnh đã ưu tiên bố trí trên 12.000 tỉ đồng phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, tập trung vào hỗ trợ sản xuất, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông, giáo dục, y tế, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.

Việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia đã phát huy được sức mạnh của cả hệ thống chính trị, nhất là vai trò chủ thể của người dân. Nhờ đó, kinh tế - xã hội vùng cao của Yên Bái đã có bước phát triển tích cực, khởi sắc từng ngày.

Theo báo cáo của UBND tỉnh, đến nay, gần 100% xã ở Yên Bái đã có đường ô tô đến trung tâm xã. Hơn 95% đường từ các thôn, bản đến trung tâm xã được cứng hóa. Trên 97% người dân được sử dụng điện lưới quốc gia.

Cùng với đó, hệ thống cơ sở giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số được quan tâm đầu tư với 8 trường Phổ thông Dân tộc nội trú, 47 trường Phổ thông Dân tộc bán trú, 30 trường có học sinh bán trú. Học sinh dân tộc thiểu số được học tại các trường nội trú, bán trú đạt 40,7%.

Chất lượng giáo dục đại trà, giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số không ngừng được nâng lên. Yên Bái là tỉnh thứ 24 trong cả nước được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3 và là tỉnh thứ 18 được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 2.

Công tác xoá đói giảm nghèo của Yên Bái trong những năm qua đã đạt được kết quả tích cực với tỉ lệ giảm bình quân trên 4%/năm.
Công tác xoá đói giảm nghèo của Yên Bái trong những năm qua đã đạt được kết quả tích cực với tỉ lệ giảm bình quân trên 4%/năm. Ảnh: Anh Vũ

Không chỉ vậy, đời sống vật chất, tinh thần và chỉ số hạnh phúc của người dân vùng cao được cải thiện rõ rệt. Theo thông tin từ tỉnh Yên Bái, số lượng hộ nghèo trên toàn tỉnh năm 2022 đã giảm còn 12,9% (giảm 5,15% so với 2021); trong đó hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số giảm còn 22,2% (giảm 8,15% so với 2021), vượt so với mục tiêu đề ra của tỉnh.

Công tác xoá đói giảm nghèo của Yên Bái trong những năm qua đã đạt được kết quả tích cực với tỉ lệ giảm bình quân trên 4%/năm. Đây là thành quả từ sự linh hoạt trong việc lồng ghép các chương trình, dự án, chính sách hỗ trợ của Nhà nước dành cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi để người nghèo phát huy nội lực vươn lên thoát nghèo bền vững. Năm 2023, tỉnh đặt mục tiêu giảm 3,5% hộ nghèo, 1,22% hộ cận nghèo so với năm trước.

Những chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền, các tổ chức đoàn thể của các địa phương trong công tác vận động đã tạo cho đồng bào các dân tộc trong tỉnh thêm niềm tin với Đảng, khơi dậy ý thức tự lực, tự cường, nỗ lực vượt qua những định kiến lạc hậu, tư tưởng trông chờ ỷ lại, tự vươn lên phát triển kinh tế gắn với giảm nghèo bền vững.

Kết quả trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 của tỉnh Yên Bái đã góp phần quan trọng trong việc thu hẹp khoảng cách vùng miền. Cơ cấu kinh tế của các địa phương vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nhiều chuyển biến tích cực, sinh kế của người dân ngày càng đa dạng, phong phú, thu nhập được cải thiện; khối đại đoàn kết các dân tộc trong tỉnh được củng cố và tăng cường.

Anh Vũ
TIN LIÊN QUAN

Ngôn ngữ, chữ viết là tài sản quý báu cần bảo tồn của các dân tộc thiểu số

Anh Vũ |

Cao Bằng, một tỉnh nằm ở phía Bắc Việt Nam, là nơi sinh sống của hơn 95% dân tộc thiểu số. Điều này tạo nên sự đa dạng về tiếng nói và chữ viết của các dân tộc, là một phần quý báu của bản sắc văn hóa của cộng đồng.

Độc đáo lễ nghi không cần thầy mo của người Mông

Anh Vũ |

Là dân tộc sinh sống lâu đời ở Cao Bằng, người Mông đã hình thành và lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống mang đậm bản sắc riêng, trong đó có Lễ rước thần lửa.

Nhiều hoạt động hướng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam tại khu vực biên giới

PHÚC ĐẠT |

HUẾ - Ngày 8.11, Đồn Biên phòng Vinh Hiền (Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế) phối hợp với xã Giang Hải (huyện Phú Lộc) tổ chức nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam.

Ngôn ngữ, chữ viết là tài sản quý báu cần bảo tồn của các dân tộc thiểu số

Anh Vũ |

Cao Bằng, một tỉnh nằm ở phía Bắc Việt Nam, là nơi sinh sống của hơn 95% dân tộc thiểu số. Điều này tạo nên sự đa dạng về tiếng nói và chữ viết của các dân tộc, là một phần quý báu của bản sắc văn hóa của cộng đồng.

Độc đáo lễ nghi không cần thầy mo của người Mông

Anh Vũ |

Là dân tộc sinh sống lâu đời ở Cao Bằng, người Mông đã hình thành và lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống mang đậm bản sắc riêng, trong đó có Lễ rước thần lửa.

Nhiều hoạt động hướng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam tại khu vực biên giới

PHÚC ĐẠT |

HUẾ - Ngày 8.11, Đồn Biên phòng Vinh Hiền (Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế) phối hợp với xã Giang Hải (huyện Phú Lộc) tổ chức nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam.