Sự tận tuỵ của nữ hòa giải viên miền biên cương

Quang Việt - Vân Thanh |

Những biệt danh "Bao Công", "Chị Thanh Tâm" của chị Lục Thị Phương ở xã Bản Lầu, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai được bà con dân bản trìu mến gọi như một lời cảm ơn vì sự tận tuỵ hòa giải, chia sẻ tâm sự mà chị không quản nắng mưa giúp đỡ họ.

Bản Lầu là xã biên giới (giáp ranh với Trung Quốc) của huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai, với những nương dứa ngút ngàn, trải dài trên sườn núi. Bản Lầu có 13 dân tộc cư trú: H’Mông, Giáy, Tu Dí, Phù Lá, Thu Nao, Nùng...

Đến đây, hỏi thăm nhà của chị Lục Kim Phương, ai cũng có thể dễ dàng chỉ tới tận nơi. Nói về chị, bà con chia sẻ, người phụ nữ này được ví như “Bao Công”, phân xử, hóa giải những mâu thuẫn vợ - chồng, mẹ - con, hàng xóm láng giềng… của người dân nơi đây. Chị còn là “chị Thanh Tâm” – chuyên gia gỡ rối tình cảm, trút bầu tâm sự…

Nhờ sự tín nhiệm đó, dù muốn nghỉ hưu sớm, chị cũng không được dân làng chấp nhận. Bởi trong mắt mọi người, không ai xứng đáng là Trưởng thôn kiêm Tổ trưởng Tổ hòa giải thôn Na Mạ 1 (xã Bản Lầu) hơn chị.

Thế nhưng, khi được hỏi, chị Phương cho hay, công việc hoà giải đến với mình tự nhiên, từ hơn 10 năm trước. Thời điểm đó, chị là thành viên Chi Hội phụ nữ thôn, sau làm Trưởng ban công tác mặt trận.

Theo năm tháng, từ việc ham học hỏi từ kinh nghiệm bản thân đến kinh nghiệm của thế hệ đi trước, chị Phương đã tự đúc kết nhiều bài học quý giá về công tác giải. Công việc hoà giải của chị chủ yếu liên quan đến đất đai, mẹ-con, vợ-chồng.

Trong mỗi vụ việc cần hòa giải, quy định pháp luật là hàng đầu, sau đó đến phong tục tập quán của địa phương. Ngoài ra, yếu tố quan trọng không kém là tình người cùng lập luận sắc bén.

"Như vậy mới thuyết phục được hai bên có tranh chấp chấp nhận hòa giải vì thấy Tổ hòa giải nói có lý, có tình”, chị tâm sự.

Để thuyết phục được các bên, trước khi đưa vụ việc ra Tổ hòa giải, chị luôn là người đầu tiên tìm hiểu ngọn ngành của sự việc, mâu thuẫn. Sau đó, mình gặp riêng từng bên để nghe họ nói.

Từ đó, chị vận dụng các quy định của pháp luật, kiến thức thực tiễn, phân tích cho cả hai cùng hiểu vấn đề để từ đó mỗi bên nhường nhau một chút, giữ tình làng nghĩa xóm, tình cảm gia đình.

Ngoài công tác hoà giải, chị Phương còn tham gia nhiều hoạt động khác. Ảnh: NVCC
Ngoài công tác hoà giải, chị Phương còn tham gia nhiều hoạt động khác. Ảnh: NVCC

Chị kể, có lần bà B, người địa phương hớt hải tới tìm chị nhờ hoà giải mâu thuẫn vợ chồng.

Gia đình bà B kinh doanh, có tài sản, song thường xuyên vắng nhà nên để tiền, trang sức ở nhiều nơi. Một lần, bà B phát hiện mỗi chỗ giấu tiền bị thiếu một ít nên truy vấn người chồng.

Anh chồng nói mình không lấy khiến hai bên lời qua tiếng lại, cãi chửi nhau. Người chồng bực tức đuổi vợ ra khỏi nhà trong đêm rồi đóng cửa lại.

Nghe xong, chị Phương phân tích cho bà B hiểu mất hàng chục triệu đồng, ai cũng xót vì đó là tiền mồ hôi nước mắt, chắt chiu tiết kiệm mới có. Tuy nhiên, trường hợp này, người phụ nữ cần hỏi chồng khéo léo, tế nhị.

Không người con nào có thể chuyên tâm học hành khi thấy cha mẹ cãi vã, đuổi nhau ra khỏi nhà. Việc hai vợ chồng cãi vã sẽ lộ ra chỗ cất tiền, kẻ xấu mà vô tình nghe thấy, hậu quả sẽ như thế nào…

Nói với bà B xong, chị tìm người chồng và phân tích đúng sai. Ông này thừa nhận có "hơi nóng giận" mà hành xử với vợ như vậy.

"Tuy nhiên, đến giờ cả hai vợ chồng bà B vẫn hạnh phúc lắm", chị Phương chia sẻ.

Mỗi lần hoà giải có kết quả khả quan, chị coi đó như là một phần thưởng về mặt tinh thần dành cho mình. Thế nên, dù đêm khuya, gà gáy, mỗi khi thấy ai cần mình, chị đều không quản mưa gió, sương đêm, xuống tận nơi giúp đỡ mọi người.

Mà chuyện đi cả đêm đôi khi xảy ra như cơm bữa với chị Phương. Bởi hầu hết các buổi hòa giải đều diễn ra vào buổi tối hay những vụ việc liên quan tới bạo lực gia đình thường diễn ra đêm khuya.

Có những vụ, người vợ kiên quyết không cho các chị về vì “nếu các chị về, chồng em giết em thì sao”…

“Thế là cả đêm mình ở dưới đó để động viên, sau đó còn tìm chỗ cho người vợ ở tạm. Sắp xếp xong thì cũng sang ngày mới”, chị Phương chia sẻ.

Từ năm 2019 đến nay, chị Phương và hòa giải viên trong Tổ đã tiếp nhận và tiến hành hòa giải được 16 vụ việc, trong đó hòa giải thành 15 vụ.

Bên cạnh đó, Tổ hòa giải thôn Na Mạ 1 còn phối hợp với Tổ hòa giải thôn Na Mạ 2 tổ chức hòa giải thành 3 vụ việc tranh chấp đất giữa người dân 2 thôn với nhau.

Ngoài ra, chị Phương và các thành viên khác còn tự hòa giải nhiều vụ việc thành công mà chưa cần đưa ra Tổ hòa giải hoặc phải đưa ra xã.

Theo lời chị Phương, việc hòa giải đã ăn sâu vào máu thịt, trở thành bản năng của chị. Chị luôn sẵn lòng lắng nghe những chia sẻ của mọi người về cuộc sống, gia đình, sau đó chị tìm cách gỡ rối giúp họ.

Nhờ những đóng góp của mình, chị Phương được nhận Bằng khen của UBND tỉnh và Chủ tịch tỉnh Lào Cai (năm 2021) trao tặng.

Quang Việt - Vân Thanh
TIN LIÊN QUAN

Bài học đoàn kết dân tộc và vận dụng trong “cuộc chiến” chống COVID-19

Phạm Đông |

Hơn một năm qua, kể từ khi đại dịch COVID -19 bùng phát đầu năm 2020, chưa bao giờ từ tinh thần đoàn kết của dân tộc lại được nhắc đến nhiều như vậy. Hơn lúc nào hết, tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam đã, đang và sẽ được phát huy bằng sức mạnh để đẩy lùi đại dịch, sớm trở về cuộc sống bình yên.

Phát huy mạnh mẽ truyền thống đoàn kết, tinh thần tương thân, tương ái

Phạm Đông |

Trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội tiếp tục thực hiện nhiều biện pháp hỗ trợ những người lao động có hoàn cảnh khó khăn. Điều này đã thể hiện truyền thống đại đoàn kết của dân tộc, động viên công nhân viên lao động khắc phục khó khăn vươn lên trong cuộc sống.

Xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc từ những cá nhân lao động tiêu biểu

PHẠM ĐÔNG |

Trong quá khứ, giai cấp công nhân là đội ngũ tiên phong, lực lượng nòng cốt để tiến hành cuộc Cách mạng giải phóng dân tộc vĩ đại. Đến nay, lực lượng này cũng đang tích cực trong hoạt động sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội cùng với đó phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân trong thực hiện nhiệm vụ.

Bài học đoàn kết dân tộc và vận dụng trong “cuộc chiến” chống COVID-19

Phạm Đông |

Hơn một năm qua, kể từ khi đại dịch COVID -19 bùng phát đầu năm 2020, chưa bao giờ từ tinh thần đoàn kết của dân tộc lại được nhắc đến nhiều như vậy. Hơn lúc nào hết, tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam đã, đang và sẽ được phát huy bằng sức mạnh để đẩy lùi đại dịch, sớm trở về cuộc sống bình yên.

Phát huy mạnh mẽ truyền thống đoàn kết, tinh thần tương thân, tương ái

Phạm Đông |

Trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội tiếp tục thực hiện nhiều biện pháp hỗ trợ những người lao động có hoàn cảnh khó khăn. Điều này đã thể hiện truyền thống đại đoàn kết của dân tộc, động viên công nhân viên lao động khắc phục khó khăn vươn lên trong cuộc sống.

Xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc từ những cá nhân lao động tiêu biểu

PHẠM ĐÔNG |

Trong quá khứ, giai cấp công nhân là đội ngũ tiên phong, lực lượng nòng cốt để tiến hành cuộc Cách mạng giải phóng dân tộc vĩ đại. Đến nay, lực lượng này cũng đang tích cực trong hoạt động sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội cùng với đó phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân trong thực hiện nhiệm vụ.