Bài học đoàn kết dân tộc và vận dụng trong “cuộc chiến” chống COVID-19

Phạm Đông |

Hơn một năm qua, kể từ khi đại dịch COVID -19 bùng phát đầu năm 2020, chưa bao giờ từ tinh thần đoàn kết của dân tộc lại được nhắc đến nhiều như vậy. Hơn lúc nào hết, tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam đã, đang và sẽ được phát huy bằng sức mạnh để đẩy lùi đại dịch, sớm trở về cuộc sống bình yên.

Người lao động chung sức đẩy lùi dịch bệnh

Đại dịch COVID-19 đang đe dọa nghiêm trọng an toàn và sức khỏe của người dân. Mất việc, không có thu nhập, rất nhiều người lao động ở Hà Nội đang mắc kẹt ở thị thành. Tuy nhiên, bằng tinh thần và trách nhiệm của mình, nhiều người lao động mất việc đã chung tay với chính quyền đẩy lùi dịch COVID-19.

Từ khi thành phố Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội, anh Nguyễn Trong Hoạt (nhà 37, ngõ 238 Âu Cơ, phường Quảng An, quận Tây Hồ) phải tạm dừng công việc của mình để thực hiện chủ trương “ai ở đâu ở đấy”, cùng Thành phố và cả nước phòng, chống dịch hiệu quả.

Theo chia sẻ của anh Hoạt, trước khi dịch COVID-19 bùng phát, anh buôn bán tại chợ hoa Quảng An. Dịch bệnh đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt của đời sống xã hội và cuộc sống của người dân trên địa bàn. Do vậy, khi phường Quảng An kêu gọi người dân tham gia công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn, bản thân anh đã xung phong đăng ký.

Bản thân anh Hoạt xung phong tham gia chốt trực cùng với chính quyền địa phương trên địa bàn với mong muốn sớm đẩy lùi dịch bệnh để cuộc sống sớm quay trở lại trạng thái bình thường… người dân yên tâm lao động, sản xuất phát triển kinh tế.

Người lao động mất việc tham gia hỗ trợ công tác chốt trực vùng xanh tại phường Quảng An. Ảnh: Công Trình
Người lao động mất việc tham gia hỗ trợ công tác chốt trực vùng xanh tại phường Quảng An. Ảnh: Công Trình

Cùng tham gia phòng chống dịch tại nơi sinh sống, anh Lý Văn Quyên (Vị Xuyên, Hà Giang), một công nhân xây dựng tại phường Quảng An chia sẻ, là một người lao động, có sức khỏe nay phải ở yên một chỗ nhìn những người đáng tuổi cha, chú mình tham gia chốt trực chống dịch, những người như anh rất áy náy.

"Khi UBND phường Quảng An kêu gọi, gần chục anh em chúng tôi đều hăng hái nhận nhiệm vụ. Hiện, tôi và các anh em khác đều tham gia chốt trực các vùng xanh trên địa bàn từ trong các khung giờ từ 22 giờ đến 2 giờ sáng và từ 2 giờ đến 6 giờ” – anh Quyên chia sẻ.

Phó Chủ tịch UBND quận Tây Hồ Hoàng Tuấn Anh chia sẻ, thời gian vừa qua, công tác phòng, chống dịch COVID-19, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn quận đã từng bước phát huy được hiệu quả, được Nhân dân, dư luận đánh giá cao.

Theo ông Hoàng Tuấn Anh, để đạt được những kết quả kể trên, ngoài sự vào cuộc quyết liệt của các đơn vị chức năng từ quận đến phường, hệ thống chính trị khu dân cư, nhân dân trên địa bàn… phải kể đến sự đóng góp của những người lao động bị “mắc kẹt” ở Hà Nội, người lao động tự do và các bạn sinh viên trên địa bàn.

Được biết, đến thời điểm này, phường Quảng An đã huy động được 29 công nhân lao động tự do tạm mất việc do ảnh hưởng của dịch COVID-19 tham gia trực các chốt "vùng xanh" an toàn trên địa bàn.

“Cuộc chiến chống dịch COVID-19 sẽ còn kéo dài, do đó, quận Tây Hồ rất cảm ơn và mong nhận được nhiều hơn nữa sự hỗ trợ của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là những người lao động ngoại tỉnh đang “mắc kẹt” tại địa bàn trong công tác phòng, chống dịch bệnh” – Phó Chủ tịch UBND quận Tây Hồ nhấn mạnh.

Nhiều sinh viên, người lao động mất việc, gặp khó khăn do dịch bệnh được hỗ trợ. Ảnh: P.Đ
Nhiều sinh viên, người lao động mất việc, gặp khó khăn do dịch bệnh được hỗ trợ. Ảnh: P.Đ

San sẻ, đoàn kết vượt qua đại dịch

Từ ngày Hà Nội giãn cách và kiểm soát chặt việc đi lại, hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn TP Hà Nội đã phải tạm dừng hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc hạn chế hoạt động để đảm bảo công tác an toàn phòng dịch. Tuy nhiên, giữa lúc khó khăn, cuộc sống của họ đỡ nhiều nhờ sự giúp đỡ của các cá nhân, hội nhóm với tinh thần tương thân tương ái. 

Tại xã Võng La (Đông Anh), chủ nhà trọ Nguyễn Trọng Hào chia sẻ, ông và gia đình quyết định miễn giảm 100% tiền thuê phòng tháng 8, 9 cho 20 phòng trọ (650.000đ/phòng) đang cho công nhân thuê. Ngoài ra, ông còn tặng mỗi phòng trọ từ 5-10kg gạo và một số nhu yếu phẩm cần thiết như dầu ăn, nước mắm, muối, lạc cho công nhân, với tinh thần không để người lao động nào thuê trọ của gia đình ông bị đói, thiếu ăn. 

“Sắp tới tôi và gia đình tiếp tục có những phương án hỗ trợ công nhân thuê trọ bằng tiềm lực của gia đình và vận động xã hội hóa để cấp lương thực, thực phẩm cho họ. Tôi coi họ như con cháu trong gia đình. Công nhân khó khăn thì tôi cũng cảm thấy trăn trở" - ông Hào nói.

Cũng theo ông Hào, chính trong thời điểm này, chúng ta cần được chứng kiến một Việt Nam đồng sức, đồng lòng, đoàn kết và nỗ lực vượt qua dịch bệnh.

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội Nguyễn Lan Hương trao hỗ trợ cho trường hợp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Ảnh: P.Đ
Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội Nguyễn Lan Hương trao hỗ trợ cho trường hợp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Ảnh: P.Đ

Được biết, trong thời gian qua, các cấp Công đoàn huyện Đông Anh đã phối hợp với chính quyền vận động các chủ nhà trọ miễn, giảm giá tiền phòng, hỗ trợ tiền điện, nước và các nhu yếu phẩm cho người lao động.

Theo Chủ tịch LĐLĐ huyện Đông Anh Nguyễn Văn Hoa, các cấp Công đoàn huyện Đông Anh đã chủ động phối hợp với chính quyền để kêu gọi, vận động từng chủ nhà trọ miễn, giảm giá thuê trọ cho công nhân. 

Tính tới thời điểm hiện tại, có hơn 1.300 chủ nhà trọ trên địa bàn xã Kim Chung, Hải Bối, Đại Mạc, Võng La (huyện Đông Anh) đã quyết định giảm giá thuê trọ cho trên 9.000 phòng trọ, với tổng giá trị trên 5 tỉ đồng. Mỗi phòng được giảm ít nhất 50%, thậm chí miễn giá thuê phòng cho công nhân. 

Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Giáo hội Phật giáo Việt Nam đi đầu xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc

VƯƠNG TRẦN |

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc mong muốn và đặt nhiều niềm tin Giáo hội Phật giáo Việt Nam cùng tăng ni, Phật tử cả nước sẽ tiếp tục thể hiện vai trò, uy tín của mình trong việc tăng cường xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết các tôn giáo.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam đồng hành cùng khát vọng phát triển đất nước

Vương Trần |

Đại lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam được tổ chức theo hình thức trực tuyến với chủ đề: “40 năm Giáo hội Phật giáo Việt Nam: Hội nhập và phát triển cùng đất nước”.

Văn phòng II Trung ương Giáo hội Kỷ niệm 40 năm Giáo hội Phật giáo VN

HUÂN CAO |

TPHCM - Sáng 7.11, tại Văn phòng II Trương ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (Thiền viện Quảng Đức, quận 3, TPHCM) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN).

Giáo hội Phật giáo Việt Nam đi đầu xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc

VƯƠNG TRẦN |

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc mong muốn và đặt nhiều niềm tin Giáo hội Phật giáo Việt Nam cùng tăng ni, Phật tử cả nước sẽ tiếp tục thể hiện vai trò, uy tín của mình trong việc tăng cường xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết các tôn giáo.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam đồng hành cùng khát vọng phát triển đất nước

Vương Trần |

Đại lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam được tổ chức theo hình thức trực tuyến với chủ đề: “40 năm Giáo hội Phật giáo Việt Nam: Hội nhập và phát triển cùng đất nước”.

Văn phòng II Trung ương Giáo hội Kỷ niệm 40 năm Giáo hội Phật giáo VN

HUÂN CAO |

TPHCM - Sáng 7.11, tại Văn phòng II Trương ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (Thiền viện Quảng Đức, quận 3, TPHCM) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN).