Phát huy mạnh mẽ truyền thống đoàn kết, tinh thần tương thân, tương ái

Phạm Đông |

Trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội tiếp tục thực hiện nhiều biện pháp hỗ trợ những người lao động có hoàn cảnh khó khăn. Điều này đã thể hiện truyền thống đại đoàn kết của dân tộc, động viên công nhân viên lao động khắc phục khó khăn vươn lên trong cuộc sống.

San sẻ khó khăn, hỗ trợ người lao động khó khăn

Làn sóng dịch bệnh COVID-19 đã tác động đến mọi mặt của đời sống người dân trong tỉnh. Một trong những đối tượng đang gặp nhiều khó khăn hiện nay là lực lượng lớn công nhân lao động nhập cư, lao động tự do đang tạm trú tại các khu nhà trọ. Trước tình hình đó, LĐLĐ các địa phương đã tiếp tục thực hiện nhiều biện pháp hỗ trợ những người lao động có hoàn cảnh khó khăn.

Trong đó, ngày 14.8, LĐLĐ Thành phố Hồ Chí Minh triển khai chương trình hỗ trợ 150.000 suất nhu yếu phẩm cho công nhân lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 với tổng số tiền 22,5 tỉ đồng.

LĐLĐ Thành phố cũng phân bổ mỗi địa phương thực hiện bình quân từ 5.000-10.000 suất nhu yếu phẩm chăm lo đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, ngoại trừ Cần Giờ 1.000 suất.

Đại diện LĐLĐ quận Bình Thạnh trao quà cho công nhân ở trọ, người nghèo trong khu phong tỏa.
Đại diện LĐLĐ quận Bình Thạnh trao quà cho công nhân ở trọ, người nghèo trong khu phong tỏa.

Tại Hà Nội, thấu hiểu được những khó khăn, vất vả của người lao động, LĐLĐ huyện Ứng Hoà đã đề nghị LĐLĐ thành phố hỗ trợ 100 suất quà cho 100 CNLĐ từ chương trình “Xe buýt siêu thị 0 đồng”; LĐLĐ huyện trao 106 suất quà cho 106 CNLĐ doanh nghiệp bị ngừng việc, mất việc và CNVCLĐ bị cách ly y tế có hoàn cảnh khó khăn với số tiền 54 triệu đồng.

Để chung tay góp sức đẩy lùi dịch bệnh, LĐLĐ huyện ủng hộ Quỹ phòng chống dịch bệnh và Quỹ vaccine phòng dịch COVID-19 với số tiền 20 triệu đồng. Chỉ đạo các CĐCS trao tặng hơn 6 nghìn Tấm chắn giọt bắn cho cán bộ, chiến sỹ làm nhiệm vụ tại các chốt kiểm soát dịch và tiểu thương trên địa bàn huyện, trị giá hơn 90 triệu đồng.

Tính từ 27.4 đến nay, các cấp Công đoàn Thủ đô đã chi gần 38 tỉ đồng và huy động xã hội hóa trên 90 tỉ đồng để chăm lo cho người lao động khó khăn, người lao động trong các khu cách ly tập trung; hỗ trợ các lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch; ủng hộ Quỹ vaccine phòng COVID-19, Quỹ phòng, chống dịch COVID-19 của thành phố.

Bên cạnh đó, các cấp Công đoàn đã phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND các quận, huyện, thị xã tăng cường tuyên truyền, thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn do dịch COVID-19 theo Nghị quyết số 68 của Chính phủ.

Thống kê đến 17h ngày 11.8, thành phố đã hỗ trợ 1.308 người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương, với số tiền hỗ trợ gần 3,78 tỉ đồng; hỗ trợ 25 người lao động ngừng việc với số tiền là 25 triệu đồng. Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố Hà Nội hỗ trợ người sử dụng lao động vay trên 5,5 tỉ đồng để trả lương ngừng việc cho 1.246 lao động phải ngừng việc do ảnh hưởng bởi đại dịch.

Lan toả tinh thần đoàn kết

Hướng đến mục tiêu không để ai bị bỏ lại phía sau, Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội Nguyễn Phi Thường đề nghị Công đoàn cơ sở và Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở tiếp tục quan tâm, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người lao động để bảo vệ quyền lợi và kịp thời có các hoạt động chăm lo thiết thực, phù hợp với nhu cầu của người lao động.

“Nhiệm vụ quan trọng nhất là giữ nhà máy an toàn, không để đứt gãy chuỗi sản xuất, sáng tạo, linh hoạt trong mọi tình huống, nhân lên nhiều “vùng xanh” trong doanh nghiệp”, ông Nguyễn Phi Thường nhấn mạnh.

Hà Nội hỗ trợ cho người lao động tự do bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Ảnh: Tú Linh
Hà Nội hỗ trợ cho người lao động tự do bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Ảnh: Tú Linh

TS Nguyễn Ánh Hồng - Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho rằng dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, nhiều địa phương phải phong tỏa, nhiều công ty phải tạm ngừng sản xuất để thực hiện các yêu cầu về phòng, chống dịch; kéo theo đó, nhiều công nhân lao động, lao động tự do phải tạm ngừng việc, thậm chí thất nghiệp…

Ngược lại, việc thu nhập bị cắt giảm trong khi vẫn còn đó gánh nặng về chi phí sinh hoạt khiến nhiều công nhân thật sự đang rất khó khăn. Do đó, mọi sự hỗ trợ, sẻ chia đến với người dân khó khăn nói chung, đặc biệt là công nhân lao động xa quê tại khu vực nhà trọ nói riêng trong thời điểm này điều vô cùng đáng quý.

Theo bà Hồng, hơn lúc nào hết, hiện nay các cấp công đoàn và người lao động cần phát huy mạnh mẽ truyền thống đoàn kết, tinh thần "tương thân, tương ái". Bên cạnh đó, cần vận động các hộ khá giả giúp đỡ hộ nghèo; xây dựng, nhân rộng các mô hình tốt, sáng kiến hay về giảm nghèo bền vững.

Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Giáo hội Phật giáo Việt Nam đi đầu xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc

VƯƠNG TRẦN |

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc mong muốn và đặt nhiều niềm tin Giáo hội Phật giáo Việt Nam cùng tăng ni, Phật tử cả nước sẽ tiếp tục thể hiện vai trò, uy tín của mình trong việc tăng cường xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết các tôn giáo.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam đồng hành cùng khát vọng phát triển đất nước

Vương Trần |

Đại lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam được tổ chức theo hình thức trực tuyến với chủ đề: “40 năm Giáo hội Phật giáo Việt Nam: Hội nhập và phát triển cùng đất nước”.

Văn phòng II Trung ương Giáo hội Kỷ niệm 40 năm Giáo hội Phật giáo VN

HUÂN CAO |

TPHCM - Sáng 7.11, tại Văn phòng II Trương ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (Thiền viện Quảng Đức, quận 3, TPHCM) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN).

Giáo hội Phật giáo Việt Nam đi đầu xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc

VƯƠNG TRẦN |

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc mong muốn và đặt nhiều niềm tin Giáo hội Phật giáo Việt Nam cùng tăng ni, Phật tử cả nước sẽ tiếp tục thể hiện vai trò, uy tín của mình trong việc tăng cường xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết các tôn giáo.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam đồng hành cùng khát vọng phát triển đất nước

Vương Trần |

Đại lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam được tổ chức theo hình thức trực tuyến với chủ đề: “40 năm Giáo hội Phật giáo Việt Nam: Hội nhập và phát triển cùng đất nước”.

Văn phòng II Trung ương Giáo hội Kỷ niệm 40 năm Giáo hội Phật giáo VN

HUÂN CAO |

TPHCM - Sáng 7.11, tại Văn phòng II Trương ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (Thiền viện Quảng Đức, quận 3, TPHCM) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN).