Phát huy vai trò của chức sắc, người Khmer có uy tín để phát triển Bạc Liêu

Thanh Hà |

Lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu mong muốn với trọng trách và uy tín của mình, các vị chức sắc, người có uy tín trong đồng bào dân tộc Khmer tiếp tục đồng hành cùng cấp ủy, chính quyền, động viên đồng bào chấp hành nghiêm chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước; tham gia thực hiện tốt các phong trào thi đua phát triển kinh tế - xã hội... 

Ngày 13.6, Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân, Uỷ ban Nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bạc Liêu tổ chức gặp mặt chức sắc, người có uy tín trong đồng bào dân tộc Khmer. Hoạt động này nhằm chuẩn bị cho Đại hội Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Bạc Liêu lần thứ VII, nhiệm kỳ 2023-2028, theo TTXVN. 

Phát biểu tại buổi họp mặt, Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu Lữ Văn Hùng chia sẻ, với sự nỗ lực, quyết tâm chính trị cao của cả hệ thống chính trị và nhân dân, cùng sự giúp đỡ của trung ương, kinh tế - xã hội của Bạc Liêu phát triển và đạt được nhiều kết quả khá toàn diện.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế hằng năm đạt khá (năm 2021 đạt 5,05%; năm 2022 đạt 9,6%; quý I năm 2023 đạt 7,01%); thu nhập bình quân đầu người liên tục tăng, năm 2022 đạt trên 60 triệu đồng/người/năm. Tỉnh hiện có 15 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 3 xã nông thôn mới kiểu mẫu; 1 huyện và 1 thành phố được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

Các lĩnh vực văn hóa, giáo dục - đào tạo, y tế đạt nhiều kết quả quan trọng; công tác an sinh xã hội được đảm bảo; quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên, bộ mặt từ thành thị đến nông thôn ngày càng khởi sắc.

Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu nhấn mạnh, có được thành quả trên là nhờ sự chung sức, chung lòng của toàn Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh, trong đó có đóng góp quan trọng của đồng bào dân tộc Khmer, nhất là các vị chức sắc, chức việc, người có uy tín.

Các vị đã tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc Khmer trong tỉnh luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, chấp hành tốt chính sách, pháp luật, quy định của nhà nước, của tỉnh; đồng tình ủng hộ việc triển khai thực hiện nhiều chương trình, dự án, chính sách của trung ương, của tỉnh trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số; đoàn kết, gắn bó với các dân tộc khác, tích cực sản xuất, tham gia vào các hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể.

Từ đó, đời sống vật chất, tinh thần được nâng lên, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh của địa phương.

Ông Lữ Văn Hùng mong muốn với trọng trách và uy tín của mình, các vị chức sắc, người có uy tín trong đồng bào dân tộc Khmer tiếp tục đồng hành cùng cấp ủy, chính quyền, động viên đồng bào chấp hành nghiêm chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước; tham gia thực hiện tốt các phong trào thi đua phát triển kinh tế - xã hội; tích cực tham gia công tác an sinh xã hội, chăm lo cho người nghèo..., góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của địa phương.

Thay mặt các vị chức sắc, người có uy tín trong đồng bào dân tộc Khmer, Hòa thượng Hữu Hinh, Chủ tịch Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Bạc Liêu, Trụ trì chùa Cù Lao, cảm ơn sự quan tâm của Đảng, chính quyền đối với đồng bào Khmer; đồng thời khẳng định từ trước đến nay, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số trước sau như một.

Từ khi đất nước độc lập, thống nhất đến nay, tất cả 22 ngôi chùa Phật giáo Nam tông trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu đều được chính quyền các cấp hỗ trợ, tạo điều kiện tu sửa. Riêng trong năm nay, tỉnh Bạc Liêu đã hỗ trợ đầu tư xây dựng trường học ở chùa Kos Thum, huyện Hồng Dân; xây dựng mới và sửa chữa tất cả lò hỏa táng ở các chùa Phật giáo Nam tông Khmer; tạo điều kiện để các chùa mở lớp dạy chữ Khmer cho học sinh, các lớp giáo lý Pali cho chư tăng.

Dịp này, lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu đã trao tặng các phần quà đến các vị chức sắc, người có uy tín trong đồng bào Khmer.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Lai Châu phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Theo TTXVN |

Lai Châu là tỉnh vùng cao biên giới phía Tây Bắc của Tổ quốc có 20 dân tộc sinh sống với gần 85% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số. Những năm qua, tỉnh luôn quan tâm thực hiện hiệu quả các chương trình, chính sách nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn.

Công đoàn EVNHANOI tăng cường tinh thần đoàn kết

Hà Anh |

Trong Tháng Công nhân năm 2023, các cấp Công đoàn Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (EVNHANOI) tập trung triển khai nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả hướng về người lao động.

Việt Nam quan tâm phát triển vùng đồng bào Khmer

Khánh Minh |

Ngày 2.6, báo Tia sáng Campuchia (Rasmei Kampuchea) - một trong những cơ quan báo chí uy tín và lâu đời nhất ở Campuchia - đăng bài viết “Việt Nam quan tâm tạo sinh kế bền vững gắn với bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Khmer”.

Lai Châu phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Theo TTXVN |

Lai Châu là tỉnh vùng cao biên giới phía Tây Bắc của Tổ quốc có 20 dân tộc sinh sống với gần 85% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số. Những năm qua, tỉnh luôn quan tâm thực hiện hiệu quả các chương trình, chính sách nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn.

Công đoàn EVNHANOI tăng cường tinh thần đoàn kết

Hà Anh |

Trong Tháng Công nhân năm 2023, các cấp Công đoàn Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (EVNHANOI) tập trung triển khai nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả hướng về người lao động.

Việt Nam quan tâm phát triển vùng đồng bào Khmer

Khánh Minh |

Ngày 2.6, báo Tia sáng Campuchia (Rasmei Kampuchea) - một trong những cơ quan báo chí uy tín và lâu đời nhất ở Campuchia - đăng bài viết “Việt Nam quan tâm tạo sinh kế bền vững gắn với bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Khmer”.