Khơi dậy khát vọng cống hiến của thế hệ trẻ Việt Nam trên khắp năm châu

PHẠM ĐÔNG |

Tổng Thư ký Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (UBTƯ MTTQ) Việt Nam Lê Tiến Châu mong rằng, các bạn học sinh, sinh viên dù sinh sống, học tập tại bất kỳ quốc gia nào trên thế giới thì luôn giữ được ý chí, tinh thần đoàn kết của người Việt Nam. Đây cũng là nguồn động viên cổ vũ để người Việt Nam dù ở đâu vẫn luôn sống xứng đáng với cội nguồn của mình.

Khơi dậy khát vọng cống hiến 

Ngày 20.7, tại Hà Nội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch – Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Lê Tiến Châu gặp mặt Đoàn đại biểu kiều bào trẻ tham dự “Trại hè Việt Nam năm 2022”.

Chia sẻ về ý nghĩa của chương trình, Thứ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài cho biết, trại hè Việt Nam do Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao tổ chức từ năm 2004, đến nay đã trở thành điểm hẹn không thể thiếu của thanh niên, sinh viên Việt Nam ở nước ngoài.

Đây là hoạt động có ý nghĩa, là dịp để các bạn trẻ trải nhiệm cuộc sống ở Việt Nam, được tìm hiểu về truyền thống văn hóa, lịch sử của dân tộc; đồng thời giao lưu, gặp gỡ với thanh niên, sinh viên trong nước.

Trại hè Việt Nam năm 2022 quy tụ hơn 100 học sinh, sinh viên tiêu biểu là người Việt Nam ở hơn 20 quốc gia về tham gia. Đây là những em có thành tích nổi bật trong học tập, tập hợp đoàn kết cộng đồng, có những hoạt động nổi bật hướng về quê hương đất nước.

Chương trình kéo dài 16 ngày đi qua 9 tỉnh thành kéo dài từ Bắc vào Nam. Trong thời gian này các em sẽ được tham quan, nghiên cứu về văn hóa, lịch sử, đất nước, con người Việt Nam. Qua những trải nhiệm thực tế đó để các em thêm hiểu, yêu thương gắn bó với quê hương, đất nước nhiều hơn.

Ông Phạm Quang Hiệu kỳ vọng, với những trải nhiệm thực tế trong thời gian tham gia Trại hè Việt Nam năm 2022, các em sẽ thêm gắn bó, tự hào với Tổ quốc, khơi dậy khát vọng cống hiến của thế hệ trẻ khắp 5 châu cho đất nước Việt Nam.

Tại buổi gặp mặt đầy ý nghĩa này, các bạn học sinh, sinh viên đã cũng chia sẻ những cảm xúc, niềm vinh dự khi được đại diện cho thế hệ trẻ đang sinh sống ở nước ngoài được trở về với quê hương.

Em Phan Thị Ngọc Ánh, 18 tuổi, đến từ Ukraine. Ảnh: Phạm Đông
Em Phan Thị Ngọc Ánh, 18 tuổi, đến từ Ukraine. Ảnh: Phạm Đông

Trong hơn 100 thành viên, Phan Thị Ngọc Ánh (18 tuổi) là một thành viên rất đặc biệt. Em cùng gia đình sinh sống tại Ukraine. Ngọc Ánh mới trở về Việt Nam từ tháng 3 năm 2022 trên chuyến bay bảo trợ công dân của Việt Nam.

“Khi chiến sự xảy ra tại Ukraine, nhiều gia đình người Việt đã di chuyển sang các nước lân cận như Rumani, Moldova,… để đợi các chuyến bay cứu trợ về nước. Cảm ơn các bác lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã quan tâm, tạo điều kiện để gia đình người Việt tại Ukaine được trở về Việt Nam. Đây cũng là cơ hội đặc biệt để cháu được tham gia Trại hè Việt Nam và có cơ hội để hiểu hơn về văn hóa, con người đất nước mình”, em Phan Thị Ngọc Ánh bày tỏ.

Còn với em Hoàng Thảo Sandra (19 tuổi), sinh ra và lớn lên tại Cộng Hòa Séc, hiện đang sinh sống và học tập tại Vương Quốc Anh, chương trình Trại Hè Việt Nam là một sân chơi bổ ích cho thế hệ trẻ kiều bào và ý nghĩa hơn là khơi dậy lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc qua hành trình xuyên Việt từ Bắc vào Nam.

Hoàng Thảo Sandra cho biết, thanh niên sinh viên ở nước ngoài luôn luôn hướng về quê hương cội nguồn, với mong muốn được góp phần xây dựng đất nước. Nguyện vọng đầu tiên của chúng em là trở thành những đại diện thế hệ trẻ cho những lĩnh vực như văn hóa, ngoại giao và kinh tế của nước Việt Nam tại nước ngoài.

Nói về những nguyện vọng của thế hệ kiều bào, Hoàng Thảo Sandra chia sẻ mong muốn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sẽ quan tâm nhiều hơn đến lực lượng thanh niên sinh viên Việt Nam ở nước ngoài- đặc biệt là thế hệ con em Việt kiều, những người sinh ra và lớn lên ở nước ngoài để hiểu biết hơn về ngôn ngữ, văn hóa và đất nước Việt Nam.

Ngoài ra, tạo thêm những sân chơi cho thanh niên sinh viên có được nhiều cơ hội để về quê hương vào dịp nghỉ hè để giao lưu và học hỏi với các bạn trẻ người Việt Nam ở trong và ngoài nước, từ đó cùng nhau xây dựng tổ quốc ngày càng giàu đẹp hơn.

Góp sức xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu đẹp, văn minh

Tại buổi gặp mặt, Phó Chủ tịch – Tổng Thư ký UBTƯ MTTQ Việt Nam Lê Tiến Châu chia sẻ, đây là cơ hội đặc biệt để gặp gỡ và lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của hơn 100 bạn trẻ đến từ hơn 20 quốc gia trên thế giới tại UBTƯ MTTQ Việt Nam - ngôi nhà chung của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Bởi lẽ các em chính là những đại sứ của đất nước Việt Nam trong tương lai, là đại diện cho hơn 5,3 triệu người Việt Nam trên toàn thế giới.

Với chuỗi các hoạt động kéo dài 16 ngày đi qua 9 tỉnh thành kéo dài từ Bắc vào Nam, Phó Chủ tịch – Tổng Thư ký Lê Tiến Châu cho rằng, chuỗi hoạt động này sẽ mang lại cho các em nhiều trải nhiệm đáng nhớ thông qua các hoạt động thăm quan, tìm hiểu về văn hóa, truyền thống lịch sử của đất nước, về tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc.

Đặc biệt đây cũng chính là dịp để mỗi học sinh, sinh viên được trở về với cội nguồn, được tham gia các hoạt động ý nghĩa như tri ân, đền ơn đáp nghĩa, tham gia các hoạt động thiện nguyện với thanh niên địa phương…

Quang cảnh buổi gặp mặt.
Quang cảnh buổi gặp mặt.
Quang cảnh buổi gặp mặt.

Ông Lê Tiến Châu mong rằng các bạn học sinh, sinh viên dù sinh sống, học tập tại bất kỳ quốc gia nào trên thế giới thì luôn giữ được ý chí, tinh thần đoàn kết của người Việt Nam. Đây cũng là nguồn động viên cổ vũ để người Việt Nam dù ở đâu vẫn luôn sống xứng đáng với cội nguồn của mình, giữ được nét văn hóa truyền thống, tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái của dân tộc Việt Nam.

“Mong rằng các bạn trẻ sẽ tiếp tục nỗ lực, thành công hơn trong con đường học tập để có hành trang đầy đủ, vững chắc góp sức cho nước sở tại và góp sức mình cùng xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu đẹp, văn minh”, ông Lê Tiến Châu kỳ vọng.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Tọa đàm với cộng đồng người Việt Nam tại Séc về chính sách quốc tịch

Khánh Minh |

Chiều ngày 12.7.2022, Tọa đàm với cộng đồng người Việt Nam tại Séc về chính sách pháp luật quốc tịch đã được tổ chức tại trụ sở Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, kết nối với thành phố Praha và nhiều địa phương của Cộng hoà Séc.

Dành nhiều nguồn lực đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc và miền núi Thủ đô

PHẠM ĐÔNG |

Việc đầu tư, dành nhiều nguồn lực đã góp phần đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô. Từ đó thu hẹp dần, tiến tới không còn khoảng cách về mức sống, thu nhập của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi so với vùng nông thôn khu vực ngoại thành Hà Nội.

Đánh thức khát vọng làm giàu: Cô gái người Giáy khởi nghiệp từ dược liệu

Vương Trần - Kim Anh |

Đang làm một công việc ổn định trong xã, chị Vũ Thị Nhung (sinh năm 1991, dân tộc Giáy) quyết định nghỉ việc để khởi nghiệp với cây dược liệu và cây ăn quả ôn đới. Từ đó, chị không chỉ giúp bà con trong xã có nguồn thu nhập ổn định mà còn thay đổi trong cách nghĩ, cách làm của bà con khi phát triển nông nghiệp.

Tọa đàm với cộng đồng người Việt Nam tại Séc về chính sách quốc tịch

Khánh Minh |

Chiều ngày 12.7.2022, Tọa đàm với cộng đồng người Việt Nam tại Séc về chính sách pháp luật quốc tịch đã được tổ chức tại trụ sở Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, kết nối với thành phố Praha và nhiều địa phương của Cộng hoà Séc.

Dành nhiều nguồn lực đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc và miền núi Thủ đô

PHẠM ĐÔNG |

Việc đầu tư, dành nhiều nguồn lực đã góp phần đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô. Từ đó thu hẹp dần, tiến tới không còn khoảng cách về mức sống, thu nhập của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi so với vùng nông thôn khu vực ngoại thành Hà Nội.

Đánh thức khát vọng làm giàu: Cô gái người Giáy khởi nghiệp từ dược liệu

Vương Trần - Kim Anh |

Đang làm một công việc ổn định trong xã, chị Vũ Thị Nhung (sinh năm 1991, dân tộc Giáy) quyết định nghỉ việc để khởi nghiệp với cây dược liệu và cây ăn quả ôn đới. Từ đó, chị không chỉ giúp bà con trong xã có nguồn thu nhập ổn định mà còn thay đổi trong cách nghĩ, cách làm của bà con khi phát triển nông nghiệp.