Mùa xuân bàn về sức mạnh nội sinh của dân tộc

QUANG MINH |

Năm 2022 là một năm quan trọng, năm thứ hai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng XIII, năm khẳng định những nỗ lực vươn lên của đất nước và dân tộc sau những khó khăn, thách thức thể hiện sức mạnh nội sinh to lớn của đất nước và của từng người dân đất Việt. Sức mạnh đó đã được khẳng định là từ mạch nguồn văn hoá của dân tộc.

Văn hoá gắn với hưởng thụ và hạnh phúc của nhân dân

Tháng 5.2021, kỷ niệm 131 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19.5.1890 - 19.5.2021) và bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam - có bài viết quan trọng: "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam".

Đây là bài viết được đánh giá rất cao cả về lý luận lẫn thực tiễn, chỉ ra nhiều vấn đề và giải pháp cấp bách của đất nước, nêu rõ và khẳng định con đường mà cách mạng Việt Nam đã chọn.

Trong bài viết, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh giá trị văn hoá: “Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân Việt Nam đang phấn đấu xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới.

Để thực hiện được mục tiêu đó, chúng ta phải: Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức; Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; Bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp với sức mạnh thời đại; Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện”.

Nhấn mạnh tầm quan trọng của văn hoá, Tổng Bí thư viết: “Chúng ta coi văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc; xác định phát triển văn hóa đồng bộ, hài hòa với tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội là một định hướng căn bản của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, một nền văn hóa thống nhất trong đa dạng, dựa trên các giá trị tiến bộ, nhân văn; chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần xã hội, kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của tất cả các dân tộc trong nước, tiếp thu những thành tựu, tinh hoa văn hóa nhân loại, phấn đấu xây dựng một xã hội văn minh, lành mạnh vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người, với trình độ tri thức, đạo đức, thể lực, lối sống và thẩm mỹ ngày càng cao.

Chúng ta xác định: Con người giữ vị trí trung tâm trong chiến lược phát triển; phát triển văn hóa, xây dựng con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc đổi mới; phát triển giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ là quốc sách hàng đầu; bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn, là tiêu chí để phát triển bền vững; xây dựng gia đình hạnh phúc, tiến bộ làm tế bào lành mạnh, vững chắc của xã hội, thực hiện bình đẳng giới là tiêu chí của tiến bộ, văn minh”.

Văn hoá góp phần khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường, tinh thần đoàn kết, khát vọng phát triển đất

Đề cao những giá trị của văn hoá, tháng 11.2021, tại Hội nghị Văn hoá toàn quốc lần thứ 3, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đã nhìn nhận đúng và trúng những vấn đề văn hoá hiện nay.

Tại hội nghị này, một lần nữa Tổng Bí thư nhấn mạnh: “Nhìn lại những thành tựu trên lĩnh vực xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng, đặc biệt là trong 35 năm đổi mới gần đây, chúng ta có quyền tự hào về những đóng góp to lớn của nền văn hóa vào sự nghiệp cứu quốc và kiến quốc. Những thành tựu nổi bật cần khẳng định là nhận thức về văn hóa ngày càng toàn diện và sâu sắc hơn trên các lĩnh vực, các loại hình; các sản phẩm văn hóa ngày càng đa dạng, phong phú, đáp ứng yêu cầu mới, nhiều mặt của xã hội. Nhiều giá trị văn hóa truyền thống và di sản văn hóa của dân tộc được kế thừa, bảo tồn và phát triển. Văn hóa trong chính trị và trong kinh tế bước đầu được coi trọng và phát huy hiệu quả, tích cực. Công nghiệp văn hóa và thị trường văn hóa có bước khởi sắc. Hoạt động giao lưu, hợp tác và hội nhập quốc tế có bước phát triển mới. Xây dựng con người Việt Nam đang từng bước trở thành trung tâm của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.

Việc đấu tranh, phê phán, đẩy lùi cái xấu, cái ác, cái lạc hậu, chống các quan điểm, hành vi sai trái gây tác hại đến văn hóa, lối sống được chú trọng. Nhiều tấm gương sáng trong phong trào thi đua yêu nước, phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" đã được biểu dương, lan tỏa vào đời sống xã hội, củng cố niềm tin của nhân dân đối với sự nghiệp xây dựng nền văn hóa nói riêng, xây dựng và phát triển đất nước nói chung”.

“Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, chúng ta cũng cần nhìn thẳng vào những hạn chế, tồn tại, bất cập, yếu kém trên lĩnh vực văn hóa, tìm ra nguyên nhân và giải pháp để khắc phục. Hạn chế, yếu kém nổi bật được nhắc lại nhiều lần lâu nay là văn hóa chưa được các cấp, các ngành nhận thức một cách sâu sắc và chưa được quan tâm một cách đầy đủ, tương xứng với kinh tế và chính trị; chưa thật sự trở thành nguồn lực, động lực nội sinh của sự phát triển bền vững đất nước. Vai trò của văn hóa trong xây dựng con người chưa được xác định đúng tầm, còn có chiều hướng nặng về chức năng giải trí. Phát triển các lĩnh vực văn hóa chưa đồng bộ, còn phiến diện, nặng về hình thức, chưa đi vào chiều sâu, thực chất. Thiếu những tác phẩm văn hóa, văn học, nghệ thuật lớn, tầm cỡ, phản ánh được tầm vóc của sự nghiệp đổi mới, có tác dụng tích cực đối với việc xây dựng đất nước, xây dựng con người. Môi trường văn hóa vẫn bị ô nhiễm bởi các tệ nạn xã hội, tham nhũng, tiêu cực. Sự chênh lệch về hưởng thụ văn hóa giữa các vùng, các miền còn lớn. Đời sống văn hóa ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới và hải đảo còn không ít khó khăn.

Nhiều di sản văn hóa quý báu của dân tộc có nguy cơ bị xuống cấp, mai một, thậm chí bị tiêu vong. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý văn hóa còn lúng túng, chậm trễ, nhất là trong việc thể chế hóa các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về văn hóa. Đầu tư cho văn hóa chưa đúng mức, còn dàn trải, hiệu quả chưa cao... Chất lượng và số lượng đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác văn hóa chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển văn hóa trong thời kỳ mới. Công tác giới thiệu, quảng bá văn hóa Việt Nam ra nước ngoài chưa mạnh; tiếp nhận tinh hoa văn hóa nhân loại còn hạn chế; chưa coi trọng đúng mức và có biện pháp tích cực để giữ gìn, bảo vệ và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp, đặc sắc của dân tộc; nhiều khi bắt chước nước ngoài một cách nhố nhăng, phản cảm, không có chọn lọc (nói nặng ra là "vô văn hóa", "phản văn hóa")”- Tổng bí thư phát biểu.

Đặt vai trò của văn hoá trong mối quan hệ tăng trưởng kinh tế, tiến bộ và công bằng xã hội cần rất nhiều việc phải làm. Song, tất cả đều tin tưởng công tác văn hóa của chúng ta sẽ có bước chuyển biến, tiến bộ mới, mạnh mẽ hơn nữa, hiệu quả cao hơn nữa, ghi một dấu mốc mới trên con đường chấn hưng, phát triển nền văn hóa Việt Nam trong thời kỳ mới.

“Với một đất nước, một dân tộc trọng văn hiến, trọng hiền tài, giàu truyền thống yêu nước và cách mạng; Nhân dân đoàn kết, cần cù, sáng tạo; đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ tâm huyết, tài năng, có trách nhiệm cao với Nhân dân, với Đảng, với Tổ quốc và tương lai của dân tộc; cùng với sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của cả hệ thống chính trị, nhất định chúng ta sẽ khắc phục được mọi khó khăn, vượt qua mọi thách thức để chấn hưng và xây dựng thành công một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp tục làm vẻ vang thêm cho dân tộc, cho giống nòi, tạo thành sức mạnh vô song để xây dựng Tổ quốc ta ngày càng cường thịnh, Nhân dân ta ngày càng hạnh phúc, đất nước ta ngày càng phồn vinh, xứng đáng với truyền thống ngàn năm văn hiến và anh hùng của một dân tộc anh hùng, sánh vai với các cường quốc năm châu trên thế giới” như Tổng Bí thư đã tin tưởng và kỳ vọng.

“Phải thôi thúc, tiếp tục tạo xung lực để phát huy toàn bộ sức mạnh toàn dân, phát triển nhanh, bền vững hơn. Đây là gợi mở, tìm ra mệnh đề dễ nhớ, để mọi người dân cảm thấy thôi thúc, cùng chấn hưng văn hóa. 

Cần tạo môi trường không chỉ với văn nghệ sĩ mà với toàn dân, toàn xã hội, môi trường cổ vũ cho sáng tạo. Chúng ta phải tạo ra môi trường cổ vũ cái mới, tôn trọng các ý kiến khác, thậm chí khác biệt, miễn là khác biệt đó không đi ngược lại lợi ích của dân tộc, của đất nước” - Phó Thủ tướng VŨ ĐỨC ĐAM.

Trong quá trình thực hiện mục tiêu phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, chúng ta đang gặp phải nhiều khó khăn, thách thức. Nhưng khó khăn, thách thức của ngày hôm nay, cũng chính là động lực thúc đẩy tìm ra sự kết nối logic giữa nguồn tài nguyên văn hóa dồi dào với quyết tâm chính trị cao, lựa chọn các giải pháp mang tính chiến lược, khả thi nhằm biến văn hóa trở thành sức mạnh nội sinh, động lực khơi dậy khát vọng xây dựng đất nước ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn như Bác Hồ kính yêu hằng mong muốn” - Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch NGUYỄN VĂN HÙNG.

“Kể từ khi đất nước tiến hành công cuộc Đổi mới, sự phát triển của nền kinh tế thị trường, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng đã đặt ra nhiều thách thức, cũng như thời cơ cho sự phát triển đất nước nói chung, văn hóa nói riêng. Vì vậy, phát triển văn hóa kiến quốc, tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước hùng cường trở thành một nhiệm vụ trọng tâm, có tính đột phá” - PGS.TS BÙI HOÀI SƠN - Uỷ viên thường trực Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội.

"Xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam ngày hôm nay là vấn đề cấp bách, cấp thiết, có ý nghĩa cả trên phương diện lý luận và thực tiễn. Trong những nguồn lực tạo nên sức mạnh mềm Việt Nam, sự đa dạng văn hóa là một trong những yếu tố quan trọng, không chỉ tạo nên sức hấp dẫn to lớn của Việt Nam đối với thế giới bên ngoài, mà còn là nền tảng hình thành nội lực cho sự phát triển của đất nước. Sự đa dạng của các nền văn hóa, các cộng đồng văn hóa ở Việt Nam tạo ra môi trường để tăng cường tình đoàn kết, sự gắn bó giữa các cộng đồng” - TS NGUYỄN ÁNH HỒNG - nguyên Trưởng khoa Văn hoá phát triển (Học viện Báo chí và Tuyên truyền).

QUANG MINH
TIN LIÊN QUAN

Tăng sức “tự đề kháng” cho CNLĐ trước sự chống phá của thế lực thù địch

Phạm Đông |

Đại biểu Quốc hội nhấn mạnh việc tăng sức “tự đề kháng” cho công nhân lao động trước sự chống phá của các thế lực thù địch, nhất là trước những vấn đề, sự kiện chính trị - xã hội có tính quan trọng, nổi cộm.

Phát huy sức mạnh toàn dân quản lý, bảo vệ biên giới

Quang Việt - Vi Toàn |

Trong sự nghiệp quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia, đồng bào các dân tộc tại Lạng Sơn là một bộ phận quan trọng, trực tiếp, có sức mạnh to lớn. 

Xây dựng đội ngũ công nhân giàu lòng yêu nước, có tri thức, văn hóa

Phạm Đông |

Nước ta ta xác định sự lớn mạnh của giai cấp công nhân là một điều kiện tiên quyết bảo đảm thành công của công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chính vì vậy, nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức, lối sống cho công nhân lao động ở các doanh nghiệp hiện nay là việc làm rất quan trọng.

Tăng sức “tự đề kháng” cho CNLĐ trước sự chống phá của thế lực thù địch

Phạm Đông |

Đại biểu Quốc hội nhấn mạnh việc tăng sức “tự đề kháng” cho công nhân lao động trước sự chống phá của các thế lực thù địch, nhất là trước những vấn đề, sự kiện chính trị - xã hội có tính quan trọng, nổi cộm.

Phát huy sức mạnh toàn dân quản lý, bảo vệ biên giới

Quang Việt - Vi Toàn |

Trong sự nghiệp quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia, đồng bào các dân tộc tại Lạng Sơn là một bộ phận quan trọng, trực tiếp, có sức mạnh to lớn. 

Xây dựng đội ngũ công nhân giàu lòng yêu nước, có tri thức, văn hóa

Phạm Đông |

Nước ta ta xác định sự lớn mạnh của giai cấp công nhân là một điều kiện tiên quyết bảo đảm thành công của công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chính vì vậy, nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức, lối sống cho công nhân lao động ở các doanh nghiệp hiện nay là việc làm rất quan trọng.