Đắk Nông giảm nghèo hiệu quả trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Phan Tuấn |

Đắk Nông - Thay vì cho "con cá", các cấp ngành ở huyện Tuy Đức đã trao "cần câu" cho nhiều người dân có hoàn cảnh khó khăn, nhất là người đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế, gia tăng thu nhập từng bước giảm nghèo bền vững.

Tạo sinh kế cho người dân thoát nghèo

Huyện biên giới Tuy Đức có hơn 17.000 hộ, khoảng 66.000 khẩu. Trong đó, số hộ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 43,7%. Thực hiện công tác giảm nghèo bền vững, các cấp ngành ở huyện Tuy Đức đã thực hiện theo phương châm thay vì cho "con cá" thì sẽ trao chiếc "cần câu" cho người dân có sinh kế để thoát nghèo bền vững.

Cách đây mấy năm, gia đình anh Điểu Tài, bon Bu N’Drung cũng được Đồn Biên phòng Tuy Đức (Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Nông) hỗ trợ một con bò cái sinh sản. Theo anh Tài, ngày nhận bò, gia đình anh đã ký cam kết với Đồn Biên phòng Tuy Đức và UBND xã Đắk Búk So với nội dung không được giết thịt hoặc bán.

Sau hơn 3 năm chăm sóc, con bò giống này đã sinh được 2 con bò con và chuẩn bị sinh thêm lứa mới. Từ ngày bò giống sinh sản, gia đình anh Tài đã cải thiện được đời sống. "Việc bò giống sinh sản, nhân đàn sẽ góp phần giúp gia đình tự tin thoát nghèo" - anh Điểu Tài cho hay.

Chỉ tính riêng tại xã Đắk Búk So, từ năm 2019 tới nay, đã có 29 hộ nghèo của xã Đắk Búk So được hỗ trợ trâu, bò giống từ Đồn Biên phòng Tuy Đức, Trung đoàn 726 và Chi cục Thi hành án Dân sự tỉnh Đắk Nông. Ngoài ra, thực hiện các chương trình này, trong giai đoạn 2022-2023, toàn xã Đắk Búk So sẽ được hỗ trợ 85 con bò giống.

Trao đổi về hoạt động trao bò giống, ông Ngô Văn Thương, Chủ tịch UBND xã Đắk Búk So cho biết, tất cả các hộ nghèo khi được hỗ trợ con giống đều tự nguyện cam kết sẽ chăm sóc vật nuôi và không giết mổ, trao đổi hoặc mua bán.

Trong trường hợp vật nuôi bị bệnh, chủ vật nuôi có trách nhiệm thông báo với cán bộ thú y của địa phương để hỗ trợ điều trị. Việc ký cam kết là để người dân có trách nhiệm hơn trong việc phát triển con giống, qua đó nâng cao hiệu quả kinh tế, góp phần giảm nghèo hiệu quả.

Đặc biệt, UBND xã Đắk Búk So sẽ cử cán bộ chức năng thường xuyên kiểm tra, hỗ trợ kỹ thuật để người dân chăm sóc, phát triển vật nuôi sinh trưởng tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Những con bò giống được trao đến tay người dân nghèo cho họ có thêm sinh kế, phát triển kinh tế. Ảnh: Ngô Thương
Những con bò giống được trao đến tay người dân nghèo cho họ có thêm sinh kế, phát triển kinh tế. Ảnh: Ngô Thương

Nhiều kết quả nổi bật

Theo UBND huyện Tuy Đức, căn cứ vào thực trạng ở địa phương, huyện Tuy Đức đã chọn 6 bon đồng bào dân tộc thiểu ố tại chỗ đặc biệt khó khăn để đầu tư nguồn lực, thực hiện công tác giảm nghèo.

Việc chọn lựa 6 bon đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn giúp huyện tập trung nguồn lực vào những khu vực có nhu cầu cấp thiết nhất. Sự ưu tiên này giúp địa phương tập trung giải quyết các vấn đề cụ thể của từng hộ nghèo, để có sự hỗ trợ thiết thực, cụ thể, hiệu quả.

Cùng với sự hỗ trợ về mặt vật chất, việc hỗ trợ về kiến thức và kỹ thuật cũng được các cấp chính quyền đặc biệt quan tâm để giúp người dân tạo ra giá trị từ sản xuất nông nghiệp. Các mô hình hỗ trợ tích hợp nhiều nguồn lực từ cấp tỉnh đến địa phương, tạo ra sự hỗ trợ toàn diện và đa chiều.

Thống kê, tổng kinh phí thực hiện công tác giảm nghèo 6 bon đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Tuy Đức từ năm 2021 - 2023 gần 346,9 tỉ đồng. Trong đó, hỗ trợ 4,5 tỉ đồng cho 248 hộ thực hiện 11 dự án phát triển sản xuất cộng đồng, đa dạng hóa sinh kế; hỗ trợ vốn vay hơn 122,6 tỉ đồng cho 6 bon để phát triển kinh tế...

Kết quả, năm 2023, huyện đã có 330 hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở 6 bon thoát nghèo. Đặc biệt, trong năm 2023, tỉ lệ hộ nghèo chung toàn huyện Tuy Đức giảm 1.493 hộ chiếm 12%. Trong đó, tỉ lệ hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số chung giảm 883 hộ, chiếm 16,45%; tỉ lệ hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ giảm 421 hộ chiếm 16,17% so với năm 2022.

Phan Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Gia Lai ban hành kế hoạch giảm nghèo bền vững 2024

NGỌC MINH |

​UBND tỉnh Gia Lai vừa ban hành Kế hoạch số 3456/KH-UBND về việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2024 trên địa bàn tỉnh.

Nguồn vốn ưu đãi tiếp sức người dân Đắk Nông giảm nghèo bền vững

Bảo Lâm |

Thời gian qua, hàng chục nghìn hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đã được tiếp sức kịp thời thông qua nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng Chính sách Xã hội. Qua đó, các hộ gia đình đã từng bước khôi phục lại hoạt động sản xuất, cải thiện cuộc sống, vượt qua khó khăn.

Tập trung nguồn lực hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giảm nghèo

Anh Vũ |

Việc tập trung nguồn lực vào các lĩnh vực quan trọng như giáo dục, y tế và hạ tầng đã mang lại những bước tiến tích cực trong việc giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Yên Bái.

Gia Lai ban hành kế hoạch giảm nghèo bền vững 2024

NGỌC MINH |

​UBND tỉnh Gia Lai vừa ban hành Kế hoạch số 3456/KH-UBND về việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2024 trên địa bàn tỉnh.

Nguồn vốn ưu đãi tiếp sức người dân Đắk Nông giảm nghèo bền vững

Bảo Lâm |

Thời gian qua, hàng chục nghìn hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đã được tiếp sức kịp thời thông qua nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng Chính sách Xã hội. Qua đó, các hộ gia đình đã từng bước khôi phục lại hoạt động sản xuất, cải thiện cuộc sống, vượt qua khó khăn.

Tập trung nguồn lực hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giảm nghèo

Anh Vũ |

Việc tập trung nguồn lực vào các lĩnh vực quan trọng như giáo dục, y tế và hạ tầng đã mang lại những bước tiến tích cực trong việc giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Yên Bái.