Công đoàn đẩy mạnh nâng cao nhận thức bình đẳng giới cho người lao động

Anh Tuấn |

Các cuộc đối thoại, truyền thông về vấn đề bình đẳng giới trong môi trường lao động tỏng và ngoài nước đã được tổ chức trong tháng 9 vừa qua nhằm nâng cao nhận thức và bảo vệ quyền lợi của người lao động.

Ngày 27.9, Liên đoàn Lao động tỉnh Thái Nguyên đã phối hợp Công ty Trách nhiệm hữu hạn Samsung Electronics Việt Nam - Thái Nguyên tổ chức truyền thông về bình đẳng giới với chủ đề “Nâng cao nhận thức về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động”.

Dự chương trình có đại biểu đại diện Ban Tuyên giáo – Nữ công Liên đoàn Lao động tỉnh Thái Nguyên; đại diện Ban Giám đốc, Công đoàn và gần 500 đoàn viên của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Samsung Electronics Việt Nam – Thái Nguyên.

Tại buổi truyền thông, diễn giả Lê Thị Phương Hoa, tiến sỹ khoa tâm lý giáo dục - Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã đưa ra những vấn đề cụ thể với những ví dụ minh họa gần gũi, thiết thực, thuyết phục, hài lòng các học viên, từ đó giúp đoàn viên công ty được tiếp cận các nội dung liên quan đến bình đẳng giới trong gia đình cùng với môi trường làm việc một cách thực tế, toàn diện hơn.

Bà Ngô Thị Lan - Phó ban Tuyên giáo, Nữ công thuộc Liên đoàn Lao động tỉnh Thái Nguyên cho biết, buổi truyền thông đã bổ sung thêm những kiến thức cơ bản về bình đẳng giới, nêu cao được vai trò của phụ nữ và nam giới trong gia đình và xã hội, nhằm góp phần thực hiện Chiến lược quốc gia về Bình đẳng giới giai đoạn 2021- 2030; Kế hoạch thực hiện chương trình truyền thông về bình đẳng giới giai đoạn 2022 – 2025 của UBND, của Liên đoàn Lao động tỉnh Thái Nguyên.

Các hoạt động này nhằm thực hiện mục tiêu thu hẹp khoảng cách giới, tạo điều kiện, cơ hội để phụ nữ và nam giới tham gia, thụ hưởng bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước, của tỉnh thái nguyên, sự ổn định của doanh nghiệp trong thời gian tới. 

Liên đoàn Lao động tỉnh Thái Nguyên phối hợp Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam – Thái Nguyên tổ chức truyền thông về bình đẳng giới với chủ đề “Nâng cao nhận thức về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động”.
Liên đoàn Lao động tỉnh Thái Nguyên phối hợp Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam – Thái Nguyên, tổ chức truyền thông về bình đẳng giới với chủ đề “Nâng cao nhận thức về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động”.

Cũng liên quan đến vấn đề bình đẳng giới trong lao động, cuộc Đối thoại cấp Bộ trưởng ASEAN - Mỹ do Indonesia chủ trì đã được tổ chức theo hình thức trực tuyến vào ngày 29.9 vừa qua.

Đây là sáng kiến do Mỹ đề xuất tổ chức trong năm 2022, nhằm thực hiện Kế hoạch hành động Quan hệ đối tác chiến lược ASEAN - Mỹ giai đoạn 2021-2025.

Mục tiêu của cuộc đối thoại là nhằm thảo luận về hợp tác giữa ASEAN và Mỹ trong việc thúc đẩy bình đẳng giới và tăng cường quyền phụ nữ, đặc biệt về lồng ghép giới; phòng chống bạo lực; an ninh, hòa bình và quyền năng kinh tế cho phụ nữ.

Phát biểu tại cuộc đối thoại, bà Nguyễn Thị Hà, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội khẳng định, Việt Nam luôn cam kết thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ, đặc biệt trong lĩnh vực lao động và việc làm.

Điều này cũng đã được thể hiện trong những tiến bộ về cải cách luật pháp, chính sách của Việt Nam như sửa đổi Bộ luật Lao động và Luật Ban hành Văn bản quy phạm pháp luật, ban hành Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030.

Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam cũng đã ban hành nhiều chính sách nhằm hỗ trợ phụ nữ trong việc học nghề và tạo việc làm. Đặc biệt hơn, Việt Nam còn đẩy mạnh áp dụng các công nghệ dạy học tiên tiến cùng các chương trình học tập linh hoạt từ xa vào công tác, nhằm tạo điều kiện cho phụ nữ và trẻ em gái tiếp cận với giáo dục, nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của lao động nữ trong thời đại mới.

Nhận thức được giá trị và vai trò quan trọng của phụ nữ trong việc bảo vệ an ninh và phát triển đất nước, Việt Nam đã thông qua Nghị quyết số 1325 của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc về Chương trình nghị sự về Phụ nữ, hòa bình và an ninh cùng với các Nghị quyết liên quan khác.

Theo đó, tính từ tháng 6.2014 đến nay, Việt Nam đã cử 74 nữ quân nhân tham gia gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc, trong đó bao gồm 8 sĩ quan hoạt động độc lập; 45 người trong đội hình Bệnh viện dã chiến cấp 2 và 21 người hoạt động trong đội Công binh.

Bên cạnh đó, Việt Nam còn ban hành Chương trình phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2021-2025.

Anh Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Khơi dậy khát khao khởi nghiệp vươn ra thế giới, không chỉ sau luỹ tre làng

Vương Trần |

Diễn đàn thanh niên khởi nghiệp sẽ mang đến cơ hội tiếp cận nguồn vốn và thị trường nước ngoài cho thanh niên khởi nghiệp. Đồng thời sẽ mang lại cơ hội tiếp cận, câu chuyện, xu hướng thịnh hành trên toàn cầu, mở rộng tầm nhìn và khơi dậy khát khao vươn ra thế giới chứ không phải chỉ “khởi nghiệp sau luỹ tre làng”. 

Các Công đoàn cơ sở đẩy mạnh tập huấn, trang bị kỹ năng cho đoàn viên

Anh Vũ |

Những buổi tập huấn, trang bị kỹ năng cho đoàn viên đã được các Công đoàn cơ sở ở nhiều tỉnh thành tổ chức nhằm giúp công nhân, người lao động có thêm kiến thức và an tâm hơn khi lao động, sản xuất.

Việt Nam rất nỗ lực để đạt Mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc

Thanh Hà |

Theo Báo cáo Phát triển thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc năm 2021, Việt Nam đang trên đường đạt “mục tiêu SDG 1” là xóa nghèo.

Khơi dậy khát khao khởi nghiệp vươn ra thế giới, không chỉ sau luỹ tre làng

Vương Trần |

Diễn đàn thanh niên khởi nghiệp sẽ mang đến cơ hội tiếp cận nguồn vốn và thị trường nước ngoài cho thanh niên khởi nghiệp. Đồng thời sẽ mang lại cơ hội tiếp cận, câu chuyện, xu hướng thịnh hành trên toàn cầu, mở rộng tầm nhìn và khơi dậy khát khao vươn ra thế giới chứ không phải chỉ “khởi nghiệp sau luỹ tre làng”. 

Các Công đoàn cơ sở đẩy mạnh tập huấn, trang bị kỹ năng cho đoàn viên

Anh Vũ |

Những buổi tập huấn, trang bị kỹ năng cho đoàn viên đã được các Công đoàn cơ sở ở nhiều tỉnh thành tổ chức nhằm giúp công nhân, người lao động có thêm kiến thức và an tâm hơn khi lao động, sản xuất.

Việt Nam rất nỗ lực để đạt Mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc

Thanh Hà |

Theo Báo cáo Phát triển thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc năm 2021, Việt Nam đang trên đường đạt “mục tiêu SDG 1” là xóa nghèo.