Việt Nam nỗ lực trao quyền cho phụ nữ dân tộc thiểu số

Thanh Hà |

Việt Nam đang nỗ lực trao quyền cho phụ nữ tại vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Cải thiện sinh kế, thu nhập

Trưởng đại diện Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam Caitlin Wiesen mới đây nhận định, Việt Nam đang nỗ lực trao quyền cho phụ nữ tại vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Bà cho biết, Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam phối hợp với Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Ủy ban Dân tộc trong một số dự án nhằm nâng cao năng lực và khả năng tiếp cận thị trường của các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, cũng như giúp phụ nữ dân tộc thiểu số cải thiện sinh kế và thu nhập.

Trưởng đại diện Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc cho rằng hộ kinh doanh do phụ nữ làm chủ, các doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực phi chính thức cần được tạo điều kiện để tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn. Những doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa nên được hỗ trợ tham gia chuỗi cung ứng trong nước, khu vực, toàn cầu.

Trưởng đại diện UNDP nhấn mạnh, tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong đổi mới và phát triển kinh tế góp phần đảm bảo bình đẳng giới bền vững và UNDP sẽ tiếp tục nỗ lực cùng Chính phủ Việt Nam xây dựng hệ sinh thái thuận lợi cho các nữ doanh nhân và cơ sở của họ phát triển. 

Những dự án hỗ trợ con giống, vay vốn hay đào tạo nghề chăn nuôi đã giúp nhiều phụ nữ dân tộc thiểu số tại Hà Giang phát triển kinh tế hộ, tự tin làm chủ cuộc sống. Ảnh: Thanh Hà
Những dự án hỗ trợ con giống, vay vốn hay đào tạo nghề chăn nuôi đã giúp nhiều phụ nữ dân tộc thiểu số tại Hà Giang phát triển kinh tế hộ, tự tin làm chủ cuộc sống. Ảnh: Thanh Hà

Đề cập tới sự tham gia của phụ nữ trong các cơ quan dân cử, bà Caitlin Wiesen đề cao kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, với tỉ lệ nữ đại biểu Quốc hội chiếm 30,26%, tăng 3,54% so với nhiệm kỳ trước.

Tuy nhiên, Trưởng đại diện Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc cũng nhấn mạnh cần tăng cường hơn nữa sự tham gia của phụ nữ trong đời sống chính trị và UNDP cam kết tiếp tục đồng hành cùng Chính phủ Việt Nam trong những nỗ lực này.

Bà Caitlin Wiesen cho rằng, trao quyền kinh tế và hỗ trợ tài chính cho phụ nữ trong kỷ nguyên kỹ thuật số giúp chính phủ các nước và người dân phục hồi mạnh mẽ, bền vững, đồng thời khuyến nghị để thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong sáng tạo và phát triển kinh tế, cần thu hẹp khoảng cách kỹ thuật số nhằm đảm bảo phụ nữ và trẻ em gái không bị bỏ lại phía sau.

"Thay đổi để thành công”

Mô hình “Phụ nữ dân tộc thiểu số - Thay đổi để thành công”  nhằm tăng cường năng lực kinh tế, bình đẳng giới và di cư an toàn cho phụ nữ dân tộc thiểu số tại Việt Nam do Viện Light thực hiện với sự hỗ trợ của Quỹ Canada. 

Mô hình này được triển khai tại xã Pá Khoang (thành phố Điện Biên, tỉnh Điện Biên) và phụ nữ dân tộc thiểu số di cư làm việc tại Hà Nội từ tháng 8.2021 đến tháng 2.2022. 

Mô hình đã hỗ trợ và giúp tăng cường năng lực kinh tế - xã hội, ứng phó với những tác động trong quá trình tự chủ kinh tế, bình đẳng giới và ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 cho nhóm phụ nữ dân tộc thiểu số tại địa phương và di cư lao động tại Hà Nội.

Những nhu cầu và khó khăn trong quá trình phát triển sinh kế, tiếp cận nguồn lực sẵn có của nhóm phụ nữ này đã được khảo sát làm cơ sở cho quá trình nâng cao năng lực, phát huy vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số, hướng tới thanh đổi trong cộng đồng.

Khảo sát về sinh kế của phụ nữ dân tộc thiểu số tại Điện Biên nhận thấy, có tới 95% làm nông nghiệp, thu nhập 1,1 triệu – 2 triệu đồng chiếm 28,3%, từ 2,1 triệu – 3 triệu đồng chiếm 25%, 40% không có thu nhập; 72% thu nhập chính hộ gia đình là từ chồng.

Trong khi đó, khảo sát sinh kế của phụ nữ dân tộc thiểu số tại Hà Nội chỉ ra, thời gian di cư của họ thường 2-3 năm; dài nhất là 13 năm. Về lý do di cư, có tới hơn 53% vì muốn có việc làm; hơn 34% muốn có thu nhập, công việc tốt hơn. Về cơ cấu công việc có tới 50% là công nhân, 12,5% là công nhân xây dựng, phụ hồ, 9,4% là giúp việc gia đình, 3,1% làm tự do…

Đáng chú ý là thời gian làm việc của phụ nữ dân tộc thiểu số di cư trung bình 10 tiếng/ngày. Với nhóm phụ nữ di cư tại Hà Nội, nhu cầu lớn nhất là cần được cung cấp kiến thức, kỹ năng nghề để có việc làm và thu nhập ổn định, chủ động tìm kiếm các kênh hỗ trợ về thông tin, việc làm cho người di cư một cách chính thức và đầy đủ.

Chị Quàn Thị San, hạt nhân của mô hình cho biết: Mô hình đã giúp phụ nữ có vốn sinh kế, tập huấn nâng cao kiến thức về bình đẳng.

“Trên 200 phụ nữ dân tộc thiểu số và gia định họ được hưởng lợi từ mô hình. Những phụ nữ là hạt nhân sẽ được nâng cao kiến thức, kỹ năng và sinh kế, bình đẳng giới, di cư an toàn và được kết nối tiếp cận các nguồn lực, chủ động học hỏi và bước đầu làm chủ cuộc sống. Đây là mô hình sẽ được nhân rộng thời gian tới” - bà Nguyễn Thu Giang, đồng Chủ tịch sáng lập Viện Light cho biết.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Công đoàn áp dụng công nghệ đẩy mạnh phong trào thể thao cho người lao động

Anh Vũ |

Bên cạnh việc triển khai lao động và sản xuất, sức khỏe của đoàn viên công đoàn và người lao động là một vấn đề rất đáng được quan tâm, nhất là trong tình hình dịch bệnh hiện nay.

Đánh thức lòng yêu nước, trí thức hoá cho công nhân lao động

Phạm Đông |

Tư duy mới về chính trị, lòng yêu nước có thể thúc đẩy sự phát triển của công nhân lao động. Xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách của cả hệ thống chính trị, của mỗi người công nhân và của toàn xã hội.

Kết nối việc làm cho lao động, nhanh chóng phục hồi phát triển kinh tế

Vương Trần |

Ngay từ quý I/2022, nhiều doanh nghiệp ở các tỉnh phía Bắc có nhu cầu tuyển dụng tăng hơn so với mọi năm để mở rộng sản xuất, đảm bảo đơn hàng do ảnh hưởng của dịch COVID-19 kéo dài. Nhiều đơn vị tư vấn, giới thiệu việc làm đã tổ chức các phiên giao dịch - tư vấn việc làm, xuất khẩu lao động đến các thôn, bản, xã vùng sâu, vùng xa, đông đồng bào dân tộc thiểu số.

Công đoàn áp dụng công nghệ đẩy mạnh phong trào thể thao cho người lao động

Anh Vũ |

Bên cạnh việc triển khai lao động và sản xuất, sức khỏe của đoàn viên công đoàn và người lao động là một vấn đề rất đáng được quan tâm, nhất là trong tình hình dịch bệnh hiện nay.

Đánh thức lòng yêu nước, trí thức hoá cho công nhân lao động

Phạm Đông |

Tư duy mới về chính trị, lòng yêu nước có thể thúc đẩy sự phát triển của công nhân lao động. Xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách của cả hệ thống chính trị, của mỗi người công nhân và của toàn xã hội.

Kết nối việc làm cho lao động, nhanh chóng phục hồi phát triển kinh tế

Vương Trần |

Ngay từ quý I/2022, nhiều doanh nghiệp ở các tỉnh phía Bắc có nhu cầu tuyển dụng tăng hơn so với mọi năm để mở rộng sản xuất, đảm bảo đơn hàng do ảnh hưởng của dịch COVID-19 kéo dài. Nhiều đơn vị tư vấn, giới thiệu việc làm đã tổ chức các phiên giao dịch - tư vấn việc làm, xuất khẩu lao động đến các thôn, bản, xã vùng sâu, vùng xa, đông đồng bào dân tộc thiểu số.