Gắn thực tiễn trong đáp ứng nhu cầu thông tin của đồng bào dân tộc thiểu số

Thanh Hà |

Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh, cần nâng cao chất lượng, đổi mới hình thức, nội dung của các ấn phẩm báo chí cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo hướng phù hợp, gắn bó mật thiết với thực tiễn nhu cầu thông tin của đồng bào các dân tộc.

Phù hợp, gắn với nhu cầu thực tiễn

Đầu năm 2022, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc tổ chức Hội nghị trực tuyến đánh giá kết quả 3 năm thực hiện Quyết định 45/QĐ-TTg ngày 9.1.2019 của Thủ tướng Chính phủ về “Cấp một số ấn phẩm báo, tạp chí cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn” giai đoạn 2019 - 2021 và phương hướng triển khai nhiệm vụ giai đoạn 2022 - 2025.

Tại hội nghị, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh khẳng định: Quyết định 45/QĐ-TTg thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước tới đồng bào dân tộc thiểu số. Việc thực thi quyết định này góp phần truyền tải chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, tạo cơ hội để đồng bào các dân tộc học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau đồng thời tạo diễn đàn nhằm tiếp thu, phản hồi ý kiến của nhân dân để sửa đổi, bổ sung, xây dựng chính sách cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Quyết định 45/QĐ-TTg thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước tới đồng bào dân tộc thiểu số. Ảnh minh họa. Ảnh: Thanh Hà
Quyết định 45/QĐ-TTg thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước tới đồng bào dân tộc thiểu số. Ảnh minh họa. Ảnh: Thanh Hà

Các cơ quan báo, tạp chí thực hiện Quyết định số 45/QĐ-TTg tuy còn một số khó khăn, bất cập như việc tổ chức thông tin, phát hành, cấp phát báo đến với đồng bào còn chậm, chưa đầy đủ nhưng các cơ quan báo, tạp chí đã bám sát tôn chỉ mục đích và định hướng tuyên truyền, thường xuyên cập nhật thông tin, đổi mới nội dung, chú trọng nâng cao chất lượng tin, bài, ảnh, phản ánh trung thực mọi mặt đời sống của đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới. Các cơ quan báo, tạp chí đã cải tiến hình thức ấn phẩm đẹp, ngắn gọn, rõ nét, cơ bản phù hợp với tập quán, tâm lý, bản sắc văn hóa của đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh, để các thông tin, chủ trương, chính sách... được truyền tải tốt hơn đến với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, cần nâng cao chất lượng, đổi mới hình thức, nội dung của các ấn phẩm báo chí theo hướng phù hợp, gắn bó mật thiết với thực tiễn nhu cầu thông tin của đồng bào các dân tộc.

Trong xu thế phát triển chung, rộng rãi của các loại hình báo chí trên nhiều nền tảng, báo viết vẫn là thế mạnh đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, do đó, cần phát huy triệt để thế mạnh của báo viết trong quá trình tuyên truyền tới người dân.

Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc cũng đề nghị các bộ, ngành, địa phương liên quan cần tích cực phối hợp để bám sát thực hiện chủ trương, góp phần nâng cao hơn nữa kết quả thực hiện Quyết định 45/QĐ-TTg ngày 9.1.2019 của Thủ tướng Chính phủ.

Sáng tạo trong tình hình mới

Trước đó, tại hội thảo khoa học "Thực trạng công tác tuyên truyền chính sách dân tộc trên các phương tiện truyền thông" do Ủy ban Dân tộc tổ chức, nhiều chuyên gia, đại diện cơ quan báo chí cũng đề xuất, bên cạnh nâng cao chất lượng, cũng cần đa dạng hóa các hình thức truyền thông.

Bên cạnh các hình thức truyền thông bằng báo in, truyền hình, phát thanh cần đưa thêm các hình thức khác như chiếu phim, triển lãm, phương thức truyền thông trực tuyến qua mạng xã hội, Internet…

Cùng với đó, đưa đội ngũ tuyên truyền viên cơ sở, già làng, trưởng bản, công an, biên phòng… tham gia vào quá trình tuyên truyền cho bà con. 

Tại hội thảo, PGS.TS Lê Ngọc Thắng, nguyên Viện trưởng Viện Dân tộc, Ủy ban Dân tộc cho rằng, hoạt động truyền thông về pháp luật, chính sách của Nhà nước, đường lối của Đảng đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, biên giới trong bối cảnh tình hình mới đã và đang đặt ra nhiều yêu cầu mới cần được quan tâm, đổi mới về phương thức, nội dung mới có thể nâng cao hiệu quả, chất lượng đáp ứng các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

“Các ấn phẩm truyền thông cần lưu ý đến tính đặc thù của từng vùng dân tộc để có cách truyền thông cho hiệu quả. Một trong những rào cản lớn hiện nay là ở nhiều nơi, tỉ lệ đồng bào dân tộc thiểu số biết tiếng Việt còn chưa nhiều, làm hạn chế tiếp cận thông tin, do đó, cần phải xây dựng chương trình đào tạo thế hệ dân tộc thiểu số mới là lớp trẻ hiện nay. Điều này rất cần những thể chế, chính sách liên quan mới làm được và sự vào cuộc của truyền thông là không thể thiếu” - PGS.TS Lê Ngọc Thắng nói.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Chương trình “1 triệu sáng kiến - nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm

HÀ ANH |

Hiện nay, các cấp công đoàn đang đẩy mạnh việc thực hiện Chương trình “1 triệu sáng kiến - nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch COVID-19” do Tổng LĐLĐVN phát động.

Tạo môi trường để cán bộ CĐ, đoàn viên và NLĐ tham gia nghiên cứu khoa học

LINH NGUYÊN |

Một trong những nội dung Nghị quyết của Ban chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khoá XII về đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phục vụ nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn trong tình hình mới do Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang ký là tạo môi trường để cán bộ công đoàn, đoàn viên và người lao động tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Tăng sức “tự đề kháng” cho CNLĐ trước sự chống phá của thế lực thù địch

Phạm Đông |

Đại biểu Quốc hội nhấn mạnh việc tăng sức “tự đề kháng” cho công nhân lao động trước sự chống phá của các thế lực thù địch, nhất là trước những vấn đề, sự kiện chính trị - xã hội có tính quan trọng, nổi cộm.

Chương trình “1 triệu sáng kiến - nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm

HÀ ANH |

Hiện nay, các cấp công đoàn đang đẩy mạnh việc thực hiện Chương trình “1 triệu sáng kiến - nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch COVID-19” do Tổng LĐLĐVN phát động.

Tạo môi trường để cán bộ CĐ, đoàn viên và NLĐ tham gia nghiên cứu khoa học

LINH NGUYÊN |

Một trong những nội dung Nghị quyết của Ban chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khoá XII về đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phục vụ nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn trong tình hình mới do Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang ký là tạo môi trường để cán bộ công đoàn, đoàn viên và người lao động tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Tăng sức “tự đề kháng” cho CNLĐ trước sự chống phá của thế lực thù địch

Phạm Đông |

Đại biểu Quốc hội nhấn mạnh việc tăng sức “tự đề kháng” cho công nhân lao động trước sự chống phá của các thế lực thù địch, nhất là trước những vấn đề, sự kiện chính trị - xã hội có tính quan trọng, nổi cộm.