Theo con tìm chữ tại Mũi Cà Mau

NHẬT HỒ |

Một điểm trường ở Cà Mau có gần 80% học sinh đi học bằng phương tiện thủy, vì nhiều lý do phụ huynh buộc phải đi học cùng con.

Trường tiểu học 2 xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau có 350 học sinh, có gần 80% học sinh đi học bằng phương tiện thủy, chủ yếu bằng đò.

Trước cổng Trường tiểu học 2 xã Đất Mũi (huyện Ngọc Hiển) có vài quán kinh doanh dịch vụ ăn uống, mắc võng cho khách nằm nghỉ ngơi. Những quán này, từ sáng đến chiều, lúc nào cũng đông khách. Khách của quán chủ yếu là phụ huynh học sinh đưa, đón con đến trường.

Nhiều phụ huynh tại Đất Mũi, tỉnh Cà Mau nằm chờ con tan học tại một quán nước gần trường. Ảnh: Nhật Hồ
Nhiều phụ huynh tại Đất Mũi, tỉnh Cà Mau nằm chờ con tan học tại một quán nước gần trường. Ảnh: Nhật Hồ

Bà Chem Mỹ Hiên (ấp Cái Xép, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển) có cháu nội học lớp 3 tại trường, hàng ngày đi học bằng phương tiện đò.

“Ở đây học sinh đi học khó khăn lắm, phải thức dậy từ rất sớm để chuẩn bị đến trường. Sông sâu, nước chảy xiết, cho cháu đi đò một mình tôi không an tâm, nhất là trong mùa mưa bão, nên phải bỏ công ăn việc làm đi theo đến trường để chăm sóc cháu”, bà Hiên nói.

Có gần 80% học sinh tại Trường đi học bằng phương tiện đường thuỷ. Ảnh: Nhật Hồ
Gần 80% học sinh tại trường đi học bằng phương tiện đường thủy. Ảnh: Nhật Hồ

Chị Nguyễn Thị Vẹn (ấp Cái Mòi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển) cho biết, chị có 3 người con đang theo học tại Trường tiểu học 2 xã Đất Mũi. Từ nhà chị đến trường đi vỏ lãi hơn 30 phút. Nếu cho các con đi đò thì tốn kém, mỗi đứa khoảng 50 đến 60 nghìn đồng/ngày, vì thế chị tự chở các con đi để tiết kiệm chi phí.

Một bến đò được hình thành gần trường học để đưa rước học sinh. Ảnh: Nhật Hồ
Một bến đò được hình thành gần trường học để đưa rước học sinh. Ảnh: Nhật Hồ

Chị Vẹn trần tình việc mình đi học cùng con, cháu: “Do các con học 2 buổi nên sáng đưa, rồi ngồi đợi tới chiều con tan học rước về luôn, chứ mỗi buổi mỗi đưa, rước tốn kém thời gian, chi phí lắm. Lúc trước, tôi còn mò cua, bắt ốc, làm thuê, làm mướn kiếm thêm thu nhập. Giờ đi với con cả ngày, công ăn việc làm xem như bỏ hết nhưng phải chịu. Mình đã nghèo, không biết chữ nên chỉ muốn con học biết chữ, sau này nuôi thân”.

Cũng đang ngồi đợi rước cháu tan học, bà Mã Bé Em (ấp Cái Mòi, xã Đất Mũi) cho hay, có 4 đứa cháu đang học tại Trường tiểu học 2 xã Đất Mũi, cha mẹ các cháu đi làm ăn xa, gửi cho ông bà chăm sóc. Hàng ngày, từ mờ sáng, các cháu đi học thì bà cũng khăn gói đi theo, khi nào cháu học về thì bà mới về.

Tan học về, học sinh xuống đò, vỏ lãi để về nhà. Ảnh: Nhật Hồ
Tan học về, học sinh xuống đò, vỏ lãi để về nhà. Ảnh: Nhật Hồ

Thầy Lê Đức Thành - Hiệu trưởng Trường tiểu học 2 xã Đất Mũi - cho biết, do hạ tầng giao thông đường bộ khu vực này chưa phủ khắp, nên phần lớn học sinh vẫn đi học bằng phương tiện thủy, chủ yếu bằng đò.

“Đi học bằng phương tiện thủy lúc nước ròng thì khó khăn lên, xuống, dễ té ngã. Những ngày mưa to, gió lớn rất nguy hiểm bởi nhiều em không biết bơi. Ngoài ra, phụ huynh cũng tốn thời gian, chi phí tiền đò, tiền xăng, tiền ăn trong thời gian chờ đợi đưa, đón con. Nhiều gia đình đông con sẽ gặp khó khăn trong việc cho con đến trường”, thầy Thành chia sẻ.

Những ngày mưa, học sinh đi lại rất khó khăn. Ảnh: Nhật Hồ
Những ngày mưa, học sinh đi lại rất khó khăn. Ảnh: Nhật Hồ

Theo thầy Thành, ngay từ đầu năm học, nhà trường đã phối hợp với chính quyền địa phương vận động những người chạy đò cố gắng đến những địa điểm xa, ít dân cư để đưa đón học sinh. Đồng thời, trường vận động phụ huynh có vỏ máy hỗ trợ phụ huynh không có vỏ máy trên cùng tuyến đường, cho học sinh đi nhờ nhằm đảm bảo các em đều đến trường.

NHẬT HỒ
TIN LIÊN QUAN

Xóa mù chữ cho đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng cao Yên Bái

An Nhiên |

Ngày đi làm nương, tối đi học chữ đã trở thành nếp, thời khóa biểu không thể thiếu của người dân bản Thào Xa Chải và Tà Ghênh, xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái.

Diện mạo nông thôn vùng dân tộc thiểu số Cà Mau có nhiều thay đổi rõ nét

Thanh Hà |

Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đánh giá công tác triển khai thực hiện các chính sách dân tộc tại tỉnh Cà Mau đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân. Từ đó, diện mạo nông thôn vùng dân tộc thiểu số có nhiều thay đổi rõ nét.

Nhà máy xử lý rác đóng cửa, Cà Mau phát động tổng vệ sinh môi trường

NHẬT HỒ |

Sáng ngày 10.12, UBND thành phố Cà Mau tổ chức Lễ phát động ra quân tổng vệ sinh môi trường, cải thiện cảnh quan mừng Đảng, mừng Xuân Quý Mão 2023. Lễ phát động này diễn ra sau khi nhà máy xử lý rác thải lớn nhất Cà Mau thông báo đóng cửa 90 ngày để bảo trì từ ngày 4.12.

Xóa mù chữ cho đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng cao Yên Bái

An Nhiên |

Ngày đi làm nương, tối đi học chữ đã trở thành nếp, thời khóa biểu không thể thiếu của người dân bản Thào Xa Chải và Tà Ghênh, xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái.

Diện mạo nông thôn vùng dân tộc thiểu số Cà Mau có nhiều thay đổi rõ nét

Thanh Hà |

Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đánh giá công tác triển khai thực hiện các chính sách dân tộc tại tỉnh Cà Mau đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân. Từ đó, diện mạo nông thôn vùng dân tộc thiểu số có nhiều thay đổi rõ nét.

Nhà máy xử lý rác đóng cửa, Cà Mau phát động tổng vệ sinh môi trường

NHẬT HỒ |

Sáng ngày 10.12, UBND thành phố Cà Mau tổ chức Lễ phát động ra quân tổng vệ sinh môi trường, cải thiện cảnh quan mừng Đảng, mừng Xuân Quý Mão 2023. Lễ phát động này diễn ra sau khi nhà máy xử lý rác thải lớn nhất Cà Mau thông báo đóng cửa 90 ngày để bảo trì từ ngày 4.12.