Xóa mù chữ cho đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng cao Yên Bái

An Nhiên |

Ngày đi làm nương, tối đi học chữ đã trở thành nếp, thời khóa biểu không thể thiếu của người dân bản Thào Xa Chải và Tà Ghênh, xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái.

"Không phải điểm chỉ như trước nữa"

Đây là lớp học xóa mù chữ ở huyện vùng sâu, vùng xa, khó khăn nhất của tỉnh Yên Bái. Bỏ qua tâm lý ngại ngùng, các anh chị cố gắng đồng thanh đánh vần từng con chữ. Dù giọng nói tiếng phổ thông còn chưa tròn vành, rõ chữ, nhưng tất cả mạnh dạn đọc to, đọc rõ dưới sự hướng dẫn của thầy giáo.

Chị Thào Thị La, 45 tuổi ở bản Lùng Cúng tâm sự: "Từ khi có lớp học buổi tối, được thầy cô hướng dẫn tôi đã biết đến con chữ, tiếp cận văn minh bên ngoài để tự mình xóa bỏ các tập tục lạc hậu".

Ngoài chị La, lớp xóa mù chữ còn hàng chục học viên khác là người đồng bào dân tộc H’Mông trong xã Nậm Có. Tuy mỗi người một độ tuổi khác nhau nhưng họ có điểm chung là chưa biết chữ, chưa thạo tiếng phổ thông. Do vậy, họ ngại làm mọi việc liên quan đến kê khai giấy tờ, không làm giấy khai sinh cho con, thậm chí vi phạm pháp luật mà không biết.

Anh Chang A Của, 38 tuổi ở bản Thào Xa Chải cũng cho hay: “Mình đang làm du lịch nhưng không biết tiếng phổ thông, bất tiện lắm. Mình quyết tâm đi học để về làm homestay tốt hơn, có thể giới thiệu về quê hương, phong tục, tập quán của đồng bào H’Mông cho du khách”.

Trong khi đó, bà Sùng Thị Chù, 58 tuổi ở bản Háng Cháng Lừ, xã Khao Mang bày tỏ: Sau khi hoàn thành lớp học xóa mù chữ, cuộc sống của bà như được “sang trang mới”. Bây giờ, bà đã hiểu khi xem tivi, đọc được hướng dẫn sử dụng thuốc khi bị bệnh. Lúc lên xã, lên huyện làm các thủ tục là có thể ghi tên mình, không phải điểm chỉ như trước nữa.

Kiên trì dạy chữ cho học viên bằng tuổi bố mẹ mình

Huyện Mù Cang Chải có trên 67.000 dân, trong đó trên 90% là người dân tộc H’Mông, sống rải rác ở 98 thôn bản. Cuộc sống của người dân nơi đây còn nhiều khó khăn, tỉ lệ người chưa biết chữ còn cao. Từ thực trạng đó, những năm qua địa phương này đã liên tục rà soát và mở nhiều lớp học tại bản cho người dân tiếp cận con chữ.

Ông Nguyễn Anh Thủy, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mù Cang Chải cho hay, bên cạnh việc tích cực vận động người dân trong độ tuổi từ 25-60 tham gia các lớp xóa mù chữ, Phòng đã cử giáo viên có năng lực, nhiệt huyết đứng lớp vào các buổi tối trong tuần; phối hợp với các địa phương, cơ quan đoàn thể chuẩn bị chu đáo điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cho các lớp xóa mù chữ.

Phòng Giáo dục và Đào tạo cũng phối hợp với các xã thành lập Tổ tuyên truyền vận động học viên ra lớp, rà soát số người chưa biết chữ, tổ chức đến từng hộ, gặp từng người kiên trì tuyên truyền, vận động để người dân khắc phục khó khăn, bỏ qua mặc cảm đến lớp học chữ.

Nhớ lại những ngày đầu đứng lớp dạy chữ cho những học viên bằng tuổi bố mẹ mình, thầy giáo Lù Văn Thức - giáo viên Trường Tiểu học Tà Ghênh chia sẻ: "Khi nhà trường mở 2 lớp xóa mù ở bản Lùng Cúng, tôi được phân công lên đứng lớp hơn 3 tháng liên tục. Lùng Cúng cách xa trung tâm xã, giao thông đi lại không thuận lợi, lớp chủ yếu học tối nên hôm nào không phát điện bằng ắc quy thầy trò lại dùng đèn pin để làm ánh sáng. Nhiều bác lớn tuổi rất ngại đi học nên giáo viên phải kiên trì, vừa dạy, vừa nói chuyện, động viên để người dân chịu khó đến lớp”.

Sau nhiều nỗ lực xóa mù chữ, đến nay tỉ lệ người biết chữ trong độ tuổi từ 15-60 trên địa bàn huyện Mù Cang Chải đạt gần 78%; 14 đơn vị cấp xã được công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 1, 2.

Năm 2024, Yên Bái mở và duy trì 25 lớp xóa mù chữ với 800 học viên tại các huyện Lục Yên, Văn Yên, Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang Chải và thị xã nghĩa Lộ. Tỉnh vùng cao này cũng nỗ lực trong việc nối điện lưới và phủ sóng di động ở “vùng lõm” để từng bước hoàn thiện hạ tầng chuyển đổi số, đưa ánh sáng văn hóa về với dân bản.

An Nhiên
TIN LIÊN QUAN

Bộ đội truyền lửa cho bà con vùng biên ở Đắk Nông xóa mù chữ

HỒNG THẮM |

Các chiến sĩ Bộ đội Biên phòng ở Đắk Nông đã "truyền lửa" cho 20 học viên chủ yếu là người đồng bào dân tộc thiểu số ở xã biên giới Thuận An, huyện Đắk Mil vừa hoàn thành xong lớp học xóa mù chữ để biết đọc, biết viết và cộng trừ nhân chia.

Những lớp học xóa mù chữ ở vùng cao, biên giới Điện Biên

Thanh Hà |

Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) đã mở các lớp học xóa mù chữ ngay tại các thôn, bản nhằm nâng cao trình độ dân trí cho nhân dân các dân tộc ở vùng cao, biên giới khó khăn. Hoạt động này góp phần tăng tỉ lệ người biết chữ, giảm số người mù chữ, tái mù chữ trong cộng đồng.

Gia Lai nỗ lực xóa mù chữ trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thanh Hà |

Tỉnh Gia Lai đang nỗ lực triển khai các giải pháp xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đặt mục tiêu đến năm 2025 có 90% người độ tuổi từ 15 trở lên đọc thông, viết thạo tiếng phổ thông.

Bộ đội truyền lửa cho bà con vùng biên ở Đắk Nông xóa mù chữ

HỒNG THẮM |

Các chiến sĩ Bộ đội Biên phòng ở Đắk Nông đã "truyền lửa" cho 20 học viên chủ yếu là người đồng bào dân tộc thiểu số ở xã biên giới Thuận An, huyện Đắk Mil vừa hoàn thành xong lớp học xóa mù chữ để biết đọc, biết viết và cộng trừ nhân chia.

Những lớp học xóa mù chữ ở vùng cao, biên giới Điện Biên

Thanh Hà |

Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) đã mở các lớp học xóa mù chữ ngay tại các thôn, bản nhằm nâng cao trình độ dân trí cho nhân dân các dân tộc ở vùng cao, biên giới khó khăn. Hoạt động này góp phần tăng tỉ lệ người biết chữ, giảm số người mù chữ, tái mù chữ trong cộng đồng.

Gia Lai nỗ lực xóa mù chữ trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thanh Hà |

Tỉnh Gia Lai đang nỗ lực triển khai các giải pháp xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đặt mục tiêu đến năm 2025 có 90% người độ tuổi từ 15 trở lên đọc thông, viết thạo tiếng phổ thông.