Người nghệ nhân nặng lòng với Hát nhà tơ

Đoàn Hưng |

Đã hơn 100 tuổi nhưng với sự minh mẫn hiếm có, lão nghệ nhân Đặng Thị Tự (thôn Trại Giữa, xã Đầm Hà, huyện Đầm Hà) vẫn say mê với những làn điệu của Hát nhà tơ - Hát, múa cửa đình. Tình yêu của cụ đang được tiếp nối trao truyền cho thế hệ trẻ, để mạch nguồn văn hóa dân tộc không ngừng được chảy mãi hôm nay và cả mai sau.

“Cuốn từ điển sống” về Hát nhà tơ - Hát, múa cửa đình

Những ngày giáp Tết, phóng viên Báo Lao Động có dịp gặp gỡ nghệ nhân nhân dân Đặng Thị Tự. Tuy không được khỏe nhưng khi nhắc đến Hát nhà tơ, cụ phấn chấn hẳn lên. Ánh mắt cụ lại xa xăm nhớ về quãng thời gian thanh xuân rực rỡ gắn liền với điệu múa, câu hát mang đậm bản sắc văn hóa của quê hương mình.

Ngồi trên bộ ghế gỗ trong phòng khách, hít hà hơi nóng bốc lên từ chén trà nhỏ, cụ Tự kể, cụ sinh năm 1921, tại thôn Trại Giữa xã Đầm Hà, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh. Năm 14 tuổi, cụ được chú của mình là nghệ nhân Đặng Văn Tăng và mẹ truyền dạy hát nhà Tơ. Đến năm 17 tuổi, cụ thường xuyên được mời đi hát tại các lễ hội đình làng tại Tiên Yên, Đầm Hà, Móng Cái. Ngày 8.3.2019, cụ được Chủ tịch nước phong tặng nghệ nhân nhân dân đầu tiên của tỉnh Quảng Ninh.

Nghệ nhân nhân dân Đặng Thị Tự truyền dạy cho thế hệ trẻ về hát nhà tơ. Ảnh: Phòng VHTT huyện Đầm Hà
Nghệ nhân nhân dân Đặng Thị Tự truyền dạy cho thế hệ trẻ về hát nhà tơ. Ảnh: Phòng VHTT huyện Đầm Hà
Hát nhà Tơ, Hát - múa cửa đình là một hình thức diễn xướng dân gian không thể thiếu trong lễ hội đình, lễ Thành Hoàng Làng. Đây là loại hình nghệ thuật dân gian xuất hiện ở các địa phương vùng ven biển miền đông của tỉnh Quảng Ninh, với lời lẽ ca từ giàu chất thơ, mang nhiều cảm xúc, trầm ngâm sâu lắng, kết hợp giữa lời ca điệu múa uyển chuyển.

Cụ cho biết, Hát nhà tơ phải biết nhả chữ, hát phải rõ chữ, hát đúng giọng, người hát phải biết cách sử dụng phách, tiếng phách phải chắc và giòn, lời ca và tiếng phách phải ăn khớp với nhau. Người hát cũng phải hiểu được ẩn ý của câu hát, tạo ra bản sắc riêng, từ đó mới diễn tả được cung bậc tình cảm của Hát nhà tơ. 

Trải qua những thăng trầm của lịch sử, năm 1963, đình Đầm Hà bị dỡ bỏ, lễ hội đình từ đó không được duy trì, Hát nhà tơ - Hát, múa của đình theo đó cũng chìm dần.

Cụ Đặng Thị Tự đón nhận danh hiệu nghệ nhân nhân dân năm 2019.
Cụ Đặng Thị Tự đón nhận danh hiệu nghệ nhân nhân dân năm 2019.
Tuy nhiên, nghệ nhân Đặng Thị Tự vẫn âm thầm sưu tầm và gìn giữ 39 bài hát với gần 800 câu và 9 giai điệu cổ, đó là giọng vọng, giọng thét nhạc, giọng thả, giọng huỳnh, giọng giai, giọng phú, giọng ca trù, giọng hãm và giọng nhị thập tứ hiếu và 4 điệu múa cổ đó là múa tế, múa dâng hương, múa đội đèn, múa bông.

Nặng lòng gìn giữ vốn quý của văn hóa dân tộc

Năm 2009, cùng với việc phụng dựng lại lễ hội Đình Đầm Hà, huyện Đầm Hà phối hợp cùng Hội Văn nghệ Dân gian tỉnh Quảng Ninh mở 3 lớp hát nhà Tơ, hát múa Cửa Đình do nghệ nhân Đặng Thị Tự trực tiếp truyền dạy cho gần 100 học viên. Năm 2016, lễ hội Đình Tràng Y, xã Đại Bình, huyện Đầm Hà được phục dựng, cụ lại được UBND huyện Đầm Hà mời dạy hát nhà Tơ. 

Cụ cho biết, vì lý do sức khỏe đã 3 năm nay không còn đi hát và dạy Hát nhà tơ - song bao nhiêu vốn liếng trong nghề, cụ đã truyền dạy hết cho thế hệ trẻ, tính đến nay đã được khoảng 100 người. Niềm mong mỏi lớn nhất của cụ là có một lớp ca nương đào kép trẻ say mê gắn bó với hát nhà Tơ để những câu hát, điệu múa được lưu truyền mãi. Đó cũng là cách để giữ gìn nét văn hóa quý báu của dân tộc.

Ông Tạ Hữu Tuất - Trưởng phòng Văn hóa, thông tin huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh cho biết, địa phương cũng đang rất trăn trở để phát triển loại hình nghệ thuật dân gian Hát nhà Tơ - Hát, múa cửa đình - song việc chi trả cho những lớp học như thế này chưa có quy định. Nhiều nơi, việc mở lớp học được tổ chức theo hình thức xã hội hóa, nhưng đối với huyện Đầm Hà thì điều kiện kinh tế khó hơn các địa phương khác.

Vì vậy, địa phương mong muốn nhà nước, tỉnh có chế độ chính sách cụ thể trong việc tổ chức lớp học, chế độ bồi dưỡng cho nghệ nhân truyền dạy, cho học viên đi học và tài liệu liên quan. Có như vậy, những loại hình nghệ thuật dân gian như Hát nhà Tơ - Hát, múa cửa đình mới tiếp tục được gìn giữ và phát triển.

Đoàn Hưng
TIN LIÊN QUAN

Việt Nam công bố cẩm nang phòng chống tin giả trên không gian mạng

Thanh Hà |

"Cẩm nang phòng chống tin giả, tin sai sự thật trên không gian mạng" ra mắt ngày 27.12 trao cho cộng đồng, người sử dụng mạng Internet công cụ để cùng nhận biết, ứng xử phù hợp và chung tay loại trừ tin giả, tin sai sự thật.

Mặt nạ vàng hơn 2.000 năm tuổi được công nhận bảo vật quốc gia

Thành An |

Ngày 23.12, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã tổ chức lễ công bố quyết định công nhận bảo vật quốc gia và di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Bảo tàng tỉnh.

Đại sứ nhiều nước lần đầu xuất hiện trên sóng truyền hình dịp năm mới 2023

Ái Vân |

Đại sứ Hoa Kỳ, Ấn Độ, Nhật Bản, Đức, Australia, Canada, Israel, Palestin, Campuchia… và đại sứ nhiều quốc gia khác đồng loạt đăng đàn trên sóng truyền hình trước thềm năm mới với những thông điệp quan trọng về thế giới năm 2023 và những câu chuyện “đi sứ nước Việt” lần đầu tiên được chia sẻ.

Việt Nam công bố cẩm nang phòng chống tin giả trên không gian mạng

Thanh Hà |

"Cẩm nang phòng chống tin giả, tin sai sự thật trên không gian mạng" ra mắt ngày 27.12 trao cho cộng đồng, người sử dụng mạng Internet công cụ để cùng nhận biết, ứng xử phù hợp và chung tay loại trừ tin giả, tin sai sự thật.

Mặt nạ vàng hơn 2.000 năm tuổi được công nhận bảo vật quốc gia

Thành An |

Ngày 23.12, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã tổ chức lễ công bố quyết định công nhận bảo vật quốc gia và di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Bảo tàng tỉnh.

Đại sứ nhiều nước lần đầu xuất hiện trên sóng truyền hình dịp năm mới 2023

Ái Vân |

Đại sứ Hoa Kỳ, Ấn Độ, Nhật Bản, Đức, Australia, Canada, Israel, Palestin, Campuchia… và đại sứ nhiều quốc gia khác đồng loạt đăng đàn trên sóng truyền hình trước thềm năm mới với những thông điệp quan trọng về thế giới năm 2023 và những câu chuyện “đi sứ nước Việt” lần đầu tiên được chia sẻ.