Nghiên cứu thành lập các bảo tàng chuyên ngành quốc gia

PHẠM ĐÔNG |

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 515/QĐ-TTg ngày 15.5.2023 phê duyệt Chương trình tổng thể về phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2023-2025 (chương trình).

Chương trình tập trung vào các hoạt động thuộc các lĩnh vực cụ thể, gồm: di sản văn hóa; văn hóa cơ sở; nghệ thuật biểu diễn; mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm; điện ảnh; thư viện; đào tạo; văn hóa dân tộc; văn hóa đối ngoại; công nghiệp văn hóa,...

Đối tượng của chương trình bao gồm: Di sản văn hóa thế giới, di tích được công nhận di tích quốc gia đặc biệt, di tích cấp quốc gia; Di sản văn hóa phi vật thể được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) công nhận; di sản văn hóa phi vật thể có giá trị tiêu biểu hoặc nguy cơ mai một;

Các thiết chế văn hóa, không gian văn hóa sáng tạo; đội tuyên truyền lưu động; các đồn Biên phòng; các cơ sở, điểm vui chơi giải trí cho trẻ em; Đội ngũ văn nghệ sĩ, đội ngũ trí thức, nhân lực quản lý, đào tạo, nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực văn hóa; Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật.

Chương trình đưa ra 8 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, bao gồm:

1, Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về văn hóa, nâng cao nhận thức của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội về vị trí, vai trò của sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, đồng thời phổ biến, truyền thông nâng cao nhận thức về chương trình.

2, Bảo tồn, phát huy bền vững các giá trị văn hóa của dân tộc.

3, Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa.

4, Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, nâng cao đời sống tinh thần, năng lực thẩm mỹ của nhân dân.

5, Phát triển đội ngũ văn nghệ sĩ, trí thức và nguồn nhân lực quản lý, đào tạo, nghiên cứu khoa học chất lượng cao trong lĩnh vực văn hóa.

6, Phát triển các sản phẩm văn hóa, nghệ thuật của Việt Nam có giá trị đỉnh cao về nghệ thuật và tư tưởng.

7, Quảng bá hình ảnh đất nước, văn hóa và con người Việt Nam ra thế giới.

8, Huy động nguồn lực và quản lý thực hiện chương trình.

Cụ thể, nhằm bảo tồn, phát huy bền vững các giá trị văn hóa của dân tộc, sẽ triển khai các chương trình, nhiệm vụ bảo quản, tu bổ, phục hồi và tôn tạo cho khoảng 2 di sản văn hóa, thiên nhiên được UNESCO ghi danh; khoảng 15 di tích quốc gia đặc biệt có giá trị đang xuống cấp nghiêm trọng. Hỗ trợ chống xuống cấp, tu sửa cấp thiết khoảng 150 di tích cấp quốc gia.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh xây dựng hồ sơ khoa học các di sản văn hóa phi vật thể có giá trị tiêu biểu hoặc có nguy cơ mai một, cần được bảo vệ khẩn cấp để ghi danh vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, di sản thế giới đẩy mạnh công tác sưu tầm tài liệu cổ, quý hiếm có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, khoa học; nâng cấp, cải tạo một số bảo tàng công lập cấp quốc gia.

Nghiên cứu, thành lập các bảo tàng chuyên ngành cấp quốc gia về nghệ thuật đương đại, nghệ thuật nhiếp ảnh; trung tâm quốc gia về bảo quản hiện vật.

Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, cơ quan chủ trì thực hiện chương trình, có trách nhiệm: Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương liên quan xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp của chương trình; chịu trách nhiệm về số liệu, tiến độ thực hiện, kết quả và hiệu quả của chương trình.

UBND các tỉnh, thành theo thẩm quyền, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm: Dành quỹ đất hợp lý tại các vị trí thuận lợi để đầu tư mới các công trình văn hóa trong khuôn khổ chương trình; đối với các khu đô thị mới, ưu tiên bố trí diện tích và vị trí đất cho xây dựng các công trình văn hóa trong khuôn khổ chương trình.

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành cơ chế, chính sách, hướng dẫn tổ chức triển khai chương trình trên địa bàn theo thẩm quyền, nhiệm vụ được giao; tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện chương trình tại cơ sở, kịp thời xử lý nghiêm các trường hợp để thất thoát, lãng phí kinh phí thực hiện của chương trình…

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Giữ gìn phong tục, tập quán, lễ nghĩa qua Nếp cũ - Hội hè đình đám

Hương Lê |

“Nếp cũ - Hội hè đình đám” là cuốn sách cung cấp cho người đọc những hiểu biết cần thiết về cội nguồn của dân tộc, về những phong tục, tập quán, lễ nghĩa phong hóa xưa nay của ông cha ta.

Khai thác tiềm năng du lịch cộng đồng ở các thôn bản Nghệ An

Thanh Hà |

Theo dự báo của các địa phương, dịp nghỉ lễ 30.4 năm nay nhiều điểm du lịch cộng đồng tại Nghệ An lượng khách đến sẽ tăng cao, nhất là các điểm du lịch cộng đồng tại huyện Con Cuông, Tương Dương, Quỳ Châu, Kỳ Sơn…

Ngày hội văn hóa thanh niên, công nhân lao động

QUẾ CHI |

Thực hiện sự chỉ đạo của Liên đoàn Lao động Bắc Giang về triển khai tổ chức các hoạt động Tháng Công nhân gắn với Tháng An toàn vệ sinh lao động năm 2023, Liên đoàn Lao động huyện phối hợp với huyện đoàn Yên Thế tổ chức ngày hội văn hóa thanh niên, công nhân lao động lần thứ III năm 2023.

Giữ gìn phong tục, tập quán, lễ nghĩa qua Nếp cũ - Hội hè đình đám

Hương Lê |

“Nếp cũ - Hội hè đình đám” là cuốn sách cung cấp cho người đọc những hiểu biết cần thiết về cội nguồn của dân tộc, về những phong tục, tập quán, lễ nghĩa phong hóa xưa nay của ông cha ta.

Khai thác tiềm năng du lịch cộng đồng ở các thôn bản Nghệ An

Thanh Hà |

Theo dự báo của các địa phương, dịp nghỉ lễ 30.4 năm nay nhiều điểm du lịch cộng đồng tại Nghệ An lượng khách đến sẽ tăng cao, nhất là các điểm du lịch cộng đồng tại huyện Con Cuông, Tương Dương, Quỳ Châu, Kỳ Sơn…

Ngày hội văn hóa thanh niên, công nhân lao động

QUẾ CHI |

Thực hiện sự chỉ đạo của Liên đoàn Lao động Bắc Giang về triển khai tổ chức các hoạt động Tháng Công nhân gắn với Tháng An toàn vệ sinh lao động năm 2023, Liên đoàn Lao động huyện phối hợp với huyện đoàn Yên Thế tổ chức ngày hội văn hóa thanh niên, công nhân lao động lần thứ III năm 2023.