Giữ gìn phong tục, tập quán, lễ nghĩa qua Nếp cũ - Hội hè đình đám

Hương Lê |

“Nếp cũ - Hội hè đình đám” là cuốn sách cung cấp cho người đọc những hiểu biết cần thiết về cội nguồn của dân tộc, về những phong tục, tập quán, lễ nghĩa phong hóa xưa nay của ông cha ta.

“Nếp cũ - Hội hè đình đám” là tác phẩm nằm trong bộ sách “Nếp cũ” gồm: “Con người Việt Nam”; “Tín ngưỡng Việt Nam”; “Làng xóm Việt Nam”; “Hộ hè đình đám” của tác giả Toan Ánh.

Biết những điều tốt đẹp, nhận chân giá trị đích thực những gì thuộc về văn hóa cổ truyền, những cái hay, cái lạ của ông cha từ thời mở nước và giữ nước đặng gìn giữ những vốn quý hay, lạ, hợp lẽ đời, để đối nhân xử thế đầy nhân hậu, yêu thương và đồng cảm giữa người với người trên quê hương Việt Nam.

Với tác phẩm “Nếp cũ - Hội hè đình đám”, tác giả đã đưa chúng ta đến với những hội hè đình đám mang đậm dân tộc tính. Những hội hè đình đám đã từng mua vui cho người dân, đã từng chứng tỏ ý niệm thiêng liêng tôn giáo của người dân qua nghi lễ, đã từng nêu cao lòng biết ơn của người dân đối với các bậc anh hùng đất nước cũng như đối với các vị thần linh, nhất là các vị Thành hoàng đã che chở phù hộ cho dân mỗi xã, và nhất là đã từng là những dịp để người dân ôn lại lễ nghi, nhớ lại phong tục. 

“Nếp cũ - Hội hè đình đám” là một tác phẩm biên khảo có giá trị trong việc giữ gìn truyền thống, nét đẹp văn hóa của dân tộc Việt Nam với những lễ nghi, phong tục tự ngàn đời mà tổ tiên đã để lại cho con cháu.

“Nếp cũ - Hội hè đình đám” là những đóng góp quan trọng cho kho kiến thức văn hóa Việt cũng là một phần của Việt Nam học. Tác phẩm như nhịp dẫn đưa thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay trở về tìm hiểu cội nguồn của dân tộc, về những phong tục, tập quán, lễ nghĩa của ông bà mình, tìm về nguồn cội với một hệ thống kiến thức cần tham khảo để vận dụng cho đời sống hiện tại.

Nhà thơ Phùng Tất Đắc từng nói bộ sách của Toan Ánh là công trình cần phải có để ghi lại những gì đã mất và sắp mất, giúp con người nhận chân và gìn giữ giá trị cũ, hiểu được gốc rễ của cuộc sống ngày nay, cho thấy hướng đi nhằm xây dựng tương lai phù hợp với bản chất dân tộc.

Từ những trang sách, bạn đọc sẽ có dịp ôn và nhớ lại lịch và sự tiến hóa của tổ tiên, ông bà ta trên con đường dựng nước và giữ nước, khởi nguồn từ cá nhân từng con người riêng biệt lúc sinh đến lúc tử, từ cuộc sống mỗi gia đình đến tộc họ, mở rộng đến làng xóm và xa hơn là huyện, tỉnh, rồi cả nước, quốc gia.

Nhà văn Toan Ánh tên thật là Nguyễn Văn Toán tại Đáp Cầu (Bắc Ninh). Suốt cuộc đời mình, ông dành phần lớn thời gian để ghi nhận, khám phá những phong tục tập quán, lề thói dân gian, lễ hội đình đám, tín ngưỡng, địa dư chí, ca dao... của nhiều vùng miền trên đất nước.

Năm 1935, truyện ngắn đầu tay "Chiếc nhẫn quý" của ông được đăng trên báo Tiểu thuyết Thứ Bảy. Sau khi mất, ông để lại khoảng 124 tác phẩm có giá trị học thuật như bộ "Nếp cũ" gồm 11 cuốn, nói đầy đủ về vòng đời của một con người Việt Nam (từ lúc thai nghén, sinh ra, đi học, đi làm, lập gia đình, chết, cải táng,...). Tập truyện "Trong lũy tre xanh" phê phán hủ tục làng quê. Cuốn "Phong lưu đồng ruộng" ca ngợi nét đẹp đời sống tinh thần thôn xóm.


Hương Lê
TIN LIÊN QUAN

Gần 1.000 tỉ đồng phát triển kinh tế xã hội vùng dân tộc thiểu số Thủ đô

PHẠM ĐÔNG |

Hà Nội là địa phương đầu tiên trong cả nước triển khai thực hiện chương trình này, kết quả đã tạo được sự phát triển toàn diện về kinh tế xã hội - nhất là phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng ở khu vực miền núi tương đương với khu vực nông thôn ở ngoại thành.

Tết Quân - Dân Chôl Chnăm Thmây: Thể hiện tình đoàn kết, gắn bó keo sơn

Tạ Quang |

Cần Thơ - Tối ngày 12.4, Bộ Chỉ huy Quân sự TP Cần Thơ phối hợp Ban Dân tộc TP và UBND huyện Thới Lai tổ chức “Tết Quân - Dân Cần Thơ mừng Chôl Chnăm Thmây năm 2023”. Đây là ngày hội lớn của đồng bào dân tộc Khmer, là ngày vui chung của quân và dân TP Cần Thơ, thể hiện tình đoàn kết, gắn bó keo sơn giữa chính quyền, quân và các dân tộc trên địa bàn thành phố.

Diện mạo nông thôn vùng dân tộc thiểu số Cà Mau có nhiều thay đổi rõ nét

Thanh Hà |

Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đánh giá công tác triển khai thực hiện các chính sách dân tộc tại tỉnh Cà Mau đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân. Từ đó, diện mạo nông thôn vùng dân tộc thiểu số có nhiều thay đổi rõ nét.

Gần 1.000 tỉ đồng phát triển kinh tế xã hội vùng dân tộc thiểu số Thủ đô

PHẠM ĐÔNG |

Hà Nội là địa phương đầu tiên trong cả nước triển khai thực hiện chương trình này, kết quả đã tạo được sự phát triển toàn diện về kinh tế xã hội - nhất là phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng ở khu vực miền núi tương đương với khu vực nông thôn ở ngoại thành.

Tết Quân - Dân Chôl Chnăm Thmây: Thể hiện tình đoàn kết, gắn bó keo sơn

Tạ Quang |

Cần Thơ - Tối ngày 12.4, Bộ Chỉ huy Quân sự TP Cần Thơ phối hợp Ban Dân tộc TP và UBND huyện Thới Lai tổ chức “Tết Quân - Dân Cần Thơ mừng Chôl Chnăm Thmây năm 2023”. Đây là ngày hội lớn của đồng bào dân tộc Khmer, là ngày vui chung của quân và dân TP Cần Thơ, thể hiện tình đoàn kết, gắn bó keo sơn giữa chính quyền, quân và các dân tộc trên địa bàn thành phố.

Diện mạo nông thôn vùng dân tộc thiểu số Cà Mau có nhiều thay đổi rõ nét

Thanh Hà |

Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đánh giá công tác triển khai thực hiện các chính sách dân tộc tại tỉnh Cà Mau đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân. Từ đó, diện mạo nông thôn vùng dân tộc thiểu số có nhiều thay đổi rõ nét.