Giúp đồng bào dân tộc thiểu số có thu nhập ổn định hơn từ voi nhà

Bảo Trung |

Cơ quan chức năng, doanh nghiệp tỉnh Đắk Lắk đang liên tục có những ý tưởng, kế hoạch khai thác du lịch thân thiện từ loài voi để đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương có thu nhập ổn định hơn.

Ngày 1.3, bà Trần Thị Kim Ánh - Giám đốc Chi nhánh du lịch và Khách sạn Biệt Điện (đơn vị quản lý Trung tâm du lịch cầu treo Buôn Đôn - Làng đảo) - cho biết: "Sau một  thời gian vận động, các chủ voi là người dân địa phương tại Buôn Đôn đã cùng với đơn vị ngừng hẳn dịch vụ cưỡi voi. Việc ngừng dịch vụ cưỡi voi là hợp với xu thế du lịch nhân văn, giúp voi nhà ở tỉnh có thể duy trì được sức khoẻ, phát triển nòi giống".

Bà Ánh nói: "Tuy nhiên, nhìn nhận một cách thực tế, voi Đắk Lắk đa phần đang được thuần hoá, nuôi dưỡng bởi người đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương nên khi vận động chủ voi ngưng tham gia cung cấp dịch vụ cưỡi voi nhưng cơ quan chức năng không giúp họ có nguồn thu nhập khác thay thế thì sẽ rất khó duy trì bền vững. Việc khai thác trở lại du lịch cưỡi voi rất dễ tái diễn.

Sau khi thông tin ngưng hoạt động cưỡi voi tại Buôn Đôn, lượng khách du lịch đến với Buôn Đôn đã giảm mạnh. Việc này khiến cho hoạt động du lịch voi thân thiện hiện chưa tiếp cận được đến nhiều du khách, gây ra nguy cơ mất an toàn thu nhập, làm ảnh hưởng mạnh đến đời sống của gia đình chủ voi. Ngoài ra, công tác chăm sóc sức khoẻ cho voi Buôn Đôn sẽ không được đảm bảo".

Được biết, bên cạnh nhưng dịch vụ đã triển khai như chụp ảnh cùng voi, cho voi ăn, tắm cùng voi... thì đơn vị nói trên còn tiến hành thực hiện chương trình Buôn Đôn: Dựng chuỗi pano “Tôi cười cùng voi, Tôi ngừng cưỡi voi”; Buôn Ma Thuột: Dựng chuỗi pano tuyên truyền “Tôi cười cùng voi, Tôi ngừng cưỡi voi”. 

Qua đó, mang lại nguồn thu nhập đủ tốt cho chủ voi, nài voi nhằm giúp họ an tâm và tin tưởng vào chủ trương đúng đắn của UBND tỉnh là dẹp bỏ du lịch cưỡi voi và chuyển sang mô hình thân thiện với loài vật này. 

UBND tỉnh Đắk Lắk phê duyệt khoản viện trợ hỗ trợ của Tổ chức Động vật châu Á với tổng giá trị hơn 55,4 tỉ đồng, tương đương 2,43 triệu USD để hỗ trợ việc thực hiện chuyển đổi mô hình du lịch cưỡi voi sang mô hình du lịch thân thiện với voi. Đắk Lắk đang còn 37 con voi nhà và khoảng 80-100 con voi rừng, giảm khoảng 90% so với năm 1980.

Bảo Trung
TIN LIÊN QUAN

"Mùa xuân và Tuổi trẻ" tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam

Thanh Hà |

Chương trình tháng 3 “Mùa xuân và Tuổi trẻ” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam với các hoạt động gắn với Tháng Ba – tháng Thanh niên. 

Đắk Lắk chăm sóc sức khỏe nhân dân vùng biên giới

Thanh Hà |

Phòng khám Quân - Dân y đã trở thành địa chỉ tin cậy để tư vấn, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân vùng biên xã Ia Lốp.

Gia Lai nỗ lực xóa mù chữ trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thanh Hà |

Tỉnh Gia Lai đang nỗ lực triển khai các giải pháp xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đặt mục tiêu đến năm 2025 có 90% người độ tuổi từ 15 trở lên đọc thông, viết thạo tiếng phổ thông.

"Mùa xuân và Tuổi trẻ" tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam

Thanh Hà |

Chương trình tháng 3 “Mùa xuân và Tuổi trẻ” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam với các hoạt động gắn với Tháng Ba – tháng Thanh niên. 

Đắk Lắk chăm sóc sức khỏe nhân dân vùng biên giới

Thanh Hà |

Phòng khám Quân - Dân y đã trở thành địa chỉ tin cậy để tư vấn, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân vùng biên xã Ia Lốp.

Gia Lai nỗ lực xóa mù chữ trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thanh Hà |

Tỉnh Gia Lai đang nỗ lực triển khai các giải pháp xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đặt mục tiêu đến năm 2025 có 90% người độ tuổi từ 15 trở lên đọc thông, viết thạo tiếng phổ thông.