Khôi phục, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc Lự ở Lai Châu

Thanh Hà |

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 2579/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức khôi phục, bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc thiểu số rất ít người, năm 2022.

TTXVN cho hay, theo kế hoạch, các đơn vị chức năng sẽ tiến hành khôi phục, bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Lự sinh sống trên địa bàn huyện Tam Đường và huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu (địa bàn dân tộc Lự sinh sống ổn định thành cộng đồng trên địa bàn các xã khu vực III, tỉnh Lai Châu).

Đây là một trong các dân tộc thiểu số có số dân dưới 10.000 người.

Cơ quan chức năng sẽ tổ chức khảo sát, điều tra, thống kê, thu thập thông tin tư liệu, dữ liệu tổng thể về các loại hình văn hóa phi vật thể của dân tộc Lự trên địa bàn tỉnh Lai Châu.

Từ đó, các bên liên quan tổ chức hai lớp tập huấn nâng cao năng lực bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc Lự gắn với phát triển du lịch; khôi phục, bảo tồn và phát huy các loại hình văn hóa phi vật thể của đồng bào.

Trong đó, có hai chương trình bảo tồn, phát huy nghề dệt thổ cẩm; hai chương trình bảo tồn, phát huy nghệ thuật trình diễn dân gian, hai chương trình bảo tồn, phát huy tập quán xã hội, một chương trình bảo tồn, phát huy Tết cơm mới và một chương trình bảo tồn, phát huy trò chơi dân gian của dân tộc Lự.

Đồng thời, cơ quan chức năng sẽ tiến hành giới thiệu, quảng bá các giá trị văn hóa tiêu biểu của đồng bào dân tộc Lự đến du khách trong và ngoài nước; tuyên truyền về mô hình bảo tồn văn hóa gắn với phát triển du lịch; xuất bản, phát hành ấn phẩm giới thiệu, tuyên truyền về văn hóa truyền thống của dân tộc Lự.

Việc tổ chức khôi phục, bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc thiểu số rất ít người là hoạt động thiết thực nhằm triển khai thực hiện hiệu quả Dự án 6 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 cùng chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch.

Chương trình góp phần phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư của nhà nước, xã hội và cộng đồng vào công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của cộng đồng dân tộc thiểu số rất ít người; cải thiện mức hưởng thụ văn hóa ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Các hoạt động trong chương trình sẽ giúp khôi phục, bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc thiểu số rất ít người phù hợp với điều kiện kinh tế và phong tục, tập quán cộng đồng dân tộc thiểu số; lựa chọn hỗ trợ bảo tồn, phát huy các loại hình văn hóa tiêu biểu của dân tộc thiểu số rất ít người, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch tại địa phương.

Theo danh mục các thành phần dân tộc Việt Nam do Tổng cục Thống kê ban hành năm 1979, dân tộc Lự ở nước ta còn có tên gọi là Lừ, Nhuồn (Duồn), Phù Lừ, thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái (Tày, Thái, Nùng, Sán Chay, Giáy, Lào, Bố Y và Lự). Lừ hoặc Thay Lừ là tên tự gọi của đồng bào chủ yếu cư trú tại tỉnh Lai Châu (huyện Tam Đường, Sìn Hồ)...

Dân tộc Lự có tiếng nói riêng tạo nên bản sắc văn hóa đặc trưng. Trong giao tiếp, họ vẫn sử dụng ngôn ngữ truyền thống và tiếng Việt để giao tiếp với các cộng đồng khác. Bên cạnh đó, họ còn học và sử dụng một số tiếng của người Thái, Lào, Mông...

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Công nghiệp văn hoá: Cần những ngọn cờ

THU HƯƠNG |

Trao đổi với phóng viên Lao Động, các chuyên gia có kinh nghiệm ở nhiều ngành văn hóa đã đưa ra giải pháp cụ thể với mong muốn đóng góp xây dựng chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến 2045.

Dấu ấn nữ quyền ở phim điện ảnh Việt

Ngọc Dủ |

Điện ảnh Việt trong những năm gần đây luôn có những tác phẩm mang đậm dấu ấn của nữ quyền. Nó thể hiện không chỉ ở người tạo ra các sản phẩm đó là nữ giới mà còn ý nghĩa cài cắm ở mỗi bộ phim.

Du lịch Ninh Bình phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch COVID-19

Diệu Anh |

Trong khi nhiều ngành kinh tế khác vẫn chưa thể phục hồi do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 thì du lịch Ninh Bình đã "ghi điểm" bằng sự tăng trưởng mạnh mẽ, góp phần quan trọng vào các mục tiêu tăng trưởng của nền kinh tế của tỉnh.

Công nghiệp văn hoá: Cần những ngọn cờ

THU HƯƠNG |

Trao đổi với phóng viên Lao Động, các chuyên gia có kinh nghiệm ở nhiều ngành văn hóa đã đưa ra giải pháp cụ thể với mong muốn đóng góp xây dựng chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến 2045.

Dấu ấn nữ quyền ở phim điện ảnh Việt

Ngọc Dủ |

Điện ảnh Việt trong những năm gần đây luôn có những tác phẩm mang đậm dấu ấn của nữ quyền. Nó thể hiện không chỉ ở người tạo ra các sản phẩm đó là nữ giới mà còn ý nghĩa cài cắm ở mỗi bộ phim.

Du lịch Ninh Bình phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch COVID-19

Diệu Anh |

Trong khi nhiều ngành kinh tế khác vẫn chưa thể phục hồi do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 thì du lịch Ninh Bình đã "ghi điểm" bằng sự tăng trưởng mạnh mẽ, góp phần quan trọng vào các mục tiêu tăng trưởng của nền kinh tế của tỉnh.