Hà Nội bảo tồn nét đẹp văn hóa dân tộc qua lời ca tiếng hát

Thanh Hà |

Chương trình Liên hoan ca múa nhạc của Hiệp hội UNESCO thành phố Hà Nội diễn ra đặc sắc, phong phú, mang đậm màu sắc văn hóa dân tộc với 26 tiết mục đến từ 26 câu lạc bộ trực thuộc, theo TTXVN.

Chào mừng Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23.11), ngày 8.11, Hiệp hội UNESCO thành phố Hà Nội tổ chức chương trình Liên hoan ca múa nhạc lần thứ 18. Bên cạnh mục đích gìn giữ, bảo tồn nét văn hóa của dân tộc, chương trình còn mang ý nghĩa chào mừng Ngày Giải phóng Thủ đô 10.10 và Đại hội đại biểu Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội sẽ diễn ra trong thời gian tới.

Phát biểu khai mạc chương trình, Chủ tịch Hiệp hội UNESCO Hà Nội Trương Minh Tiến cho biết, từ nhiều năm qua, Liên hoan ca múa nhạc của Hiệp hội là hoạt động vừa mang tính giáo dục, giải trí cao, vừa tập hợp, gắn kết giữa các thành viên của từng câu lạc bộ, của các đơn vị trong và ngoài Hiệp hội.

Từ đó, tạo sự đoàn kết, đồng thuận, triển khai các hoạt động theo tôn chỉ, mục đích, nhiệm vụ của Hiệp hội. Ngoài việc thể hiện một phần tài năng của các hội viên câu lạc bộ, Liên hoan còn truyền tải một thông điệp rất ý nghĩa là vui để khỏe, vui để gắn kết, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa của Thủ đô, đóng góp tích cực vào nhiệm vụ đối ngoại nhân dân của thành phố.

Chương trình diễn ra đặc sắc, phong phú với 26 tiết mục đến từ 26 câu lạc bộ trực thuộc Hiệp hội UNESCO thành phố Hà Nội. Các tiết mục mang đậm màu sắc văn hóa dân tộc, được thể hiện bằng tài năng của các thành viên đã nhận được sự hưởng ứng của đông đảo khán giả. Đó là “Hợp ca nam nữ: Tổ quốc ta chưa đẹp thế bao giờ” của Câu lạc bộ UNESCO Bình Minh; “Múa Tày theo bài hát Việt Bắc nhớ Bác Hồ” của Câu lạc bộ UNESCO Thái cực trường sinh đạo Cầu Diễn; “Hợp ca Đất Việt tiếng vọng” của Đoàn nghệ thuật Sóng đàn Thăng Long; “Ba quan mời trầu, dân ca đồng bằng Bắc bộ: của Câu lạc bộ UNESCO Việt Trung...

Với 32 trung tâm, câu lạc bộ và 1.273 hội viên, Hiệp hội UNESCO thành phố Hà Nội luôn có những sáng tạo, đổi mới, linh hoạt cả về nội dung, phương thức hoạt động và đạt được nhiều kết quả nổi bật trên các mặt: hòa bình hữu nghị, thông tin tuyên truyền cùng nhiều thành tựu trong hoạt động của các câu lạc bộ thành viên.

Nhiều câu lạc bộ có nhiều hoạt động tích cực, góp phần không nhỏ trong việc thực hiện các hoạt động văn hóa xã hội, bảo tồn di sản văn hóa cũng như công tác đối ngoại nhân dân của thành phố Hà Nội.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Thấy một Hà Nội cổ kính, bình dị qua những thước phim

HƯƠNG MAI |

Sáng 8.11, Triển lãm "Bối cảnh quay phim là các di tích, di sản văn hóa của Hà Nội" trong khuôn khổ LHP quốc tế Hà Nội lần VI (HANIFF VI) đã diễn ra tại Hà Nội .

Sẵn sàng cho Lễ hội văn hoá, thể thao và du lịch đồng bào Khmer Nam Bộ

Văn Sỹ |

Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào Khmer Nam bộ lần thứ VIII, Lễ hội Oóc om bóc - Đua ghe ngo Sóc Trăng, khu vực ĐBSCL chính thức diễn ra từ ngày 6 đến ngày 8.11 tại tỉnh Sóc Trăng với nhiều chương trình, hoạt động đặc sắc, ý nghĩa.

Giữ gìn, phát huy giá trị các loại nhạc cụ dân tộc ở Sơn La

Theo TTXVN |

Sơn La nằm ở phía Tây Bắc của Tổ quốc, không chỉ được biết đến với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, mà còn là cái nôi văn hóa lâu đời của cộng đồng các dân tộc cùng sinh sống. Mỗi dân tộc có những giá trị văn hóa riêng biệt, độc đáo; trong đó không thể không nhắc đến các loại nhạc cụ, những vũ điệu dân gian như múa khèn của đồng bào Mông, múa xòe - múa sạp của đồng bào Thái...

Thấy một Hà Nội cổ kính, bình dị qua những thước phim

HƯƠNG MAI |

Sáng 8.11, Triển lãm "Bối cảnh quay phim là các di tích, di sản văn hóa của Hà Nội" trong khuôn khổ LHP quốc tế Hà Nội lần VI (HANIFF VI) đã diễn ra tại Hà Nội .

Sẵn sàng cho Lễ hội văn hoá, thể thao và du lịch đồng bào Khmer Nam Bộ

Văn Sỹ |

Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào Khmer Nam bộ lần thứ VIII, Lễ hội Oóc om bóc - Đua ghe ngo Sóc Trăng, khu vực ĐBSCL chính thức diễn ra từ ngày 6 đến ngày 8.11 tại tỉnh Sóc Trăng với nhiều chương trình, hoạt động đặc sắc, ý nghĩa.

Giữ gìn, phát huy giá trị các loại nhạc cụ dân tộc ở Sơn La

Theo TTXVN |

Sơn La nằm ở phía Tây Bắc của Tổ quốc, không chỉ được biết đến với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, mà còn là cái nôi văn hóa lâu đời của cộng đồng các dân tộc cùng sinh sống. Mỗi dân tộc có những giá trị văn hóa riêng biệt, độc đáo; trong đó không thể không nhắc đến các loại nhạc cụ, những vũ điệu dân gian như múa khèn của đồng bào Mông, múa xòe - múa sạp của đồng bào Thái...