Gần 1.000 tỉ đồng phát triển kinh tế xã hội vùng dân tộc thiểu số Thủ đô

PHẠM ĐÔNG |

Hà Nội là địa phương đầu tiên trong cả nước triển khai thực hiện chương trình này, kết quả đã tạo được sự phát triển toàn diện về kinh tế xã hội - nhất là phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng ở khu vực miền núi tương đương với khu vực nông thôn ở ngoại thành.

Sáng 18.4, Đoàn khảo sát Ban Văn hóa - Xã hội, HĐND thành phố Hà Nội đã làm việc với Ban Dân tộc thành phố về kết quả thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2021-2030.

Theo báo cáo của Ban Dân tộc, hiện nay TP Hà Nội có 13 xã dân tộc miền núi thuộc khu vực I của 4 huyện: Ba Vì, Mỹ Đức, Quốc Oai và Thạch Thất với tổng số 118 thôn. Cả 13/13 xã đều đạt chuẩn nông thôn mới.

Ngay sau khi Nghị quyết 88/2019/QH14 và Nghị quyết 120/2020/QH14 của Quốc hội ban hành tại kỳ họp cuối năm 2020, UBND TP đã trình HĐND TP phê duyệt danh mục 69 dự án với tổng kinh phí 500 tỉ đồng để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) năm 2021.

Đến tháng 9.2021, thành phố tiếp tục bổ sung thêm 243 tỉ đồng đầu tư cho 30 dự án. Các dự án thực hiện trong năm 2021 được tích hợp vào các dự án đầu tư của Kế hoạch số 253/KH-UBND ngày 11.11.2021 của UBND TP để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN của Hà Nội giai đoạn 2021- 2030, giai đoạn 1 (2021-2025).

Do đó, mặc dù trong quá trình xây dựng Kế hoạch nhưng các dự án đầu tư đã được triển khai thực hiện ngay trong năm 2021, với tổng số vốn là 743 tỉ đồng.

Theo Kế hoạch số 253/KH-UBND có 9 nội dung thực hiện để phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN của Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2021-2030. Tổng mức vốn đầu tư thực hiện 9 nội dung dự kiến là 2.144,523 tỉ đồng, trong đó nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản là 1.647,702 tỉ đồng; vốn sự nghiệp là 496,821 tỉ đồng.

Đến nay, thành phố đã bố trí 974,2 tỉ đồng (89 dự án), đã giải ngân 862,341 tỉ đồng đạt trên 92% theo kế hoạch và nguồn khác cho 4 dự án. Nguồn vốn sự nghiệp đã bố trí 132,102 tỉ đồng, trong đó năm 2022 là 8,485 tỉ đồng.

Bên cạnh đó, tỉ lệ lao động qua đào tạo, công tác đào tạo, quy hoạch, xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số - nhất là các dân tộc thiểu số tại chỗ được quan tâm. Bảo đảm tỉ lệ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số phù hợp với tỉ lệ dân số là người dân tộc thiểu số ở từng địa phương. Như vậy, đến nay 11/11 chỉ tiêu cơ bản thực hiện đảm bảo theo tiến độ đề ra.

Cùng với những kết quả đạt được, Ban Dân tộc cũng chỉ ra một số hạn chế, tồn tại trong việc triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số Thủ đô giai đoạn 2021-2030 như: Một số dự án đã được bố trí nguồn vốn, nhưng còn có những bất cập nên phải rà soát, điều chỉnh cho phù hợp.

Một số dự án còn chậm tiến độ, tỉ lệ giải ngân thấp; có dự án vướng quy hoạch chưa triển khai được; việc lập, phê duyệt, tổng hợp đề xuất thành phố bố trí vốn để thực hiện còn chậm.Trong quá trình thực hiện nội dung thuộc nguồn sự nghiệp còn gặp vướng mắc về định mức, cơ chế...

Đoàn khảo sát một số công trình, dự án cơ sở hạ tầng trên địa bàn xã Đông Xuân, huyện Quốc Oai. Ảnh: Phạm Đông
Đoàn khảo sát một số công trình, dự án cơ sở hạ tầng trên địa bàn xã Đông Xuân, huyện Quốc Oai. Ảnh: Phạm Đông

Trước những vướng mắc nêu trên, Ban Dân tộc đề nghị Uỷ ban Dân tộc và các bộ ngành Trung ương sớm có văn bản hướng dẫn khung kiến trúc phần mềm cơ sở dữ liệu cho địa phương xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu về công tác dân tộc.

Tại buổi làm việc, thành viên Đoàn khảo sát đã đặt vấn đề về đối tượng tuyên truyền bình đẳng giới, hiệu quả tuyên truyền để phòng ngừa hôn nhân cận huyết; cần quan tâm đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc thiểu số...

Kết luận buổi khảo sát, Trưởng ban Văn hóa - Xã hội, HĐND TP Nguyễn Thanh Bình đánh giá việc triển khai chương trình hiệu quả, các sở, ngành đã thấy rõ được nhiệm vụ và nêu giải pháp tháo gỡ những vướng mắc trong thời gian tới.

Hà Nội là địa phương đầu tiên trong cả nước triển khai thực hiện chương trình này, kết quả đã tạo được sự phát triển toàn diện về kinh tế xã hội - nhất là phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng ở khu vực miền núi tương đương với khu vực nông thôn ở ngoại thành. Chất lượng cuộc sống người dân được nâng lên, giữ gìn bản sắc dân tộc thiểu số, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Đồng bào Khmer An Giang phát huy hơn nữa truyền thống đoàn kết các dân tộc

Thanh Hà |

Bí thư Tỉnh ủy An Giang Lê Hồng Quang mong muốn thời gian tới, các vị hòa thượng, thượng tọa, đại đức, các vị Ta achar và đồng bào Khmer tiếp tục phát huy tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, đồng lòng cùng chính quyền địa phương, nỗ lực thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội. 

Tiếp sức cho các học sinh dân tộc Khmer ở Trà Vinh được đến trường

Thanh Hà |

Năm học 2023-2024, Quỹ học bổng Vừ A Dính sẽ tiếp tục hỗ trợ, tiếp sức cho các học sinh dân tộc Khmer ở Trà Vinh có hoàn cảnh khó khăn được đến trường.

Sóc Trăng chi 3,2 tỉ đồng hỗ trợ dạy chữ và tiếng của đồng bào dân tộc

Thanh Hà |

Sau 3 năm, Sóc Trăng đã chi hơn 3,2 tỉ đồng hỗ trợ theo Nghị quyết số 17/2019/NQ-HĐND ngày 6.12.2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định chính sách đặc thù hỗ trợ người dạy tiếng và chữ Khmer vào dịp hè; tiếng và chữ Hoa tại các trường ngoài công lập trên địa bàn tỉnh. 

Đồng bào Khmer An Giang phát huy hơn nữa truyền thống đoàn kết các dân tộc

Thanh Hà |

Bí thư Tỉnh ủy An Giang Lê Hồng Quang mong muốn thời gian tới, các vị hòa thượng, thượng tọa, đại đức, các vị Ta achar và đồng bào Khmer tiếp tục phát huy tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, đồng lòng cùng chính quyền địa phương, nỗ lực thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội. 

Tiếp sức cho các học sinh dân tộc Khmer ở Trà Vinh được đến trường

Thanh Hà |

Năm học 2023-2024, Quỹ học bổng Vừ A Dính sẽ tiếp tục hỗ trợ, tiếp sức cho các học sinh dân tộc Khmer ở Trà Vinh có hoàn cảnh khó khăn được đến trường.

Sóc Trăng chi 3,2 tỉ đồng hỗ trợ dạy chữ và tiếng của đồng bào dân tộc

Thanh Hà |

Sau 3 năm, Sóc Trăng đã chi hơn 3,2 tỉ đồng hỗ trợ theo Nghị quyết số 17/2019/NQ-HĐND ngày 6.12.2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định chính sách đặc thù hỗ trợ người dạy tiếng và chữ Khmer vào dịp hè; tiếng và chữ Hoa tại các trường ngoài công lập trên địa bàn tỉnh.