Áo dài góp phần quảng bá du lịch Việt như thế nào?

Trang Ngọc |

Không chỉ là trang phục truyền thống mang đậm giá trị văn hóa, lịch sử dân tộc, tà áo dài Việt Nam còn góp phần thúc đẩy nền du lịch phát triển theo nhiều cách.

Tháng 3 hàng năm từ lâu đã được gọi là "Tháng áo dài" tại Việt Nam bởi nhiều hoạt động, lễ hội tôn vinh tà áo dài diễn ra trên khắp cả nước. Các sự kiện lớn như Lễ hội áo dài tại TPHCM hay Tuần lễ áo dài ở Hà Nội không chỉ giúp giữ gìn, lan tỏa vẻ đẹp của chiếc áo dài truyền thống mà còn trở thành sự kiện văn hóa - du lịch đặc trưng, thu hút sự quan tâm của du khách trong và ngoài nước.

Cụ thể trong thời gian qua, các nhà văn hóa và đơn vị du lịch đã không ngừng nỗ lực để đưa áo dài xuất hiện vào các sản phẩm du lịch Việt Nam. Áo dài được mặc và tôn vinh ở các ngày lễ, hội quan trọng như một cách để giới thiệu nét đẹp văn hóa Việt tới du khách quốc tế.

Áo dài góp phần quảng bá du lịch Việt. Ảnh: FBNV
Áo dài góp phần quảng bá du lịch Việt. Ảnh: FBNV

Áo dài cũng xuất hiện trong nhiều dự án, chương trình liên quan đến du lịch như Không gian triển lãm Áo dài và điểm đến du lịch, Hành trình quảng bá Du lịch Việt Nam - Áo dài và những di sản văn hóa... Tại đây, áo dài được chu du khắp cả nước, đi qua các danh lam thắng cảnh, địa điểm có giá trị văn hóa, lịch sử của dân tộc. Từ đó, tà áo dài trở thành "đại sứ văn hóa", giới thiệu những địa danh ấn tượng của Việt Nam tới du khách thập phương.

Thăm Bảo tàng áo dài, Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ... du khách được tìm hiểu về quá trình hình thành và phát triển của tà áo dài Việt Nam gắn liền với các biến cố thăng trầm của lịch sử. Đây cũng là điểm đến hấp dẫn cho những du khách thích khám phá văn hóa, lịch sử của các quốc gia mà họ đi qua.

Ngoài ra, áo dài cũng xuất hiện nhiều trong các ấn phẩm du lịch, tem phiếu, post card, tranh ảnh, truyền hình cùng những danh lam thắng cảnh của Việt Nam để quảng bá ở khắp nơi trên thế giới. Du khách đến Việt Nam cũng được khuyến khích diện áo dài để trải nghiệm, check-in tại các địa điểm mang tính đặc trưng cho văn hóa truyền thống dân tộc.

Đơn cử, để khuyến khích du khách mặc áo dài, ngày 5-10.3.2022, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã miễn vé tham quan di tích đối với phụ nữ trong nước và quốc tế khi mặc trang phục áo dài truyền thống. Hành động này cho thấy sự phát hiện, chú trọng của Huế trong việc khai thác tiềm năng du lịch từ áo dài giống như Hanbok ở Hàn Quốc hay Kimono ở Nhật.

Không chỉ tạo thói quen mặc áo dài để trải nghiệm nét đẹp văn hóa truyền thống Việt, tà áo dài còn củng cố để trở thành một trong những sản phẩm du lịch có thể mua về làm quà cho du khách. Cụ thể, chiếc áo dài ngày nay được may mỏng, nhẹ, với nhiều sản phẩm cách tân cho phù hợp với cuộc sống hiện đại và vóc dáng người nước ngoài.

Mặt khác, các cơ sở sản xuất, may áo dài cũng có nhiều chương trình ưu đãi về giá cho du khách. Ngoài các mẫu áo có sẵn, thời gian cắt may mới cũng được rút ngắn để đảm bảo phù hợp với khách du lịch ngắn ngày muốn mua về mặc hoặc làm quà.

Là người từng du lịch nhiều quốc gia trên thế giới, nhà thiết kế áo dài - Hoa hậu Ngọc Hân cho biết một số nước Châu Á rất chú trọng việc đưa trang phục truyền thống vào du lịch về nguồn. 

Hoa hậu Việt Nam 2010 cho rằng nếu có cách thức, hoạt động phù hợp để khích lệ du khách mặc dào dài chụp ảnh, tham quan các khu du lịch nổi tiếng sẽ lợi cả đôi đường, du khách thấy thú vị, chúng ta có thể sức lan tỏa, quảng bá áo dài và văn hóa Việt.

Ngoài ra, hình thức du lịch trải nghiệm cũng được du khách quốc tế quan tâm trong những năm gần đây. Do đó, nếu mở các tour, tuyến du lịch khám phá làng nghề truyền thống liên quan tới áo dài như dệt vải, thêu, đan... tham quan các xưởng may, trải nghiệm quy trình làm áo dài chắc chắn cũng thu hút không ít du khách tham gia.

Tận dụng tốt áo dài vào các sản phẩm du lịch không chỉ kích thích ngành "công nghiệp không khói" phát triển mà còn góp phần thúc đẩy kinh tế Việt Nam, giải quyết vấn đề việc làm cho nhiều người lao động qua các ngành dịch vụ, dệt may...

Do đó, theo các nhà thiết kế, tà áo dài Việt Nam có sức mạnh tiềm ẩn, ở nhiều phương diện.

Trang Ngọc
TIN LIÊN QUAN

Triển lãm ảnh 30 năm xây dựng quan hệ hữu nghị Việt- Hàn

Phương Linh |

Khánh Hòa - Triển lãm ảnh “Quan hệ hữu nghị Việt Nam - Hàn Quốc - 30 năm xây dựng và vun đắp”, diễn ra từ ngày 22 đến 26.8 tại  thành phố biển Nha Trang.

Tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Ngọc Vân |

Đề án “Ngày Tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài giai đoạn 2023-2030” được Thủ tướng Chính phủ thông qua ngày 3.8.

Sáng kiến cải tiến kỹ thuật: "Chìa khóa" tăng năng suất lao động

PHẠM ĐÔNG |

Nhờ phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật vào sản xuất đã giúp cho các đơn vị thuộc Công ty Tuyển Than Cửa Ông thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Việt Nam tăng năng suất lao động, thu nhập của người lao động được cải thiện, góp phần bảo vệ môi trường, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên.

Triển lãm ảnh 30 năm xây dựng quan hệ hữu nghị Việt- Hàn

Phương Linh |

Khánh Hòa - Triển lãm ảnh “Quan hệ hữu nghị Việt Nam - Hàn Quốc - 30 năm xây dựng và vun đắp”, diễn ra từ ngày 22 đến 26.8 tại  thành phố biển Nha Trang.

Tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Ngọc Vân |

Đề án “Ngày Tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài giai đoạn 2023-2030” được Thủ tướng Chính phủ thông qua ngày 3.8.

Sáng kiến cải tiến kỹ thuật: "Chìa khóa" tăng năng suất lao động

PHẠM ĐÔNG |

Nhờ phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật vào sản xuất đã giúp cho các đơn vị thuộc Công ty Tuyển Than Cửa Ông thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Việt Nam tăng năng suất lao động, thu nhập của người lao động được cải thiện, góp phần bảo vệ môi trường, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên.