Xúc động lễ cầu siêu cho các nạn nhân mất trong đại dịch COVID-19

Anh Tú |

TPHCM - Ngày 18.8, tại chùa Việt Nam Quốc tự, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam TPHCM đã tổ chức Lễ tưởng niệm - cầu siêu đồng bào tử vong và cán bộ, chiến sĩ hy sinh trong đại dịch COVID-19.

Đây cũng là lễ giỗ đầu sau 1 năm dịch bệnh qua đi nên rất nhiều người dân, tăng ni phật tử đã đến chùa cầu nguyện, tưởng nhớ đến người thân, đồng bào đã tử vong và cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh trong đại dịch.

Tại buổi lễ, quý tăng ni, lãnh đạo chính quyền TPHCM và thân nhân các gia đình có người thân qua đời vì COVID-19 đã cùng thực hiện nghi lễ cầu siêu theo nghi thức Phật giáo như thắp hương tưởng niệm, tụng kinh hồi hướng… cầu nguyện chư linh sanh về cõi lành.

 
 Đông đảo các vị tăng ni, phật tử cùng có mặt trong buổi lễ cầu siêu trang nghiêm.

Hòa thượng Thích Lệ Trang - Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam TPHCM, trưởng ban tổ chức đại lễ - phát biểu khai mạc: "Dù đã 1 năm trôi qua, nỗi đau cũng dần nguôi ngoai nhưng những ký ức về khoảng thời gian chống chọi với đại dịch khiến chúng ta không thể nào quên. Đồng bào các giới bày tỏ lòng tri ân và tưởng niệm đến những người đã nằm xuống cho cuộc sống của dân tộc ngày càng rạng rỡ, tốt đẹp. Thông qua đại lễ tưởng niệm, kỳ siêu, chúng tôi mong truyền đi thông điệp của tình thương, thông điệp của hiểu biết sẽ chuyển hóa được những khổ đau, lo lắng, bất an trong đời sống tâm linh của đồng bào Phật tử nói riêng, của đồng bào các giới nói chung, mang lại đời sống bình yên".

 
Đến tham dự buổi lễ có ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TPHCM; ông Nguyễn Hồ Hải, Phó Bí thư Thành ủy TPHCM; bà Phan Thị Thắng, Phó Chủ tịch UBND TPHCM cùng lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TPHCM, đại diện Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam TPHCM 

Tại buỗi lễ, nhiều người chắp tay cầu nguyện đã vô cùng xúc động khi nhớ về người thân đã mất trong đại dịch. Những đôi mắt rưng rưng chỉ trực trào mỗi khi nhắc, nghĩ về thời khắc đau thương mà người thân mình đã gánh chịu trong đại dịch.

Do dịch bệnh, hơn 2,3 vạn đồng bào thân thương đã tử vong, không được tổ chức một lễ tang trọn vẹn.

Nhiều người dân đến từ các quận, huyện trên địa bàn TP.HCM, tuy gia đình không có người thân mất trong đại dịch vừa qua nhưng cũng phát tâm đến để san sẻ nỗi đau, cầu siêu cho người đã mất
Nhiều người dân đến từ các quận, huyện trên địa bàn TPHCM, tuy gia đình không có người thân mất trong đại dịch vừa qua nhưng cũng phát tâm đến để san sẻ nỗi đau, cầu siêu cho người đã mất.
Trong chuỗi hoạt động của Đại lễ cầu siêu đồng bào tử vong, cán bộ, chiến sĩ hy sinh trong đại dịch Covid-19 do Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM tổ chức, Ban trị sự Phật giáo TP. Thủ đức và 21 quận huyện đã phối hợp với chính quyền địa phương cung rước anh linh đồng bào tử vong, cán bộ, chiến sĩ hy sinh về chùa nghe kinh, sau đó cung thỉnh về an vị tại Việt Nam Quốc tự
Trong chuỗi hoạt động của Đại lễ cầu siêu đồng bào tử vong, cán bộ, chiến sĩ hy sinh trong đại dịch COVID-19 do Ban Trị sự GHPGVN TPHCM tổ chức, Ban trị sự Phật giáo TP. Thủ Đức và 21 quận huyện đã phối hợp với chính quyền địa phương cung rước anh linh đồng bào tử vong, cán bộ, chiến sĩ hy sinh về chùa nghe kinh, sau đó cung thỉnh về an vị tại Việt Nam Quốc tự

Nhân dịp Lễ tưởng niệm - cầu siêu đồng bào tử vong và cán bộ, chiến sĩ hy sinh trong đại dịch COVID-19, Ban Trị sự Giáo Hội Phật giáo Việt Nam TPHCM đã ủng hộ Quỹ vì người nghèo UBMTQ Việt Nam thành phố và tặng hàng nghìn phần quà đến các gia đình bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 với tổng kinh phí 2,2 tỉ đồng.

Ban tổ chức Đại lễ tưởng niệm, cầu siêu đã trao 1 tỷ đồng đến Quỹ vì người nghèo của UBMTTQVN TP.HCM, đồng thời gửi tặng 1.000 phần quà đến các gia đình có hoàn cảnh khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 với tổng kinh phí là 1,2 tỉ đồng
Ban tổ chức Đại lễ tưởng niệm, cầu siêu đã trao 1 tỉ đồng đến Quỹ vì người nghèo của UBMTTQVN TPHCM, đồng thời gửi tặng 1.000 phần quà đến các gia đình có hoàn cảnh khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 với tổng kinh phí là 1,2 tỉ đồng

Chương trình đại lễ cầu siêu diễn ra trong 3 ngày từ ngày 18 đến hết ngày 21.8 tại chùa Việt Nam Quốc tự, quận 10, TPHCM.

Một số hình ảnh buổi lễ:

Sau phần đại lễ, các chư tăng cùng lãnh đạo thành phố tiến đến bia tưởng niệm nạn nhân đã mất vì COVID-19 để tiếp tục thắp hương và đọc kinh cầu siêu.
Sau phần đại lễ, các chư tăng cùng lãnh đạo thành phố tiến đến bia tưởng niệm nạn nhân đã mất vì COVID-19 để tiếp tục thắp hương và đọc kinh cầu siêu.
Tấm bia tưởng niệm được đặt trang nghiêm tại một góc trong Việt Nam Quốc tự. Tính đến nay, COVID-19 đã cướp đi sinh mạng của hơn 43.000 người dân Việt Nam.
Tấm bia tưởng niệm được đặt trang nghiêm tại một góc trong Việt Nam Quốc tự. Tính đến nay, COVID-19 đã cướp đi sinh mạng của hơn 43.000 người dân Việt Nam.
Cô Hoa Tâm (TP Thủ Đức) cho biết: “Đại dịch đã qua nhưng những đau thương vẫn còn day dứt. Trong tâm niệm hướng về những người đã không may ra đi vì đại dịch, tôi mong người thân, bạn bè an nghỉ. Mong cho đại dịch sẽ mãi mãi chấm dứt“.
Cô Hoa Tâm (TP. Thủ Đức) cho biết: “Đại dịch đã qua nhưng những đau thương vẫn còn day dứt. Trong tâm niệm hướng về những người đã không may ra đi vì đại dịch, tôi mong người thân, bạn bè an nghỉ. Mong cho đại dịch sẽ mãi mãi chấm dứt“.
 
Trao tặng quà cho các gia đình khó khăn bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19.
Anh Tú
TIN LIÊN QUAN

Đồng bào Khmer phát huy tinh thần đoàn kết, tự cường để học tập, lao động

Phạm Đông |

Đồng bào Khmer đã đoàn kết, đồng lòng cùng nhân dân kiểm soát hiệu quả và vượt qua khó khăn do dịch COVID-19 gây ra trong năm 2021. Đồng thời tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, có nhiều đóng góp quan trọng vào thành tựu phát triển chung của đất nước. 

Công đoàn tổ chức tìm hiểu đời sống người lao động qua những cuộc thi

Anh Vũ |

Bên cạnh tạo điều kiện trong công việc, các Công đoàn cơ sở luôn chú tâm chăm lo, theo dõi cuộc sống của cán bộ công nhân viên và người lao động. Nhiều Công đoàn đã thể hiện sự quan tâm này qua những cuộc thi, vừa tìm hiểu cuộc sống của người lao động trong thời kỳ dịch bệnh vừa giúp nâng cao tinh thần làm việc của họ.

Tưởng niệm đồng bào và cán bộ, chiến sĩ hy sinh, tử vong trong đại dịch COVID-19: Nỗi đau và trách nhiệm

NHÓM PV |

Đại dịch COVID-19 đã cướp đi sinh mệnh của hơn 23.400 người dân Việt Nam. Tưởng niệm để nhắc nhớ về nỗi đau và trách nhiệm, nhìn lại những ngày đau thương của dịch bệnh để biết quý trọng những ngày an lành của hiện tại, sống có ích, có trách nhiệm hơn trong tương lai.

Đồng bào Khmer phát huy tinh thần đoàn kết, tự cường để học tập, lao động

Phạm Đông |

Đồng bào Khmer đã đoàn kết, đồng lòng cùng nhân dân kiểm soát hiệu quả và vượt qua khó khăn do dịch COVID-19 gây ra trong năm 2021. Đồng thời tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, có nhiều đóng góp quan trọng vào thành tựu phát triển chung của đất nước. 

Công đoàn tổ chức tìm hiểu đời sống người lao động qua những cuộc thi

Anh Vũ |

Bên cạnh tạo điều kiện trong công việc, các Công đoàn cơ sở luôn chú tâm chăm lo, theo dõi cuộc sống của cán bộ công nhân viên và người lao động. Nhiều Công đoàn đã thể hiện sự quan tâm này qua những cuộc thi, vừa tìm hiểu cuộc sống của người lao động trong thời kỳ dịch bệnh vừa giúp nâng cao tinh thần làm việc của họ.

Tưởng niệm đồng bào và cán bộ, chiến sĩ hy sinh, tử vong trong đại dịch COVID-19: Nỗi đau và trách nhiệm

NHÓM PV |

Đại dịch COVID-19 đã cướp đi sinh mệnh của hơn 23.400 người dân Việt Nam. Tưởng niệm để nhắc nhớ về nỗi đau và trách nhiệm, nhìn lại những ngày đau thương của dịch bệnh để biết quý trọng những ngày an lành của hiện tại, sống có ích, có trách nhiệm hơn trong tương lai.