Ủng hộ đề xuất giảm thời gian đóng BHXH xuống 10-15 năm để nhận lương hưu

MẠNH CƯỜNG |

Tại phiên họp thứ 25 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, phát biểu thảo luận về dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đồng tình với đề xuất giảm thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ 20 năm xuống 15 năm để hưởng lương hưu, đồng thời đề nghị nghiên cứu giảm xuống 10 năm trong tương lai.

Đề xuất này được không ít người lao động ủng hộ, đặc biệt là người lao động tham gia bảo hiểm xã hội muộn.

Chị Đinh Thị Vui (43 tuổi) - công nhân giày da tại Nam Định - cho biết, sau rất nhiều năm làm tự do, năm 2019, chị mới vào công ty. Cũng may thời điểm đó, công ty không yêu cầu tay nghề hay tuổi tác nên chị mới được nhận.

Dù vậy, sau 3 năm đi làm ngày - đêm luân phiên, chị thường xuyên bị cơn đau đầu hành hạ do mất ngủ. Bất giác trong suy nghĩ của nữ công nhân cũng có ý định chỉ làm đến 50 tuổi khi con lớn học xong đại học thì nghỉ việc. Hiện tại, con trai lớn của chị đang học lớp 9 nên vẫn phải cố gắng.

Chị Vui chia sẻ, đã nhiều lần chị xin sang làm ca ngày nhưng công ty không đồng ý. Do vậy, chị đã phải chấp nhận bám trụ với công việc bởi nếu bây giờ nghỉ cũng chẳng biết xin ở đâu.

“Đa phần công ty trên địa bàn chỉ nhận người trẻ, người có tay nghề, lao động ngoài 40 tuổi rất hiếm công ty dám nhận. Công nhân trung tuổi mắt kém, tay chậm, đóng hàng không ra đúng tiến độ rất dễ bị sa thải" - chị Vui nói.

Khi nghe tin đề xuất chỉ cần đóng bảo hiểm xã hội 15 năm đã được hưởng lương hưu, chị Vui vô cùng vui mừng. Theo chị Vui, rút ngắn xuống 15 năm bản thân chắc sẽ có động lực để tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Vì số tiền đóng tiếp 4 năm chị vẫn có thể lo được nếu trở lại công việc bán mành, rèm như trước. Nhưng 9 năm như quy định hiện tại thì nữ công nhân không chắc bởi sau con lớn, nhà chị vẫn còn 2 con đang độ tuổi đi học.

Chị Lê Thị Nhung (47 tuổi) - công nhân đóng gói tại Nam Định - chia sẻ, 41 tuổi, chị mới bắt đầu đi làm công ty, cũng may công việc không yêu cầu cao nên đã được nhận vào làm.

Nói về thời gian gắn bó dự định, chị Nhung cho hay, sẽ cố gắng làm đến khi không thể mới xin nghỉ. Nhưng do phải đứng cả ngày, thi thoảng, chị Nhung hay bị đau lưng mỏi gối, vì vậy, chị dự tính tầm 55 tuổi sẽ xin nghỉ về chăm cháu. Hiện tại, chị Nhung đã lên chức bà nên không phải lo lắng nhiều cho con cái.

Chị Nhung cho rằng, không phải lao động nào cũng cố gắng làm đủ 20 năm để hưởng lương hưu. Ảnh: Mạnh Cường
Chị Nhung cho rằng, không phải lao động nào cũng cố gắng làm đủ 20 năm để hưởng lương hưu. Ảnh: Mạnh Cường

Nói về đề xuất giảm số năm đóng bảo hiểm xuống còn 15 năm, thậm chí 10 năm trong tương lai, theo chị Nhung, điều chị băn khoăn nhất bây giờ là sức khỏe chứ chẳng thiết tha gì việc cố làm đủ 20 năm.

Chia sẻ thêm, chị Nhung cho biết, những người tham gia bảo hiểm xã hội muộn bên cạnh công việc ổn định cũng muốn có lương hưu hay khoản tiết kiệm sau này. Đóng bảo hiểm, vào công ty làm là cách họ luôn ưu tiên khi lựa chọn.

Đề xuất giảm số năm đóng bảo hiểm đồng nghĩa lương hưu của người lao động sẽ ít hơn. Tuy nhiên, chị Nhung chia sẻ: "Tôi chỉ cần có lương hưu, ở mức 2 triệu đồng/tháng cũng coi như đủ sống ở nông thôn khi có thể tự túc thực phẩm".

Bên cạnh đó, chị Nhung cũng mong Bảo hiểm xã hội quan tâm hơn đến tuổi lao động của công nhân. Bởi không có nhiều công nhân lao động trực tiếp làm được đến 55 - 60 tuổi.

MẠNH CƯỜNG
TIN LIÊN QUAN

Gian nan lấy giấy ủy quyền của người lao động khi khởi kiện nợ BHXH

QUẾ CHI |

Công đoàn chỉ được đại diện cho người lao động khởi kiện khi người lao động ủy quyền - quy định này khiến công đoàn gặp nhiều khó khăn khi khởi kiện các doanh nghiệp nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội (BHXH).

Người quản đốc, cựu chiến binh nhiều sáng kiến

HOÀNG HUY DU |

Là Quản đốc Phân xưởng Khai thác 10 (Công ty Than Hạ Long - Quảng Ninh), cựu chiến binh Đặng Văn Tới đã có nhiều sáng kiến, cải tiến kỹ thuật giúp cho người lao động tiết giảm sức lao động, làm lợi cho công ty hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Trao gần 3.500 phần quà cho công nhân lao động khó khăn ở Long An

KỲ QUAN |

Thiết thực kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28.7.1929 – 28.7.2023), ngày 27.7, LĐLĐ tỉnh Long An và Công đoàn Các khu công nghiệp (KCN) tỉnh Long An đã tổ chức đoàn đi thăm, trao quà cho gần 1.100 công nhân lao động khó khăn tại các doanh nghiệp thuộc 4 KCN: Cầu Tràm (huyện Cần Đước), Xuyên Á, Hải Sơn (huyện Đức Hòa) và Hòa Bình (huyện Thủ Thừa).

Gian nan lấy giấy ủy quyền của người lao động khi khởi kiện nợ BHXH

QUẾ CHI |

Công đoàn chỉ được đại diện cho người lao động khởi kiện khi người lao động ủy quyền - quy định này khiến công đoàn gặp nhiều khó khăn khi khởi kiện các doanh nghiệp nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội (BHXH).

Người quản đốc, cựu chiến binh nhiều sáng kiến

HOÀNG HUY DU |

Là Quản đốc Phân xưởng Khai thác 10 (Công ty Than Hạ Long - Quảng Ninh), cựu chiến binh Đặng Văn Tới đã có nhiều sáng kiến, cải tiến kỹ thuật giúp cho người lao động tiết giảm sức lao động, làm lợi cho công ty hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Trao gần 3.500 phần quà cho công nhân lao động khó khăn ở Long An

KỲ QUAN |

Thiết thực kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28.7.1929 – 28.7.2023), ngày 27.7, LĐLĐ tỉnh Long An và Công đoàn Các khu công nghiệp (KCN) tỉnh Long An đã tổ chức đoàn đi thăm, trao quà cho gần 1.100 công nhân lao động khó khăn tại các doanh nghiệp thuộc 4 KCN: Cầu Tràm (huyện Cần Đước), Xuyên Á, Hải Sơn (huyện Đức Hòa) và Hòa Bình (huyện Thủ Thừa).