Nhân rộng mô hình giáo xứ không tội phạm, xóa đói giảm nghèo

PHẠM ĐÔNG |

Để phát huy nguồn lực của tôn giáo, tỉnh Đắk Lắk cần tiếp tục vận động cơ sở tôn giáo chung tay làm công tác an sinh xã hội, vận động đóng góp để giúp đỡ các nhóm đối tượng yếu thế trong xã hội.

Các tôn giáo đóng góp tích cực cho đời sống xã hội

Ngày 22.11, UBND tỉnh Đắk Lắk cho biết, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Trường Chính trị tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội thảo khoa học “Nghiên cứu phát huy nguồn lực tôn giáo trong phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Đắk Lắk trong giai đoạn nhiện nay - Thực trạng và giải pháp”.

GS. TS Lê Văn Lợi - Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và TS Nguyễn Thành Dũng - Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh đồng chủ trì hội thảo.

Phát biểu ý kiến GS.TS Lê Văn Lợi - Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - cho biết: Xác định tầm quan trọng của việc phát huy các nguồn lực của tôn giáo trong phát triển kinh tế xã hội, UBND tỉnh Đắk Lắk đã triển khai thực hiện đề tài khoa học và công nghệ cấp tỉnh.

Đề tài "Nghiên cứu phát huy nguồn lực tôn giáo trong phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Đắk Lắk trong giai đoạn hiện nay" do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì thực hiện.

Hội thảo là một phần trong chuỗi hoạt động của cơ quan chủ trì nhằm triển khai thực hiện đề tài, tập trung một số vấn đề trọng tâm.

Có thể kể đến như: Nhận diện và đánh giá thực trạng tôn giáo và nguồn lực tôn giáo ở tỉnh Đắk Lắk hiện nay; Phương thức phát huy nguồn lực tôn giáo, các mô hình tiêu biểu, những cách làm hay và hiệu quả tác động đối với xã hội.

Đồng thời đề xuất những kiến nghị, giải pháp nhằm phát huy các nguồn lực của tôn giáo phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở Đắk Lắk trong thời gian tới.

Theo đánh giá tại hội thảo, tỉnh Đắk Lắk có 4 tôn giáo chính là: Công giáo, Phật giáo, Tin lành và đạo Cao Đài với khoảng hơn 600 ngàn tín đồ, chiếm khoảng 32% dân số của tỉnh. Trong đó, tín đồ là người dân tộc thiểu số có hơn 240 ngàn người; toàn tỉnh có gần 800 cơ sở và điểm sinh hoạt tôn giáo; có khoảng 1.200 chức sắc, tu sĩ.

Thời gian qua, các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương tỉnh Đắk Lắk đã quan tâm, tạo điều kiện để đồng bào tôn giáo phát huy khả năng của mình phục vụ cho sự phát triển của địa phương và đất nước.

Các tôn giáo ở Đắk Lắk cũng đã có những đóng góp tích cực cho đời sống xã hội trên nhiều phương diện, đặc biệt là trong lĩnh vực văn hóa, đạo đức và lĩnh vực bảo trợ xã hội.

Tạo điều kiện đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Với vai trò là trung tâm của khu vực Tây Nguyên, Đắk Lắk là địa bàn có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng của Việt Nam, có sự góp mặt của nhiều tộc người và nhiều tôn giáo khác nhau.

Do đó, để phát triển bền vững khu vực Tây Nguyên nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng đòi hỏi không chỉ quan tâm đến phát triển kinh tế, xã hội mà còn cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề tôn giáo.

Để phát huy nguồn lực của tôn giáo, nhiều ý kiến tại hội thảo cho rằng, tỉnh cần tạo điều kiện cho các tôn giáo tham gia đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; tiếp tục vận động cơ sở tôn giáo chung tay làm công tác an sinh xã hội, vận động đóng góp để giúp đỡ các nhóm đối tượng yếu thế trong xã hội.

Bên cạnh đó, địa phương cần kết nối với tổ chức tôn giáo thực hiện tuyên truyền chấp hành quy định Luật Giao thông, an ninh trật tự, giao thoa văn hóa hòa hợp tôn giáo; nhân rộng mô hình giáo xứ không tội phạm, xứ họ đạo bình yên, huy động nguồn lực từ bà con giáo dân tham gia từ thiện, nhân đạo xóa đói giảm nghèo...

Giáo xứ Kim Phát, xã Hòa Hiệp, huyện Cư Kuin (Đắk Lắk) hỗ trợ xây dựng nhà tình thương cho các hộ dân hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Ảnh: Phạm Đông
Giáo xứ Kim Phát, xã Hòa Hiệp, huyện Cư Kuin (Đắk Lắk) hỗ trợ xây dựng nhà tình thương cho các hộ dân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Ảnh: Phạm Đông

Ông Nguyễn Minh Chuyền - Phó Chủ tịch UBND huyện Ea Kar - khẳng định, chính quyền luôn tạo điều kiện để các cơ sở tôn giáo hoạt động, trên tinh thần công bằng, nhân đạo và đúng pháp luật.

Hàng năm, lãnh đạo huyện và địa phương thường xuyên thăm hỏi, chúc mừng các cơ sở tôn giáo, chức sắc, chức việc các dịp lễ, Tết, tạo mối quan hệ gắn bó, gần gũi với các tôn giáo.

Ông Đặng Tuấn Cường - Trưởng ban Tôn giáo, Sở Nội vụ tỉnh Đắk Lắk - chia sẻ: “Các tôn giáo ở Đắk Lắk phải thực hiện tốt đồng thời hai chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng, Nhà nước; giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa sự phát triển của tôn giáo và việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của các tộc người trên địa bàn”.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Đồng bào tôn giáo góp sức phát triển kinh tế, xây dựng quê hương Long An

PHẠM ĐÔNG |

Thời gian qua, đồng bào tôn giáo tỉnh Long An góp sức phát triển kinh tế, xây dựng quê hương, tham gia xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn, qua đó góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội.

Các tổ chức tôn giáo Trà Vinh tích cực thực hiện công tác an sinh xã hội

PHẠM ĐÔNG |

Tại tỉnh Trà Vinh, thời gian qua tín đồ các tôn giáo và các tầng lớp nhân dân thực hiện tốt các chính sách dân tộc, tôn giáo, tích cực tham gia các phong trào, các cuộc vận động, công tác giảm nghèo bền vững.

Tăng cường quan hệ đồng đạo, đoàn kết Phật giáo với các tôn giáo ở Việt Nam

Thanh Hà |

Trong những năm qua, Giáo hội Phật giáo Việt Nam TPHCM luôn đoàn kết, hòa hợp, củng cố, mở rộng và trang nghiêm Giáo hội, thắt chặt mối quan hệ gắn bó giữa các thành viên, các hệ phái, các thế hệ; vừa phát huy các giá trị đặc sắc của Phật giáo Việt Nam, vừa mở rộng và tăng cường mối quan hệ đồng đạo, tình đoàn kết giữa Phật giáo với các tôn giáo ở Việt Nam.

Đồng bào tôn giáo góp sức phát triển kinh tế, xây dựng quê hương Long An

PHẠM ĐÔNG |

Thời gian qua, đồng bào tôn giáo tỉnh Long An góp sức phát triển kinh tế, xây dựng quê hương, tham gia xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn, qua đó góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội.

Các tổ chức tôn giáo Trà Vinh tích cực thực hiện công tác an sinh xã hội

PHẠM ĐÔNG |

Tại tỉnh Trà Vinh, thời gian qua tín đồ các tôn giáo và các tầng lớp nhân dân thực hiện tốt các chính sách dân tộc, tôn giáo, tích cực tham gia các phong trào, các cuộc vận động, công tác giảm nghèo bền vững.

Tăng cường quan hệ đồng đạo, đoàn kết Phật giáo với các tôn giáo ở Việt Nam

Thanh Hà |

Trong những năm qua, Giáo hội Phật giáo Việt Nam TPHCM luôn đoàn kết, hòa hợp, củng cố, mở rộng và trang nghiêm Giáo hội, thắt chặt mối quan hệ gắn bó giữa các thành viên, các hệ phái, các thế hệ; vừa phát huy các giá trị đặc sắc của Phật giáo Việt Nam, vừa mở rộng và tăng cường mối quan hệ đồng đạo, tình đoàn kết giữa Phật giáo với các tôn giáo ở Việt Nam.