Khơi thông nguồn vốn để doanh nghiệp vượt khó năm 2023

LAN NHI |

Trước sức ép của tình hình lạm phát, suy giảm tăng trưởng và suy thoái ở một số nền kinh tế lớn, để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,5% trong năm 2023, nhiều chuyên gia cho rằng, bên cạnh những giải pháp mang tính ổn định kinh tế vĩ mô, các doanh nghiệp trong nước cần chú trọng và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn. 

Nguồn vốn doanh nghiệp tắc nghẽn 

Mới đây, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) cũng đã chia sẻ những khó khăn, vướng mắc tác động tới năng lực sản xuất kinh doanh và sức cạnh tranh của ngành thủy sản cuối năm 2022 và năm 2023.

Theo Vasep, ngay khi bước vào quý IV/2022, nhiều doanh nghiệp thủy sản đã phải đối mặt với những thách thức gây khó khăn và kìm hãm sự phát triển của ngành sản xuất, kinh doanh. 

Vasep nêu rõ, từ giữa năm 2022 đến nay, nhiều chi nhánh ngân hàng tại các địa phương đã cắt giảm mạnh tín dụng với doanh nghiệp thủy sản, mặc dù hạn mức tín dụng của nhiều công ty mới chỉ giải ngân được 60 - 80%. Điều này khiến nhiều doanh nghiệp không còn đủ vốn để thu mua nguyên liệu thủy sản, vật tư cho sản xuất, phải hoạt động cầm chừng, ảnh hưởng đến tăng trưởng và xuất khẩu của ngành. 

Tương tự, ông Phạm Ngọc Hưng - Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp TPHCM nhận định, nhu cầu nguồn vốn cuối năm của các doanh nghiệp hiện đang rất cao, không những ngành sản xuất kinh doanh mà cả ngành thương mại, dịch vụ cũng cần vốn cho hàng hóa dịp Tết. 

Thế nhưng, các nguồn cung vốn cho doanh nghiệp hiện đang gặp khó vì lãi suất ngân hàng tăng cao, doanh nghiệp khó đáp ứng được điều kiện để phát hành trái phiếu huy động vốn.

Ông Hưng cho rằng, giải pháp nhanh nhất để khơi thông nguồn vốn cho doanh nghiệp hiện nay là tiếp tục nới room tín dụng cho một số ngân hàng, nhằm tập trung cho vay sản xuất kinh doanh, đồng thời đẩy mạnh dòng vốn đầu tư công.

Khơi thông và sử dụng nguồn vốn doanh nghiệp hiệu quả

Mới đây, Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) cũng vừa có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về một số vấn đề rào cản, thách thức về nguồn vốn đã ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng phục hồi và phát triển bền vững của doanh nghiệp và nền kinh tế những tháng cuối năm 2022 và đầu năm 2023.

Để khắc phục khó khăn cho các doanh nghiệp, Ban IV cũng đề xuất Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Công Thương, Bộ Tài chính phối hợp với các bộ chuyên ngành cung cấp thường kỳ các thông tin cập nhật về biến động và xu hướng của các thị trường xuất nhập khẩu lớn, kèm theo các đánh giá về cơ hội, thách thức để doanh nghiệp kịp thời có kế hoạch thích ứng phù hợp...

Theo ông Lê Duy Bình - Giám đốc điều hành của Economica Vietnam, nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,5% trong năm 2023, Chính phủ cần ưu tiên thực hiện các giải pháp giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, theo dõi sát sao diễn biến tình hình kinh tế, giá cả thị trường thế giới, trong nước và khu vực để kịp thời nhận biết rủi ro. 

Một số ngành trong nước hiện nay đang bị ảnh hưởng bởi suy giảm kinh tế toàn cầu như doanh nghiệp dệt may, da giày, ngành gỗ... cũng cần có giải pháp để giữ chân người lao động đến khi nền kinh tế thế giới phục hồi. Từ đó, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn bao gồm cả nguồn vốn tư nhân cũng như vốn đầu tư công. 

"Thách thức lớn nhất năm 2023 là nguy cơ tiềm ẩn của nền kinh tế vĩ mô dẫn đến lãi suất và tỉ giá không ổn định. Chi phí vốn và chi phí tài chính tăng lên sẽ làm suy giảm niềm tin doanh nghiệp vào tăng trưởng ngắn hạn và trung hạn, dẫn đến doanh nghiệp thường sẽ chần chừ trong các kế hoạch đầu tư. 

Bên cạnh đó, khả năng tiếp cận nguồn vốn của nhiều doanh nghiệp còn yếu. Nhiều doanh nghiệp hiện nay tuy đã có phương án sản xuất kinh doanh, khả năng sử dụng nguồn vốn tốt nhưng lại không có khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng của các tổ chức tài chính. Trong khi hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp còn phụ thuộc rất lớn vào hiệu quả hoạt động của hệ thống tài chính và ngân hàng" - ông Lê Duy Bình (Giám đốc điều hành của Economica Vietnam) nói. 

LAN NHI
TIN LIÊN QUAN

Hình ảnh mũ nồi xanh Việt Nam đã tạo dấu ấn trên bản đồ thế giới

Vương Trần |

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Hoàng Xuân Chiến bày tỏ niềm tự hào về những điều các chiến sĩ gìn giữ hòa bình Việt Nam đã làm được, các sĩ quan của Việt Nam mang màu cờ sắc áo, hình ảnh mũ nồi xanh Việt Nam đã tạo dấu ấn trên bản đồ thế giới.

Bản sắc cổ phục truyền thống trong ngày Di sản Văn hóa Việt Nam

Thanh Hà |

Hơn 100 diễn viên tham gia buổi trình diễn, giới thiệu cổ phục Việt Nam và tà áo dài truyền thống được cách điệu nhân Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam năm 2022.

Việt Nam mãi ghi nhớ sự ủng hộ quý báu của Hội đồng Hòa bình thế giới

Thanh Hà |

Nhân dân Việt Nam sẽ mãi mãi ghi nhớ với lòng biết ơn sâu sắc tình cảm đoàn kết, sự ủng hộ quý báu của Hội đồng Hòa bình thế giới và bạn bè quốc tế khắp năm châu đã và đang dành cho Việt Nam.

Hình ảnh mũ nồi xanh Việt Nam đã tạo dấu ấn trên bản đồ thế giới

Vương Trần |

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Hoàng Xuân Chiến bày tỏ niềm tự hào về những điều các chiến sĩ gìn giữ hòa bình Việt Nam đã làm được, các sĩ quan của Việt Nam mang màu cờ sắc áo, hình ảnh mũ nồi xanh Việt Nam đã tạo dấu ấn trên bản đồ thế giới.

Bản sắc cổ phục truyền thống trong ngày Di sản Văn hóa Việt Nam

Thanh Hà |

Hơn 100 diễn viên tham gia buổi trình diễn, giới thiệu cổ phục Việt Nam và tà áo dài truyền thống được cách điệu nhân Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam năm 2022.

Việt Nam mãi ghi nhớ sự ủng hộ quý báu của Hội đồng Hòa bình thế giới

Thanh Hà |

Nhân dân Việt Nam sẽ mãi mãi ghi nhớ với lòng biết ơn sâu sắc tình cảm đoàn kết, sự ủng hộ quý báu của Hội đồng Hòa bình thế giới và bạn bè quốc tế khắp năm châu đã và đang dành cho Việt Nam.