Chùa Bồ Đề - nơi người Việt tại Lào quy tụ sự đoàn kết, hướng về quê hương

Thanh Hà |

Các chư tôn đức hai giáo hội Phật giáo Việt Nam - Lào bày tỏ mong muốn Chùa Bồ Đề Lào sẽ ngày càng quy tụ đông đảo bà con cộng đồng người Việt Nam đến sinh hoạt tâm linh tại chùa, góp phần tăng cường sự đoàn kết, gắn bó trong cộng đồng người Việt Nam tại Lào, trở thành một trong những biểu tượng đoàn kết, không chỉ trong lĩnh vực tôn giáo, mà còn trong quan hệ giữa hai nước Lào - Việt Nam anh em.

Ngày 12.11 tại thị xã Thakhek, tỉnh Khammuane, Trung Lào, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam phối hợp với Trung ương Liên minh Giáo hội Phật giáo Lào tổ chức lễ khánh thành giai đoạn 1, dự án trùng tu Chùa Bồ Đề tỉnh Khammoune, Trung Lào.

Tham dự lễ khánh thành có đại diện lãnh đạo Liên minh Phật giáo; Đại diện lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Đại diện Mặt trận Lào Xây dựng đất nước; Ban Điều phối Phật giáo Việt Nam tại Lào; Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại tỉnh Savannakhet; Lãnh đạo tỉnh Khammuane; Đại diện Lãnh đạo Bộ Nội vụ Lào, cùng đông đảo bà con Phật tử kiều bào Việt Nam đang làm ăn sinh sống tại Lào, Pháp và Việt Nam.

Tại buổi lễ khánh thành được thực hiện theo đúng các nghi thức tôn giáo của Phật giáo Việt Nam và Lào. Các chư tôn đức hai giáo hội Phật giáo hai nước đều nhấn mạnh tới tầm quan trọng của Phật giáo trong đời sống văn hóa và tôn giáo của người dân Lào và Việt Nam.

Lãnh đạo Phật giáo Việt Nam và Lào và các chư tăng hai nước dâng hương tại tòa Chánh điện mới, cầu mong những điều tốt lành cho Chùa Bồ Đề Lào tại buổi lễ. Ảnh: Thanh Hà
Lãnh đạo Phật giáo Việt Nam và Lào và các chư tăng hai nước dâng hương tại tòa Chánh điện mới, cầu mong những điều tốt lành cho Chùa Bồ Đề Lào tại buổi lễ. Ảnh: Thanh Hà

Các chư tôn đức hai giáo hội Phật giáo hai nước ghi nhận sự có mặt lâu đời và đóng góp to lớn của Phật giáo Việt Nam đối với đời sống tâm linh của bà con cộng đồng người Việt Nam riêng và sự đoàn kết giữa người dân hai nước nói chung, cũng như sự phát triển của xã hội Lào nói riêng.

Các chư tôn đức hai giáo hội Phật giáo hai nước cũng nhấn mạnh, Chùa Bồ Đề là một trong những ngôi chùa Việt đầu tiên và lâu đời tại Lào, cũng như sự cần thiết phải trùng tu lại Chùa Bồ Đề Lào do sự xuống cấp nghiêm trọng sau quá trình dài sử dụng.

Các chư tôn đức hai giáo hội Phật giáo hai nước bày tỏ mong muốn Chùa Bồ Đề Lào sẽ ngày càng quy tụ đông đảo bà con cộng đồng người Việt Nam đến sinh hoạt tâm linh tại chùa, góp phần tăng cường sự đoàn kết, gắn bó trong cộng đồng người Việt Nam tại Lào, trở thành một trong những biểu tượng đoàn kết, không chỉ trong lĩnh vực tôn giáo, mà còn trong quan hệ giữa hai nước Lào - Việt Nam anh em.

Trong phát biểu tại sự kiện, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Lào, ông Nisith Keopanya, cho biết cộng đồng Phật tử và các chùa Việt Nam tại Lào trong thời gian qua đã có nhiều đóng góp to lớn trong các hoạt động từ thiện giúp đỡ xã hội tại Lào nói chung, đặc biệt giúp đỡ người dân ở vùng sâu vùng xa, những người chịu ảnh hưởng của thiên tai nói riêng qua những hoạt động trao tặng lương thực thực phẩm, quần áo, thuốc men, đồ dùng học tập, vật chất, tiền bạc tại nhiều tỉnh trong khắp cả nước Lào với giá trị tương đối lớn, được Đảng và Chính phủ Lào ghi nhận và tuyên dương.

Chùa Bồ đề là ngôi nhà chung, nơi quy tụ sự đoàn kết và hướng về quê hương của cộng đồng người Việt tại tỉnh Khammuane nói chung và Lào nói riêng. Ảnh: Thanh Hà
Chùa Bồ Đề là ngôi nhà chung, nơi quy tụ sự đoàn kết và hướng về quê hương của cộng đồng người Việt tại tỉnh Khammuane nói chung và Lào nói riêng. Ảnh: Thanh Hà

Thay mặt các tín đồ Phật giáo Lào, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Lào Nisith Keopanya cũng đánh giá cao và chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của các chùa Việt Nam và Phật tử và các doanh nghiệp Việt Nam tại Lào, đã có những đóng góp giúp đỡ cho xã hội Lào trong thời gian qua, góp phần quan trọng vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội cũng như Phật giáo Lào.

Trong giai đoạn 1 và cũng là hợp phần được khánh thành lần này, Dự án đã tập trung khôi phục Đại hùng bảo điện theo đúng kiến trúc truyền thống văn hóa Việt Nam xen lẫn những hoạ tiết của văn hóa, kiến trúc Lào.

Hầu hết kinh phí giai đoạn 1 của dự án do bà con phật tử tại Lào, Việt Nam và châu Âu ủng hộ.

Trong thời gian tới, nhà chùa sẽ tiếp tục kêu gọi sự hảo tâm của các Phật tử và các nhà tài trợ để tiếp tục trùng tu Chùa Bồ Đề, xứng đáng là ngôi nhà chung, nơi quy tụ sự đoàn kết và hướng về quê hương của cộng đồng người Việt tại tỉnh Khammuane nói chung và Lào nói riêng.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Hệ phái Khất sĩ góp phần không nhỏ trong công cuộc chấn hưng Phật giáo

Thanh Hà |

Trong suốt chặng đường gần 80 năm qua (1946-2023), hệ phái Khất sĩ đã góp phần không nhỏ trong công cuộc chấn hưng Phật giáo, đồng hành cùng dân tộc trong công cuộc bảo vệ và xây dựng Tổ quốc Việt Nam.

Tìm giải pháp phát huy giá trị không gian văn hóa Phật giáo Bắc Giang

Thanh Hà |

Ngày 31.10, Viện Trần Nhân Tông (Đại học Quốc gia Hà Nội) phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia "Không gian văn hóa Phật giáo Bắc Giang (Tây Yên Tử)".

Mỹ ghi nhận thành tựu của Việt Nam trong đảm bảo tự do tín ngưỡng, tôn giáo

Thanh Hà |

Từ ngày 10-22.10.2023, đoàn công tác liên ngành và chức sắc tôn giáo của Việt Nam đã sang thăm, làm việc tại Mỹ, trao đổi về thành tựu và chính sách tôn giáo.

Hệ phái Khất sĩ góp phần không nhỏ trong công cuộc chấn hưng Phật giáo

Thanh Hà |

Trong suốt chặng đường gần 80 năm qua (1946-2023), hệ phái Khất sĩ đã góp phần không nhỏ trong công cuộc chấn hưng Phật giáo, đồng hành cùng dân tộc trong công cuộc bảo vệ và xây dựng Tổ quốc Việt Nam.

Tìm giải pháp phát huy giá trị không gian văn hóa Phật giáo Bắc Giang

Thanh Hà |

Ngày 31.10, Viện Trần Nhân Tông (Đại học Quốc gia Hà Nội) phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia "Không gian văn hóa Phật giáo Bắc Giang (Tây Yên Tử)".

Mỹ ghi nhận thành tựu của Việt Nam trong đảm bảo tự do tín ngưỡng, tôn giáo

Thanh Hà |

Từ ngày 10-22.10.2023, đoàn công tác liên ngành và chức sắc tôn giáo của Việt Nam đã sang thăm, làm việc tại Mỹ, trao đổi về thành tựu và chính sách tôn giáo.