Tôn vinh đạo học tại Trường Quốc học đầu tiên của Việt Nam

Thanh Hà |

Trưng bày “Quốc Tử Giám - Trường Quốc học đầu tiên” tôn vinh truyền thống đạo học qua các thời kỳ lịch sử của Việt Nam giới thiệu hơn 200 tài liệu, hiện vật quý giá minh chứng sự ra đời của Quốc Tử Giám.

Ngày 20.12, trưng bày “Quốc Tử Giám - Trường Quốc học đầu tiên” tôn vinh truyền thống đạo học qua các thời kỳ lịch sử của Việt Nam diễn ra tại Bái đường Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội). Sự kiện do Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám tổ chức.

Trưng bày giới thiệu hơn 200 tài liệu, hiện vật, trong đó có những bức ảnh màu lần đầu tiên được công bố và hiện vật khảo cổ rất quý giá, minh chứng sự ra đời của Quốc Tử Giám. Đặc biệt, công chúng và du khách bất ngờ với nghiên mực đá nhà Thái Học được trưng bày.

Tương truyền, trước đây, mỗi tháng một lần tổ chức bình văn, học trò đến dự nghe, tranh nhau mài mực ở những cái nghiên như này để ghi chép. Một số hiện vật làm lại gắn với sĩ tử thời xưa được trưng bày nhằm giúp công chúng hiểu thêm về khoa cử và các nho sinh qua từng thời kỳ lịch sử như trang phục của nho sinh, bút lông, nghiên mực bằng tre…

Trưng bày được chia thành hai không gian tĩnh và động, trong nhà và ngoài trời. Trưng bày trong nhà sẽ đưa người xem ngược thời gian trở về với Quốc Tử Giám qua từng mốc lịch sử với khởi đầu là thời Lý, phát triển dưới thời Trần - Hồ, đỉnh cao là thời Lê - Mạc - Lê Trung Hưng, biến đổi dưới thời Nguyễn và sự hồi sinh của di tích thời đương đại. Gắn với mỗi giai đoạn phát triển, Quốc Tử Giám lại ghi dấu ấn bởi các danh nhân văn hóa hay sự kiện tiêu biểu tại ngôi trường này.

Bên cạnh không gian trưng bày trong nhà, không gian trưng bày ngoài trời tái hiện quá trình học hành, phấn đấu, đỗ đạt của nho sĩ thời xưa, bắt đầu từ trường làng đến học ở Quốc Từ Giám, đi thi và vinh quy bái tổ. Không gian trưng bày ngoài trời giống như khu vườn đưa mọi người đến từng chặng đường khác nhau của một nho sinh. Đây cũng sẽ là địa điểm để tổ chức hoạt động trải nghiệm phục vụ du khách đến tham quan, học tập, nghiên cứu tại di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Phạm Thị Mỹ Hoa
Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Phạm Thị Mỹ Hoa. Ảnh: Thanh Hà

Tại lễ khai mạc, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Phạm Thị Mỹ Hoa cho biết, trải qua hơn 700 năm phát triển, Quốc Tử Giám Thăng Long vẫn luôn song hành với sự phát triển của giáo dục khoa cử Đại Việt và cùng gánh vác sứ mệnh vun bồi nguyên khí, cử người hiền, dùng người tài mà lịch sử đã giao phó. Từ ngôi trường này, lớp lớp học trò được nuôi dưỡng bằng tri thức và đạo đức, với cống hiến bền bỉ, trở nên thành đức - đạt tài, những bậc quân tử khí tiết, đức độ, để lại tiếng thơm cho đời sau. Đến nay, Quốc Tử Giám là biểu tượng cho những giá trị của đạo học Việt Nam.

Sau gần 3 năm lên ý tưởng và bắt tay thực hiện các công đoạn từ nội dung, thiết kế mĩ thuật đến thi công, Trưng bày “Quốc Tử Giám - Trường Quốc học đầu tiên” đã hoàn thành với nhiều mới mẻ và sáng tạo.

Ông Patrick Hoarau, chuyên gia đồ họa, đại diện nhóm thiết kế chia sẻ, trưng bày đã truyền tư tưởng của đạo học, của Nho giáo thông qua lời răn dạy của Khổng Tử. Thiết kế, kịch bản trưng bày được thể hiện theo trình tự trục thời gian, dẫn mọi người đi từ thời Nho giáo tại Việt Nam với tư tưởng của Khổng Tử đến ngày nay. Trục thời gian giống như dòng chảy để đưa chúng ta đến những thời điểm, giai đoạn khác nhau của quá trình phát triển về mặt tri thức.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Hơn 122.000 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong năm 2022

Quỳnh Chi |

Từ năm 2013 đến 2021, Việt Nam đã đưa được gần 1 triệu lao động đi làm việc tại hơn 40 quốc gia, vùng lãnh thổ trong hơn 30 nhóm ngành nghề.

Việt Nam lên tiếng về danh sách tự do tôn giáo của Mỹ

THANH HÀ |

Việc Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách cần theo dõi đặc biệt về tự do tôn giáo là dựa trên những đánh giá thiếu khách quan cũng như những thông tin không chính xác về tình hình tự do tôn giáo, tín ngưỡng tại Việt Nam.

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Hà Lan

Khánh Minh |

Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn cộng đồng người Việt Nam tại Hà Lan không ngừng lớn mạnh, thực hiện tốt nghĩa vụ công dân ở sở tại, đoàn kết, là cộng đồng mẫu mực và là niềm tự hào của đất nước.

Hơn 122.000 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong năm 2022

Quỳnh Chi |

Từ năm 2013 đến 2021, Việt Nam đã đưa được gần 1 triệu lao động đi làm việc tại hơn 40 quốc gia, vùng lãnh thổ trong hơn 30 nhóm ngành nghề.

Việt Nam lên tiếng về danh sách tự do tôn giáo của Mỹ

THANH HÀ |

Việc Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách cần theo dõi đặc biệt về tự do tôn giáo là dựa trên những đánh giá thiếu khách quan cũng như những thông tin không chính xác về tình hình tự do tôn giáo, tín ngưỡng tại Việt Nam.

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Hà Lan

Khánh Minh |

Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn cộng đồng người Việt Nam tại Hà Lan không ngừng lớn mạnh, thực hiện tốt nghĩa vụ công dân ở sở tại, đoàn kết, là cộng đồng mẫu mực và là niềm tự hào của đất nước.