Hơn 122.000 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong năm 2022

Quỳnh Chi |

Từ năm 2013 đến 2021, Việt Nam đã đưa được gần 1 triệu lao động đi làm việc tại hơn 40 quốc gia, vùng lãnh thổ trong hơn 30 nhóm ngành nghề.

Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho biết, 11 tháng đầu năm 2022, có 122.000 lao động đi làm việc nước ngoài. 

Cục này cũng cho biết, mỗi năm có hơn 100 nghìn lao động xuất cảnh đi làm việc ở nước ngoài. Tuy nhiên, không phải lao động nào cũng có đủ kiến thức, hiểu biết về các khoản kinh phí phải đóng góp trước khi đi làm việc ở nước ngoài.

Điều 21 Luật Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài có quy định về các khoản tiền phí mà lao động phải đóng góp.

Cụ thể, tiền dịch vụ là khoản thu của doanh nghiệp dịch vụ nhận được từ bên nước ngoài tiếp nhận lao động và người lao động để bù đắp chi phí, tìm kiếm, phát triển thị trường, đàm phán, ký kết hợp đồng cung ứng lao động, quản lý người lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài.

Doanh nghiệp dịch vụ thỏa thuận với người lao động về việc thu tiền dịch vụ một lần trước khi người lao động xuất cảnh hoặc thu nhiều lần trong thời gian người lao động làm việc ở nước ngoài. Tổng mức tiền dịch vụ tối đa không quá ba tháng lương theo hợp đồng/người/hợp đồng.

Trong trường hợp người lao động đã nộp tiền dịch vụ cho cả thời gian làm việc theo hợp đồng mà phải về nước trước thời hạn không do lỗi của người lao động thì doanh nghiệp dịch vụ phải hoàn trả cho người lao động phần tiền dịch vụ theo tỷ lệ tương ứng với thời gian còn lại của Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Điều 21 cũng quy định, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính quy định mức trần tiền dịch vụ.

Người lao động nộp tiền dịch vụ cho doanh nghiệp không quá một tháng tiền lương (hoặc tiền trợ cấp tu nghiệp) theo hợp đồng cho một năm làm việc; riêng sỹ quan và thuyền viên làm việc trên tàu vận tải biển không quá 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng cho một năm làm việc.

Doanh nghiệp thỏa thuận với người lao động để thu tiền dịch vụ một lần trước khi người lao động xuất cảnh hoặc thu nhiều lần trong quá trình thực hiện hợp đồng.

Mức trần tiền dịch vụ thu từ người lao động tại Nhật Bản được quy định không thu đối với thực tập sinh kỹ năng 3 và lao động kỹ năng đặc định. Đối với lao động kỹ thuật cao, lao động xây dựng đóng tàu theo chế độ hoạt động đặc định thì thu 2 tháng lương cơ bản/hợp đồng 36 tháng.

Đối với Đài Loan (Trung Quốc), mức trần tiền dịch vụ đối với hợp đồng chăm sóc sức khỏe, hộ lý là 2 tháng lương cơ bản/hợp đồng 36 tháng; đối với việc chăm sóc người già, trẻ em, nông nghiệp, thuyền viên tàu cá gần bờ là 1 tháng lương cơ bản/hợp đồng 36 tháng.

Lao động làm việc tại gia đình ở Malaysia và các nước khu vực Trung Đông cũng không phải đóng tiền dịch vụ.

Quỳnh Chi
TIN LIÊN QUAN

Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho vùng dân tộc thiểu số

Thanh Hà |

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đã trực tiếp đi tham quan, tìm hiểu và nắm tình hình thực tế về cơ sở vật chất, việc học tập, sinh hoạt, đời sống của 860 học sinh của 23 dân tộc đến từ 18 tỉnh, thành phố trong cả nước đang ở nội trú tại ký túc xá cũng như công tác chuyên môn của Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương.

Cộng đồng người Việt tại Thổ Nhĩ Kỳ hướng về quê hương đất nước

Khánh Minh |

Cộng đồng người Việt tại Thổ Nhĩ Kỳ tăng cường tình đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau và hướng về quê hương đất nước. 

Hơn 200 hình ảnh Trường Sa hiên ngang, gần gũi trên nền tảng trực tuyến

Vương Trần |

Triển lãm trực tuyến “Trường Sa xanh” gồm 8 chủ đề: Lịch sử quần đảo Trường Sa; Dấu mốc chủ quyền của Quần đảo Trường Sa; Trường Sa hiên ngang; Nụ cười lính biển; Trường Sa quân với dân; Trường Sa thật gần; Vươn mầm Trường Sa; Trường Sa Xanh.

Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho vùng dân tộc thiểu số

Thanh Hà |

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đã trực tiếp đi tham quan, tìm hiểu và nắm tình hình thực tế về cơ sở vật chất, việc học tập, sinh hoạt, đời sống của 860 học sinh của 23 dân tộc đến từ 18 tỉnh, thành phố trong cả nước đang ở nội trú tại ký túc xá cũng như công tác chuyên môn của Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương.

Cộng đồng người Việt tại Thổ Nhĩ Kỳ hướng về quê hương đất nước

Khánh Minh |

Cộng đồng người Việt tại Thổ Nhĩ Kỳ tăng cường tình đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau và hướng về quê hương đất nước. 

Hơn 200 hình ảnh Trường Sa hiên ngang, gần gũi trên nền tảng trực tuyến

Vương Trần |

Triển lãm trực tuyến “Trường Sa xanh” gồm 8 chủ đề: Lịch sử quần đảo Trường Sa; Dấu mốc chủ quyền của Quần đảo Trường Sa; Trường Sa hiên ngang; Nụ cười lính biển; Trường Sa quân với dân; Trường Sa thật gần; Vươn mầm Trường Sa; Trường Sa Xanh.