Xử phạt vi phạm văn hoá: Cần cụ thể hoá khái niệm “thuần phong mỹ tục"

MỸ LINH |

Mới đây, Thanh tra Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch thông tin vừa ra quyết định xử phạt hành chính 45 triệu đồng đối với Rapper Chí của nhóm Rap Nhà Làm vì có hành vi lưu hành sản phẩm ghi âm, ghi hình xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo.

Quyết định này lấy căn cứ là khoản 4 điều 13 Nghị định 38/2021 xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá, quảng cáo.

Khoản 4 quy định: “Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi lưu hành bản ghi âm, ghi hình có nội dung xuyên tạc lịch sử, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo; xúc phạm lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân”.

Với bản rap “Thích Ca Mâu Chí” có nội dung xúc phạm tôn giáo, báng bổ đạo Phật, xuyên tạc hình ảnh của Đức Phật thì mức xử phạt là đúng. Thậm chí có ý kiến cho rằng phải phạt cao hơn, có hình thức “cấm sóng”, cấm phát hành có thời hạn mới đủ sức răn đe.

Trên thực tế, trong thị trường âm nhạc hiện nay, cộng với sự hỗ trợ của các nền tảng công nghệ đang tồn tại một thứ gọi là “rác âm nhạc”, “rác văn hoá” mà các cơ quan chức năng không kiểm soát hết.

Ở đây có một nguyên nhân là những khái niệm như “thuần phong mỹ tục”, “dung tục” còn chưa được mô tả kỹ, còn chung chung, trừu tượng cho nên nhiều nhạc sĩ trẻ trong quá trình sáng tác không biết là đã “vượt rào”, “thông chốt” hay chưa.

Cũng ở điều 13, khoản 3 Nghị định 38 quy định: “Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi lưu hành bản ghi âm, ghi hình có nội dung kích động bạo lực; ảnh hưởng xấu đến quan hệ đối ngoại; sử dụng trang phục, từ ngữ, âm thanh, hình ảnh, động tác, phương tiện biểu đạt, hình thức biểu diễn hành vi trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc; tác động tiêu cực đến đạo đức, sức khỏe cộng đồng và tâm lý xã hội”.

Hiểu thế nào về “thuần phong mỹ tục” hay “tác động tiêu cực”?

Theo các nhà văn hoá, thuần phong mỹ tục là giữ gìn những tập quán, thói quen tốt đẹp mang tính chất đặc thù, bản sắc của dân tộc. Bao quát hơn, thuần phong mỹ tục bao gồm các phong tục, tập quán, lối sống văn minh, những điều tốt đẹp ăn sâu vào đời sống xã hội, được mọi người công nhận và làm theo. Thuần phong mỹ tục là khái niệm tổng quát để chỉ cả về ăn, mặc, ở, giao tiếp hằng ngày. 

Quy định về thuần phong mỹ tục có thể khác nhau ở mỗi thời điểm lịch sử.

Với một khái niệm rộng như vậy, khả năng vi phạm sẽ không nhỏ. Trong khi đó, những khái niệm vẫn tồn tại trong các văn bản quy phạm pháp luật.

Để việc xử phạt có được tính ngăn ngừa, không tái phạm, đã đến lúc Bộ VHTTDL cần sớm đưa ra những giải thích, mô tả chi tiết cho khái niệm “thuần phong mỹ tục”, “dung tục”. Đây là việc rất cần thiết, bởi hiện nay có khá nhiều văn bản xử phạt vi phạm hành chính có quy định thành vi bị xử phạt với tình tiết “vi phạm thuần phong mỹ tục”, trong khi nó không được giải thích một cách cụ thể. Điều này đã tạo ra việc áp dụng pháp luật một cách cảm tính, gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân. 

Về nguyên tắc, một người chỉ bị xử phạt cho hành vi của mình, khi người đó vi phạm một quy định cụ thể trong luật. Vì thế, trong những văn bản xử lý, bỏ bớt những khái niệm chung chung, trừu tượng, nặng cảm tính thay vào đó là những quy định cụ thể, rõ ràng là việc cần phải làm để những “án phạt” trong vi phạm văn hoá trở nên thuyết phục hơn. 

MỸ LINH
TIN LIÊN QUAN

Tôn giáo phát huy nguồn lực đồng hành cùng cả nước chống đại dịch

TS. LÊ THỊ LIÊN - VIỆN TRƯỞNG VIỆN NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO BAN TÔN GIÁO CHÍNH PHỦ |

Khi dịch bệnh bùng phát ở đợt 4, bằng cách này cách khác các tổ chức tôn giáo trong cả nước đều tham gia vào công tác phòng chống dịch COVID-19. Các chủ trương, chính sách đã khơi dậy lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, trách nhiệm xã hội của khối tôn giáo Việt Nam trong đại dịch.

Các tổ chức tôn giáo đồng hành cùng dân tộc trong phòng chống dịch COVID-19

TS. LÊ THỊ LIÊN - VIỆN TRƯỞNG VIỆN NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO BAN TÔN GIÁO CHÍNH PHỦ |

Trước diễn biến phức tạp của tình hình dịch COVID-19, các tổ chức tôn giáo đã thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Y tế, Bộ Nội vụ và chính quyền các địa phương.

Tôn giáo phát huy nguồn lực đồng hành cùng cả nước chống đại dịch

TS. LÊ THỊ LIÊN - VIỆN TRƯỞNG VIỆN NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO BAN TÔN GIÁO CHÍNH PHỦ |

Khi dịch bệnh bùng phát ở đợt 4, bằng cách này cách khác các tổ chức tôn giáo trong cả nước đều tham gia vào công tác phòng chống dịch COVID-19. Các chủ trương, chính sách đã khơi dậy lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, trách nhiệm xã hội của khối tôn giáo Việt Nam trong đại dịch.

Các tổ chức tôn giáo đồng hành cùng dân tộc trong phòng chống dịch COVID-19

TS. LÊ THỊ LIÊN - VIỆN TRƯỞNG VIỆN NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO BAN TÔN GIÁO CHÍNH PHỦ |

Trước diễn biến phức tạp của tình hình dịch COVID-19, các tổ chức tôn giáo đã thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Y tế, Bộ Nội vụ và chính quyền các địa phương.