Vụ công nhân ngừng việc ở Bình Dương: Vận động lao động quay lại nhà máy

ĐÌNH TRỌNG |

Vụ việc tranh chấp ở công ty sản xuất đồ gỗ tại Tân Uyên, Bình Dương vẫn chưa có được tiếng nói chung giữa doanh nghiệp và công nhân lao động. Cơ quan chức năng kêu gọi người lao động quay lại nhà máy sản xuất, tiếp tục đối thoại.

Vận động lao động quay lại nhà máy

Ngày 7.7, công nhân Công ty Cổ phần G.R.F (phường Uyên Hưng, Thành phố Tân Uyên, tỉnh Bình Dương) vẫn chưa quay lại nhà máy làm việc. Như vậy, đây đã là ngày thứ ba lao động ngừng việc tập thể.

Tổ chức công đoàn đang tuyên truyền, vận động người lao động chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp quay trở lại làm việc.

Nguyện vọng của công nhân là mong muốn công ty không giảm lương thưởng tháng 13 của năm nay. Năm 2024, nếu tình hình kinh tế khó khăn, công ty có thể cắt giảm nhưng cần thông báo trước cho công nhân.

Sáng nay (7.7), Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở của công ty cũng đã thông tin lại nguyện vọng của công nhân với Ban giám đốc công ty này.

Theo đại diện Liên đoàn Lao động Thành phố Tân Uyên, do khó khăn thiếu đơn hàng, ban đầu doanh nghiệp này tính giảm 500 lao động trên tổng số khoảng 1.600 lao động hoặc ngưng thưởng tháng 13 của năm 2023. Tuy nhiên, sau đối thoại thương lượng, công ty đã không cắt giảm lao động và thông báo thưởng 0,5 tháng lương 13. Như vậy, công ty cũng đã có bước nhượng bộ, chia sẻ khó khăn chung với công nhân.

Trong bối cảnh doanh nghiệp gỗ chưa có nhiều đơn hàng, người lao động cũng cần chia sẻ với doanh nghiệp để vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Phía đoàn công tác liên ngành đã lập biên bản và đề nghị các bên tiếp tục đối thoại.

Được biết, nếu trường hợp công nhân vẫn không đồng tình quay trở lại, công ty này sẽ buộc phải thông báo tạm ngưng hoạt động, để tập trung sản xuất ở địa điểm khác. Nếu công ty đóng cửa, người lao động sẽ mất đi khoản thu nhập hàng tháng, lúc đó ảnh hưởng đến cuộc sống và khó khăn ập đến ngay trước mắt.

Doanh nghiệp gỗ chỉ còn từ 35-60% đơn hàng

Theo ghi nhận, từ đầu 2023 đến nay, nhiều doanh nghiệp gỗ ở Bình Dương tiếp tục thiếu đơn hàng phải thu hẹp sản xuất, cắt giảm lao động. Thậm chí, một số công ty phải đóng cửa nhà máy, dừng hoạt động sản xuất kinh doanh.

Về tình hình hoạt động của doanh nghiệp ngành gỗ ở Bình Dương nói chung, trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, ông Nguyễn Liêm - Chủ tịch Hiệp hội Chế biến gỗ Bình Dương - cho hay, đến đầu tháng 7.2023, tình hình đơn hàng của doanh nghiệp ngành gỗ vẫn chưa khả quan hơn.

Nhóm lao động gặp khó khăn khi một công ty gỗ khác hết đơn hàng phải dừng hoạt động giữa tháng 4.2023. Ảnh: Đình Trọng
Nhóm lao động gặp khó khăn khi một công ty gỗ khác hết đơn hàng phải dừng hoạt động giữa tháng 4.2023. Ảnh: Đình Trọng

Theo ông Nguyễn Liêm, hiện nay, lãi suất vẫn cao và lạm phát ở nước ngoài vẫn còn, kéo theo việc mua bán nhà và xây dựng mới rất ít. Bên cạnh đó, doanh nghiệp ở nước ngoài còn hàng tồn kho nhiều nên chưa mua, chưa nhập hàng.

"Đối với doanh nghiệp FDI, đơn hàng và công suất hoạt động chỉ đạt 50-60%, doanh nghiệp Việt Nam thì chỉ hoạt động với công suất khoảng 35-40%. Chỉ có đơn hàng ngắn hạn, không có đơn hàng dài hạn" - ông Nguyễn Liêm cho biết. Đối với Công ty Cổ phần Lâm Việt do ông Nguyễn Liêm làm Chủ tịch HĐQT cũng chỉ hoạt động với trên 40% công suất.

Đối với tình trạng việc làm và lao động ngành gỗ, theo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) tỉnh Bình Dương, do đơn hàng giảm, các doanh nghiệp phải giảm giờ làm việc. Thời gian đầu năm 2023, nhiều doanh nghiệp cho nghỉ việc thời gian dài. Hiện nay, ngành gỗ chưa tuyển dụng nên nhiều lao động dịch chuyển sang các ngành khác.

Khuyến cáo tranh chấp lao động gia tăng

Đại diện Sở LĐTBXH Bình Dương cho biết, theo đánh giá, tình hình sản xuất của một số doanh nghiệp ở Bình Dương sẽ tiếp tục gặp khó khăn về cuối năm. Việc này tiềm ẩn tranh chấp lao động sẽ gia tăng. Sở LĐTBXH đề nghị doanh nghiệp, người lao động, tổ chức công đoàn tăng cường thực hiện các biện pháp đối thoại và thương lượng.

ĐÌNH TRỌNG
TIN LIÊN QUAN

Phấn đấu 100% lao động được hưởng chế độ Bảo hiểm Nhà nước quy định

KIỀU VŨ |

Hà Nội - Ngày 7.6, Công đoàn Tổng Công ty Cổ phần Bia-Rượu-Nước giải khát Hà Nội tổ chức Đại hội khoá IV, nhiệm kỳ 2023 - 2028. Một trong những mục tiêu nhiệm kỳ mới là phấn đấu hàng năm 100% công nhân lao động được ký hợp đồng lao động và hưởng chế độ bảo hiểm Nhà nước quy định.

Trên 100 tỉ đồng chăm lo cho đoàn viên, người lao động ở Vĩnh Long

HOÀNG LỘC |

6 tháng đầu năm 2023, các cấp Công đoàn tổ chức vận động, phối hợp thực hiện công tác chăm lo cho đoàn viên, người lao động và hoạt động xã hội với số tiền trên 100 tỉ đồng. Đó là một trong những nội dung được báo cáo tại Hội nghị BCH LĐLĐ tỉnh Vĩnh Long lần thứ XV, nhiệm kỳ 2018 - 2023 vừa được LĐLĐ tỉnh Vĩnh Long tổ chức ngày 4.7.

LĐLĐ huyện Chư Pưh chăm lo tốt cho đời sống đoàn viên, người lao động

THANH TUẤN |

Ngày 3.7, Liên đoàn Lao động huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai cho biết, đã tổ chức thành công đại hội Công đoàn huyện lần thứ IV, nhiệm kỳ 2023-2028.

Phấn đấu 100% lao động được hưởng chế độ Bảo hiểm Nhà nước quy định

KIỀU VŨ |

Hà Nội - Ngày 7.6, Công đoàn Tổng Công ty Cổ phần Bia-Rượu-Nước giải khát Hà Nội tổ chức Đại hội khoá IV, nhiệm kỳ 2023 - 2028. Một trong những mục tiêu nhiệm kỳ mới là phấn đấu hàng năm 100% công nhân lao động được ký hợp đồng lao động và hưởng chế độ bảo hiểm Nhà nước quy định.

Trên 100 tỉ đồng chăm lo cho đoàn viên, người lao động ở Vĩnh Long

HOÀNG LỘC |

6 tháng đầu năm 2023, các cấp Công đoàn tổ chức vận động, phối hợp thực hiện công tác chăm lo cho đoàn viên, người lao động và hoạt động xã hội với số tiền trên 100 tỉ đồng. Đó là một trong những nội dung được báo cáo tại Hội nghị BCH LĐLĐ tỉnh Vĩnh Long lần thứ XV, nhiệm kỳ 2018 - 2023 vừa được LĐLĐ tỉnh Vĩnh Long tổ chức ngày 4.7.

LĐLĐ huyện Chư Pưh chăm lo tốt cho đời sống đoàn viên, người lao động

THANH TUẤN |

Ngày 3.7, Liên đoàn Lao động huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai cho biết, đã tổ chức thành công đại hội Công đoàn huyện lần thứ IV, nhiệm kỳ 2023-2028.