Việt Nam kêu gọi các nước hợp tác và đối thoại để bảo vệ nhân quyền

Song Minh |

Tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York (Mỹ), Ủy ban về các vấn đề xã hội, nhân đạo và văn hóa của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc Khóa 78 mới đây vừa thảo luận nội dung thúc đẩy và bảo vệ các quyền con người, với sự tham gia đông đảo của các nước thành viên Liên Hợp Quốc.

Tại phiên thảo luận, các nước đã nhấn mạnh ý nghĩa và tầm quan trọng của Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền (1948), Tuyên bố và Chương trình hành động Vienna (1993), đồng thời khẳng định các nguyên tắc về giá trị phổ quát, tính liên hệ, phụ thuộc lẫn nhau và không thể tách rời của các quyền con người.

Để thúc đẩy các quyền con người, trong bối cảnh thế giới có nhiều thách thức chung như hiện nay, các nước cho rằng, cần tiếp tục thúc đẩy chủ nghĩa đa phương, tăng cường đoàn kết, phối hợp hành động, hợp tác để duy trì hòa bình, thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững, bảo đảm tốt hơn các quyền và nhu cầu thiết yếu của người dân.

Phát biểu tại phiên thảo luận, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc, đánh giá sau 75 năm thông qua Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền, dù đã đạt nhiều tiến bộ về bảo đảm và thúc đẩy các quyền con người, song thực tế chưa được như kỳ vọng do phải chịu các tác động của xung đột, bạo lực, bất bình đẳng, nghèo đói, biến đổi khí hậu…

Trong một thế giới ngày càng đa dạng, khi tiếp cận và xử lý vấn đề quyền con người cần kết hợp hài hòa các chuẩn mực, nguyên tắc chung của luật pháp quốc tế với những điều kiện đặc thù về lịch sử, chính trị, kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia và khu vực. Theo đó, việc hợp tác và đối thoại giữa các quốc gia để thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền là một yêu cầu cần thiết.

Việt Nam ủng hộ việc tăng cường trao đổi, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nhân quyền trên cơ sở đối thoại bình đẳng, xây dựng, tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, vì mục tiêu chung là thúc đẩy và bảo vệ ngày càng tốt hơn các quyền con người. Việc chính trị hóa vấn đề quyền con người và can thiệp vào công việc nội bộ sẽ không mang lại giải pháp hiệu quả.

Trong quá trình thúc đẩy quyền con người, Đại sứ cho rằng cần thúc đẩy toàn diện các quyền, trong đó ưu tiên thúc đẩy các quyền được sống trong hòa bình, quyền phát triển, quyền tiếp cận giáo dục, y tế, việc làm, chống phân biệt đối xử và công bằng xã hội.

Về phần Việt Nam, Đại sứ Đặng Hoàng Giang nêu bật chủ trương nhất quán, nỗ lực và thành tựu của đất nước trong thúc đẩy và bảo vệ quyền con người trong gần 4 thập kỷ tiến hành Đổi mới và với cách tiếp cận lấy con người làm trung tâm.

Với vai trò là thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2023-2025, Việt Nam đã tích cực tham gia, có những sáng kiến cụ thể như chủ trì các nghị quyết đề cao Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền, biến đổi khí hậu và quyền con người…

Các sáng kiến này của Việt Nam là sự đóng góp thiết thực và có ý nghĩa đối với công việc chung của Liên Hợp Quốc trên tinh thần “tôn trọng lẫn nhau, đối thoại và hợp tác, đảm bảo mọi quyền cho tất cả mọi người”.

Trước đó, khóa họp lần thứ 54 Hội đồng Nhân quyền của Liên Hợp Quốc đã kết thúc ngày 13.10, khép lại 3 khóa họp thường kỳ và nhiều hoạt động của cơ quan này trong năm 2023, trong đó đánh dấu sự tham gia tích cực và những đóng góp thiết thực của Việt Nam như chủ trì một số sáng kiến và tham gia đồng bảo trợ nhiều sáng kiến, trong đó có một số phát biểu chung của ASEAN.

Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai và các thành viên đoàn Việt Nam tại phiên họp của Khóa 54 của Hội đồng Nhân quyền. Ảnh: Song Minh
Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai (thứ 4 từ trái) và các thành viên đoàn Việt Nam tại phiên họp của Khóa 54 của Hội đồng Nhân quyền. Ảnh: Song Minh

Đoàn Việt Nam do Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai - Trưởng Phái đoàn Thường trực Việt Nam bên cạnh Liên Hợp Quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva - dẫn đầu đã tích cực tham dự khóa họp lần thứ 54 Hội đồng Nhân quyền và triển khai 2 sáng kiến.

Cụ thể là Việt Nam đã chủ trì xây dựng và trình bày phát biểu chung về thúc đẩy quyền con người được tiêm chủng, đồng thời phối hợp với Brazil và Gavi, Liên minh toàn cầu về vaccine và tiêm chủng, chủ trì Tọa đàm quốc tế về thúc đẩy quyền con người được tiêm chủng.

Bên cạnh đó, Việt Nam đã cùng Ấn Độ đồng bảo trợ và tổ chức tọa đàm quốc tế về “75 năm Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế và 30 năm Chương trình hành động Vienna: Triển khai quyền phát triển nhằm bảo đảm quyền con người và Chương trình nghị sự 2030”, tiếp nối sáng kiến của Việt Nam hồi tháng 2 năm nay về Nghị quyết của Hội đồng Nhân quyền về kỷ niệm hai văn kiện quốc tế quan trọng nêu trên.

Song Minh
TIN LIÊN QUAN

Việt Nam quan tâm, chăm lo cho các phật tử phái Nam Tông Khmer

Thanh Hà |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, Đảng, Nhà nước luôn nỗ lực vì sự ấm no, hạnh phúc của nhân dân, bảo vệ quyền con người, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, của người dân; trong đó quan tâm, chăm lo cho các phật tử của phái Nam Tông Khmer.

Việt Nam triển khai 2 sáng kiến tại Khóa họp 54 Hội đồng Nhân quyền

Song Minh |

Đoàn Việt Nam đã tích cực tham dự khóa họp lần thứ 54 Hội đồng Nhân quyền và triển khai 2 sáng kiến.

Việt Nam tìm hiểu kinh nghiệm giải quyết vấn đề dân tộc, tôn giáo Indonesia

Thanh Hà |

Việt Nam mong muốn Indonesia chia sẻ về cơ chế vận hành, nguồn kinh phí hoạt động, cơ chế lựa chọn và đặt hàng đề tài, nhất là đề tài về các vấn đề cấp thiết quốc gia. Bên cạnh đó, đoàn Việt Nam cũng mong muốn tìm hiểu kinh nghiệm của Indonesia trong việc giải quyết các vấn đề dân tộc và tôn giáo, xóa bỏ bất bình đẳng, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc…

Việt Nam quan tâm, chăm lo cho các phật tử phái Nam Tông Khmer

Thanh Hà |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, Đảng, Nhà nước luôn nỗ lực vì sự ấm no, hạnh phúc của nhân dân, bảo vệ quyền con người, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, của người dân; trong đó quan tâm, chăm lo cho các phật tử của phái Nam Tông Khmer.

Việt Nam triển khai 2 sáng kiến tại Khóa họp 54 Hội đồng Nhân quyền

Song Minh |

Đoàn Việt Nam đã tích cực tham dự khóa họp lần thứ 54 Hội đồng Nhân quyền và triển khai 2 sáng kiến.

Việt Nam tìm hiểu kinh nghiệm giải quyết vấn đề dân tộc, tôn giáo Indonesia

Thanh Hà |

Việt Nam mong muốn Indonesia chia sẻ về cơ chế vận hành, nguồn kinh phí hoạt động, cơ chế lựa chọn và đặt hàng đề tài, nhất là đề tài về các vấn đề cấp thiết quốc gia. Bên cạnh đó, đoàn Việt Nam cũng mong muốn tìm hiểu kinh nghiệm của Indonesia trong việc giải quyết các vấn đề dân tộc và tôn giáo, xóa bỏ bất bình đẳng, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc…