Từ người làm thuê trở thành cán bộ Công đoàn có bằng đại học

Lục Tùng |

Tuổi thơ kém may mắn, phải sớm vào đời, nhưng bằng nghị lực, ý chí... anh đã phấn đấu trở thành cán bộ Công đoàn và tốt nghiệp đại học.

Đó là trường hợp của anh Nguyễn Phi Long, cán bộ Công đoàn tỉnh An Giang.

Sinh năm 1977 ở Nghệ An, nhưng cuộc đời Long gắn bó kỳ lạ với đất An Giang. 11 tuổi mẹ mất, Long vào Nam sống với bố đang công tác tại An Giang. Do cuộc sống vất vả, nên học hết lớp 9, Long quyết định lên Sài Gòn làm thuê kiếm sống. 

Anh Nguyễn Phi Long, cán bộ Công đoàn tỉnh An Giang. Ảnh: Lục Tùng
Anh Nguyễn Phi Long, cán bộ Công đoàn tỉnh An Giang. Ảnh: Lục Tùng

Tuy nhiên, sau 3 năm lăn lộn, Long đã quay lại và gắn bó với vùng đất An Giang. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ tại đơn vị quân đội trên địa bàn An Giang, Long quyết tâm gây dựng sự nghiệp ngay tại An Giang.

Xác định xuất phát điểm thấp: Không vốn, ít kiến thức..., Long chấp nhận vào làm nhân viên bảo vệ tại Nhà khách Công đoàn An Giang để chờ cơ hội. Nhưng công việc bảo vệ đòi hỏi chế độ làm việc 24/24 nên Long chưa thực hiện được mong muốn. Tuy nhiên, sự kiên trì và khao khát của anh đã được lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh An Giang ghi nhận.

Anh Nguyễn Phi Long (bìa trái) trong ngày ra mắt CLB Đờn ca tài tử thuộc Nhà Văn hóa Lao động An Giang. Ảnh: Lục Tùng
Anh Nguyễn Phi Long (bìa trái) trong ngày ra mắt CLB Đờn ca tài tử thuộc Nhà Văn hóa Lao động An Giang. Ảnh: Lục Tùng

Ngay sau khi được điều chuyển về làm cán bộ văn phòng cơ quan LĐLĐ tỉnh An Giang, Long đã bắt tay thực hiện khát vọng. Sau ngày làm, mỗi tối Long đều đặn đến Trung tâm giáo dục thường xuyên học tập 5 ngày/tuần. Sau 3 năm, Long tốt nghiệp THPT.

Thấy Long có chí, lãnh đạo LĐLĐ tỉnh An Giang tạo điều kiện cho anh dự thi và trúng tuyển khóa đào tạo Kỹ sư bảo hộ lao động theo hình thức bán tập trung. 

Vừa tự xoay sở cuộc sống vừa học, cuộc sống chật vật và đầy thách thức, nhưng Long vẫn kiên trì. Đến năm 2012, chàng trai quê Nghệ An đã khiến nhiều người và đồng nghiệp nể phục khi nhận bằng kỹ sư bảo hộ lao động ở tuổi 35. Và cũng từ đây, anh được phân công và gắn bó trong vai trò cán bộ chuyên môn của Ban Chính sách – Pháp luật (LĐLĐ tỉnh An Giang).

Anh Nguyễn Phi Long trong lần dìu soạn giả Trần Dương - một trong những soạn giả có tiếng trong phong trào cải lương, đờn ca tài tử Nam bộ (chụp trước dịch COVID-19). Ảnh: Lục Tùng
Anh Nguyễn Phi Long trong lần dìu soạn giả Trần Dương - một trong những soạn giả có tiếng trong phong trào cải lương, đờn ca tài tử Nam bộ (chụp trước dịch COVID-19). Ảnh: Lục Tùng

Có dịp trò chuyện, trao đổi với nhiều lãnh đạo ban, lãnh đạo LĐLĐ tỉnh An Giang, nhiều người đã dành “lời hay” khi nói về hành trình vươn lên của anh Long. Bởi không chỉ nỗ lực vượt qua nghịch cảnh để học tập, anh còn làm cho lãnh đạo an tâm với phương pháp làm việc bài bản, tham mưu kịp thời, hợp lý của người vững chuyên môn với tinh thần làm việc nhạy bén và tác phong linh hoạt.

Đến năm 2020, khi thành lập Nhà Văn hóa Lao động An Giang, anh Long được điều động về phụ trách công tác phong trào và tổng hợp. Và với tư duy linh động của mình, anh đã góp phần quan trọng trong việc hình thành và là người trực tiếp quản lý các CLB sinh hoạt như: CLB  Cờ tướng, CLB Đờn ca tài tử...

Anh Nguyễn Phi Long (bìa trái) trong buổi điều hành chương trình cờ tướng online của Nhà Văn hóa Lao động An Giang thời điểm giãn cách xã hội. Ảnh: Lục Tùng
Anh Nguyễn Phi Long (bìa trái) trong buổi điều hành chương trình cờ tướng online của Nhà Văn hóa Lao động An Giang thời điểm giãn cách xã hội. Ảnh: Lục Tùng

Đặc biệt hơn, khi dịch COVID-19 bùng phát, cả tỉnh thực hiện giãn cách xã hội, anh Long đã tham mưu và trực tiếp điều hành mô hình giao lưu cờ tướng online, vừa duy trì phong trào, vừa tạo sân chơi lành mạnh cho người lao động.

“Vững chuyên môn, làm việc trách nhiệm, chúng tôi rất tin tưởng và trân trọng anh Long. Bởi không chỉ hoàn thành tốt nhiệm vụ, anh còn sáng tạo làm tốt hơn” - ông Nguyễn Hữu Trí, Phó Giám đốc Nhà Văn hóa Lao động An Giang, chia sẻ về tấm gương người lao động vượt khó, trở thành người hữu ích.

Lục Tùng
TIN LIÊN QUAN

Giáo hội Phật giáo Việt Nam đi đầu xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc

VƯƠNG TRẦN |

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc mong muốn và đặt nhiều niềm tin Giáo hội Phật giáo Việt Nam cùng tăng ni, Phật tử cả nước sẽ tiếp tục thể hiện vai trò, uy tín của mình trong việc tăng cường xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết các tôn giáo.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam đồng hành cùng khát vọng phát triển đất nước

Vương Trần |

Đại lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam được tổ chức theo hình thức trực tuyến với chủ đề: “40 năm Giáo hội Phật giáo Việt Nam: Hội nhập và phát triển cùng đất nước”.

Văn phòng II Trung ương Giáo hội Kỷ niệm 40 năm Giáo hội Phật giáo VN

HUÂN CAO |

TPHCM - Sáng 7.11, tại Văn phòng II Trương ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (Thiền viện Quảng Đức, quận 3, TPHCM) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN).

Giáo hội Phật giáo Việt Nam đi đầu xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc

VƯƠNG TRẦN |

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc mong muốn và đặt nhiều niềm tin Giáo hội Phật giáo Việt Nam cùng tăng ni, Phật tử cả nước sẽ tiếp tục thể hiện vai trò, uy tín của mình trong việc tăng cường xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết các tôn giáo.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam đồng hành cùng khát vọng phát triển đất nước

Vương Trần |

Đại lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam được tổ chức theo hình thức trực tuyến với chủ đề: “40 năm Giáo hội Phật giáo Việt Nam: Hội nhập và phát triển cùng đất nước”.

Văn phòng II Trung ương Giáo hội Kỷ niệm 40 năm Giáo hội Phật giáo VN

HUÂN CAO |

TPHCM - Sáng 7.11, tại Văn phòng II Trương ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (Thiền viện Quảng Đức, quận 3, TPHCM) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN).