Tổng LĐLĐVN công bố kết quả Cuộc thi viết về công tác dân tộc, tôn giáo

HẢI ANH |

Sau hơn 3 tháng phát động (từ tháng 8-11.2021), Cuộc thi “Công chức, viên chức, lao động viết về công tác dân tộc, tôn giáo” theo Kế hoạch số 123/KH-TLĐ của Tổng Liên đoàn, đã có 1.561 bài viết từ đoàn viên, cán bộ Công đoàn thuộc 54 Liên đoàn Lao động tỉnh, Thành phố, Công đoàn ngành gửi dự thi. Ban tổ chức Cuộc thi đã trao 1 giải Nhất, 3 giải Nhì, 4 giải Ba và 13 giải Khuyến khích.

Ngày 3.8.2021, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành Kế hoạch số 123/KH-TLĐ của Tổng Liên đoàn về  tổ chức Cuộc thi “Công chức, viên chức, lao động viết về công tác dân tộc, tôn giáo”. Hưởng ứng cuộc thi, Liên đoàn Lao động các tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương  đã có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn đến các cấp Công đoàn triển khai, tuyên truyền, phổ biến về mục đích, ý nghĩa và thể lệ cuộc thi trên các trang thông tin điện tử và các trang, nhóm ứng dụng mạng xã hội như Zalo, Facebook, fanpage...

Đây là hoạt động của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thực hiện nhiệm vụ của  Đề án hỗ trợ thông tin, tuyên truyền về dân tộc, tôn giáo đã được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 219/QĐ-TTg ngày 21.12.2019.

Qua hơn 3 tháng phát động (từ tháng 8-11.2021), Cuộc thi đã thu hút đông đảo công chức, viên chức, lao động hưởng ứng tham gia. Ban tổ chức Cuộc thi đã tiếp nhận 1561 bài viết từ đoàn viên, cán bộ Công đoàn thuộc 54 Liên đoàn Lao động tỉnh, Thành phố, Công đoàn ngành gửi dự thi.

Các bài viết thuộc nhiều loại hình tác phẩm như: bài phản ánh, phóng sự, ký sự, xã luận… có nội dung, ý nghĩa sâu sắc về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác tôn giáo, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc và đóng góp của các dân tộc thiểu số, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước vào việc xây dựng, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam.

Nhiều bài viết đề cao những giá trị tích cực, có ý nghĩa của tín ngưỡng, tôn giáo thúc đẩy cán bộ, đoàn viên, công chức, viên chức, lao động hăng say lao động, sản xuất, những gương cán bộ Công đoàn, công chức, viên chức, lao động là đồng bào theo đạo, dân tộc thiểu số vượt khó sáng tạo trong lao động sản xuất, học tập, công tác, hay kết quả, mô hình, điểm sáng trong công tác thực hiện chính sách tôn giáo, dân tộc ở địa phương, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp…

Nhiều bài thi được đầu tư công phu, tác giả đã dành nhiều công sức, tâm huyết, tình cảm, sưu tầm các thông tin tư liệu quý, nhiều hình ảnh minh họa, thể hiện sáng tạo. Có những bài dự thi dày đến 690 trang với các trích dẫn văn bản, hình ảnh về dân tộc, tôn giáo giúp cho các bài viết phong phú về thông tin, sinh động và giàu bản sắc văn hóa dân tộc.  

Nhiều Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố Công đoàn ngành Trung ương  đã triển khai rất nghiêm túc Cuộc thi, vận động được nhiều đoàn viên, công nhân viên chức lao động tham gia viết bài hưởng ứng Cuộc thi và tổ chức trao giải, tổng kết ở cấp tỉnh. Tiêu biểu là Liên đoàn Lao động các tỉnh: Lâm Đồng, Thanh Hóa, Hải Dương, Cần Thơ, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Cao Bằng, Khánh Hòa, Cà Mau Công đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam, Công đoàn Giáo dục Việt Nam, Công đoàn Viên chức Việt Nam, Ban Công đoàn Quốc phòng…

Theo đánh giá của Ban tổ chức, Cuộc thi đã tạo thành một đợt sinh hoạt chính trị rộng lớn trong toàn hệ thống Công đoàn. Trong bối cảnh toàn hệ thống Công đoàn và công nhân, viên chức, lao động căng mình tham gia phòng, chống đại dịch COVID-19, số lượng 1561 bài gửi dự thi về Tổng Liên đoàn  là con số ấn tượng, thể hiện ý thức chính trị cao của đoàn viên, công nhân viên chức lao động  cả nước, tinh thần hưởng ứng rất tích cực, sức lan tỏa của Cuộc thi, góp phần tuyên truyền nâng cao nhận thức của đoàn viên, công chức, viên chức lao động về chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về vấn đề dân tộc, tôn giáo”.

Kết quả, qua 2 vòng chấm, chọn, Ban Tổ chức Cuộc thi đã trao: 1 giải nhất, 3 giải nhì, 4 giải ba và 13 giải khuyến khích (Quyết định số 3750/QĐ-TLĐ ngày 15.12.2021). Trong đó, giải Nhất được trao cho tác giả Vũ Thị Tuyết Nhung, thuộc Công đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam với bài “Chính sách dân tộc, tôn giáo trong Nghị quyết của Đảng”. Ba Giải Nhì gồm: “Đoàn kết dân tộc” – mạch nguồn thấm đẫm trong trái tim nhà giáo nhân dân – bác sỹ Y Ngông Niê K’Đăm”- tác giả: Nguyễn Tuấn Hùng, thuộc Công đoàn Giáo dục Việt Nam; “Tấm gương đồng bào dân tộc thiểu số vượt khó, sáng tạo trong lao động sản xuất”- tác giả: Phạm Thúy Loan, thuộc Liên đoàn Lao động tỉnh Bắc Giang; “Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc, tôn giáo”-tác giả: Trần Thị Kim Nguyên, thuộc Công đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam.

HẢI ANH
TIN LIÊN QUAN

Trước gian khó, ý chí tự lực, tự cường dân tộc lại được khơi dậy mạnh mẽ

TÔ THẾ |

Hà Nội - Tại chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng” 2021, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bày tỏ xúc động với những câu chuyện về các tập thể, cá nhân điển hình tiêu biểu đến từ mọi ngành nghề, địa phương, học và làm theo Bác từ những điều giản dị, mộc mạc nhất nhưng có sức lan tỏa mạnh mẽ.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam đi đầu xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc

VƯƠNG TRẦN |

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc mong muốn và đặt nhiều niềm tin Giáo hội Phật giáo Việt Nam cùng tăng ni, Phật tử cả nước sẽ tiếp tục thể hiện vai trò, uy tín của mình trong việc tăng cường xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết các tôn giáo.

Phật giáo Việt Nam với đường hướng Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội

VƯƠNG TRẦN |

Phát huy trí tuệ tập thể, giữ vững kỷ cương, giới luật và nêu cao tinh thần đoàn kết, hòa hợp trong xây dựng, phát triển Giáo hội vững mạnh trong hội nhập quốc tế, kiên định lý tưởng: Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa Xã hội. Đây là một trong 9 mục tiêu để nâng cao tầm vóc của Phật giáo nước nhà trong sự đổi mới và hội nhập quốc tế sâu rộng của đất nước.

Trước gian khó, ý chí tự lực, tự cường dân tộc lại được khơi dậy mạnh mẽ

TÔ THẾ |

Hà Nội - Tại chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng” 2021, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bày tỏ xúc động với những câu chuyện về các tập thể, cá nhân điển hình tiêu biểu đến từ mọi ngành nghề, địa phương, học và làm theo Bác từ những điều giản dị, mộc mạc nhất nhưng có sức lan tỏa mạnh mẽ.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam đi đầu xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc

VƯƠNG TRẦN |

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc mong muốn và đặt nhiều niềm tin Giáo hội Phật giáo Việt Nam cùng tăng ni, Phật tử cả nước sẽ tiếp tục thể hiện vai trò, uy tín của mình trong việc tăng cường xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết các tôn giáo.

Phật giáo Việt Nam với đường hướng Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội

VƯƠNG TRẦN |

Phát huy trí tuệ tập thể, giữ vững kỷ cương, giới luật và nêu cao tinh thần đoàn kết, hòa hợp trong xây dựng, phát triển Giáo hội vững mạnh trong hội nhập quốc tế, kiên định lý tưởng: Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa Xã hội. Đây là một trong 9 mục tiêu để nâng cao tầm vóc của Phật giáo nước nhà trong sự đổi mới và hội nhập quốc tế sâu rộng của đất nước.