Sóc Trăng tập trung gỡ khó để phát triển KT-XH đồng bào dân tộc thiểu số

Văn Sỹ |

Theo Ban Dân tộc tỉnh Sóc Trăng tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số năm 2022 trên địa bàn tỉnh gần 243 tỉ đồng. Trong đó, vốn phân bổ chính thức trên 233 tỉ đồng, vốn chưa phân bổ gần 10 tỉ đồng (sẽ phân bổ tiếp khi đủ thủ tục). Quá trình triển khai chương trình đã qua còn không ít khó khăn, hạn chế.

Nhằm thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số năm 2022, chiều ngày 5.10, UBND tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức Hội nghị giải quyết khó khăn, vướng mắc trong triển khai Chương trình. 

Theo báo cáo của Ban Dân tộc tỉnh, riêng nguồn vốn tín dụng được giao chỉ tiêu kế hoạch tín dụng cho vay ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số theo Nghị định số 28.2022.NĐ-CP ngày 26.4.2022 của Chính phủ với tổng số tiền là 56 tỉ đồng tại Quyết định số 3437/QĐ-NHCS ngày 29.4.2022 và Quyết định số 4290/QĐ-NHCS ngày 31.5.2022 của Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội.

Từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần đồng bào Khmer ở Sóc Trăng
Từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần đồng bào Khmer ở Sóc Trăng. Ảnh: Tuấn Văn

Từ thực tiễn tình hình triển khai thực hiện Chương trình trên địa bàn tỉnh, ước thực hiện đến 31.12.2022, toàn tỉnh phấn đấu thực hiện giải ngân vốn trung ương gần 162,9 tỉ đồng, đạt tỉ lệ 78,17% so với kế hoạch vốn năm 2022; ngân sách địa phương và vốn huy động giải ngân trên 27,4 tỉ đồng đạt tỉ lệ 79,21%.

Trong triển khai thực hiện Chương trình còn gặp nhiều tồn tại, khó khăn và vướng mắc như: nhiều văn bản quy định cơ chế, hướng dẫn của Trung ương không quy định định mức hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất của Dự án 1 và không quy định về định mức hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế cộng đồng (nội dung số 01 thuộc Tiểu dự án 2 của Dự án 3); chưa có văn ban quy định định mức hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển KT-XH ở vùng đồng bào Khmer Sóc Trăng được đầu tư tương đối cơ bản phục vụ việc đi lại và giao thương của người dân
Cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển KT-XH ở vùng đồng bào Khmer Sóc Trăng được đầu tư tương đối cơ bản phục vụ việc đi lại và giao thương của người dân

Tại Thông tư số 02/2022/TT-UBDT chưa hướng dẫn quy trình rà soát, việc cấp phát, thanh toán cho các đối tượng được hưởng các nội dung: Hỗ trợ đất ở, hỗ trợ nhà ở, hỗ trợ đất sản xuất sử dụng nguồn vốn đầu tư phát triển. Thông tư số 15/2022/TT-BTC ngày 04.3.2022 của Bộ Tài chính chỉ quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình, do đó địa phương rất khó khăn trong việc triển khai thực hiện các nội dung trên.

Về cơ chế thực hiện đầu tư cơ sở hạ tầng (Tiểu dự án 1, Dự án 4) tại Điều 33 Thông tư 02/2022/TT-UBDT có hướng dẫn nhưng chưa cụ thể nên địa phương rất khó thực hiện, đặc biệt là về quản lý chi phí đầu tư xây dựng “tại khoản 3 Điều 33 chỉ nêu đối với công trình không áp dụng cơ chế đặc thù quy trình triển khai thực hiện theo quy định hiện hành về quản lý đầu tư xây dựng và các quy định có liên quan” nên gặp khó khăn trong việc lập dự toán xây dựng công trình.

 
 Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Sóc Trăng Lý RoTha phát biểu tại cuộc họp

Tỉnh Sóc Trăng cũng chưa ban hành văn bản quy định định mức bình quân diện tích đất sản xuất để làm cơ sở xác định hộ thiếu đất; chưa ban hành quy định phân cấp cho UBND cấp huyện phê duyệt danh sách các hộ hỗ trợ đất, nhà ở, đất sản xuất, chuyển đổi nghề, nước sinh hoạt phân tán và danh sách đối tượng thụ hưởng chính sách vay vốn tín dụng ưu đãi hỗ trợ các nội dung trên; chưa ban hành các văn bản quy định trong tổ chức thực hiện quản lý đầu tư xây dựng theo cơ chế đặc thù quy định tại Chương IV của Nghị định số 27/2022/NĐ-CP.

Phát biểu kết luận cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Huỳnh Thị Diễm Ngọc giao Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Ban Dân tộc, các ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai tích cực, quyết liệt các giải pháp giải ngân.

Trong đó, đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan chuyên môn, cơ quan thẩm định khẩn trương hoàn thiện các hồ sơ, thủ tục báo cáo kinh tế, kỹ thuật theo quy định đối với 3 công trình nước sinh hoạt tập trung tại xã Kế Thành, xã Lâm Tân và xã Mỹ Thuận. Đồng thời, trình UBND tỉnh phê duyệt danh mục trong thời gian sớm nhất, gửi về Ban Dân tộc tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh trong kỳ họp chuyên đề tiếp theo trong tháng 10.2022.

Ban Dân tộc khẩn trương hoàn thiện biên bản và báo cáo UBND tỉnh xem xét ban hành văn bản chỉ đạo, giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các ngành khác có liên quan tham mưu UBND tỉnh ban hành văn bản quy định mức bình quân diện tích đất sản xuất, để làm cơ sở xác định hộ thiếu đất sản xuất theo quy định.

Ban Dân tộc liên hệ Sở Tư pháp để được tư vấn về quy trình UBND tỉnh phân cấp, ủy quyền cho UBND các huyện, thị xã, thành phố phê duyệt danh sách các đối tượng hưởng thụ, trên cơ sở đó, tham mưu UBND tỉnh theo đúng quy định. Các sở, ngành tùy theo chức năng, nhiệm vụ của mình đưa ra các hướng giải quyết trong thẩm quyền, đối với những trường hợp vượt quá khả năng cần có báo cáo về UBND tỉnh để chỉ đạo giải quyết.

Văn Sỹ
TIN LIÊN QUAN

Kéo giảm khoảng cách phát triển KT-XH giữa miền núi và miền xuôi Thủ đô

PHẠM ĐÔNG |

Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn nhấn mạnh, việc hoàn thành giải ngân các dự án có ý nghĩa quan trọng đối với mục tiêu cải thiện đời sống của đồng bào; thể hiện tính ưu việt trong chủ trương, chính sách của TP về công tác dân tộc. 

Sóc Trăng ưu tiên phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Hải Anh |

Năm học 2022-2023, Sóc Trăng tiếp tục thực hiện chính sách ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo vùng dân tộc thiểu số, vùng nông thôn nhằm thu hẹp khoảng cách về chất lượng giáo dục giữa các vùng, bảo đảm các điều kiện phát triển giáo dục bền vững. 

Phật giáo Sóc Trăng phát huy tinh thần đoàn kết, đồng hành cùng dân tộc

Phạm Đông |

Trong nhiệm kỳ 2022-2027, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Sóc Trăng đề ra nhiệm vụ phát huy tinh thần đoàn kết, hòa hợp, tập hợp sức mạnh, trí tuệ tập thể, chung tay tích cực nhiều công tác xã hội an dân. Đồng thời có nhiều hoạt động thiết thực, hỗ trợ các phật tử khó khăn.

Kéo giảm khoảng cách phát triển KT-XH giữa miền núi và miền xuôi Thủ đô

PHẠM ĐÔNG |

Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn nhấn mạnh, việc hoàn thành giải ngân các dự án có ý nghĩa quan trọng đối với mục tiêu cải thiện đời sống của đồng bào; thể hiện tính ưu việt trong chủ trương, chính sách của TP về công tác dân tộc. 

Sóc Trăng ưu tiên phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Hải Anh |

Năm học 2022-2023, Sóc Trăng tiếp tục thực hiện chính sách ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo vùng dân tộc thiểu số, vùng nông thôn nhằm thu hẹp khoảng cách về chất lượng giáo dục giữa các vùng, bảo đảm các điều kiện phát triển giáo dục bền vững. 

Phật giáo Sóc Trăng phát huy tinh thần đoàn kết, đồng hành cùng dân tộc

Phạm Đông |

Trong nhiệm kỳ 2022-2027, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Sóc Trăng đề ra nhiệm vụ phát huy tinh thần đoàn kết, hòa hợp, tập hợp sức mạnh, trí tuệ tập thể, chung tay tích cực nhiều công tác xã hội an dân. Đồng thời có nhiều hoạt động thiết thực, hỗ trợ các phật tử khó khăn.