Rút bảo hiểm xã hội một lần là giải pháp tình thế nhưng hệ luỵ lâu dài

VƯƠNG TRẦN |

Việc rút bảo hiểm xã hội một lần là giải pháp tình thế, nhưng sẽ để lại hệ lụy lâu dài cho người lao động. Họ sẽ rất thiệt thòi, khi rời khỏi hệ thống an sinh này.

Người hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần chủ yếu là lao động trẻ

Trong giai đoạn 2016- 2021, cả nước có trên 4 triệu người lao động đề nghị và được giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần, bình quân mỗi năm có gần 700 nghìn người hưởng BHXH một lần, số lượng năm sau luôn cao hơn năm trước với tốc độ tăng trung bình mỗi năm khoảng 11,6%.

Đây là số liệu được nêu trong báo cáo đánh giá tình hình thực hiện chính sách hưởng BHXH một lần theo Nghị quyết số 93/2015/QH13, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Điều đáng lo ngại là những người hưởng BHXH một lần tập trung đông nhất ở nhóm tuổi từ trên 30 đến đủ 40 tuổi (chiếm khoảng 40,4%); tiếp đó nhóm tuổi từ trên 20 đến đủ 30 tuổi đứng thứ hai (chiếm khoảng 37,1%).

Từ những con số trên có thể thấy, người hưởng BHXH một lần chủ yếu là lao động trẻ, từ trên 20 tuổi đến đủ 40 tuổi (chiếm khoảng 77,5% trong tổng số người hưởng BHXH một lần).

Trong Tờ trình của Chính phủ mới đây về Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) (sửa đổi), nội dung liên quan tới việc hưởng BHXH một lần nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận.

Về quy định hưởng BHXH một lần, dự thảo Luật đề xuất 2 phương án.

Cụ thể, phương án 1: Quy định việc hưởng BHXH một lần đối với hai nhóm người lao động khác nhau.

Nhóm 1: Đối với người lao động đã tham gia BHXH trước khi Luật BHXH (sửa đổi) có hiệu lực, sau 12 tháng nghỉ việc, có nhu cầu thì được nhận BHXH một lần.

Nhóm 2: Đối với người lao động bắt đầu tham gia BHXH từ ngày Luật BHXH (sửa đổi) có hiệu lực trở đi (dự kiến 1.7.2025) thì không được nhận BHXH một lần (trừ các trường hợp: đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ năm đóng để hưởng lương hưu; ra nước ngoài để định cư hoặc bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng theo quy định tại Điều 60 Luật BHXH hiện hành).

Trong giai đoạn vừa qua, số lượng người rút bảo hiểm xã hội một lần năm sau cao hơn năm trước. Ảnh: Hải Nguyễn
Trong giai đoạn vừa qua, số lượng người rút bảo hiểm xã hội một lần năm sau cao hơn năm trước. Ảnh: Trần Vương

Phương án 2 được đưa ra trong dự thảo Luật đó là: "Sau 12 tháng không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, không tham gia BHXH tự nguyện và có thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm mà người lao động có yêu cầu thì được giải quyết một phần nhưng tối đa không quá 50% tổng thời gian đã đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Thời gian đóng BHXH còn lại được bảo lưu để người lao động tiếp tục tham gia và hưởng các chế độ BHXH".

Thiệt thòi khi rời khỏi hệ thống bảo hiểm xã hội

Về vấn đề ồ ạt rút BHXH một lần, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Hải Dương - cho rằng: Việc rút BHXH một lần là giải pháp tình thế, nhưng sẽ để lại hệ lụy lâu dài cho người lao động. Tình trạng này cũng sẽ khiến Việt Nam không thể thực hiện được mục tiêu BHXH toàn dân và gây ảnh hưởng đến chính sách an sinh xã hội.

“Giải quyết tình trạng rút BHXH một lần là nhiệm vụ rất quan trọng của ngành lao động, thương binh và xã hội, điều cốt lõi là phải nâng cao đời sống người lao động, tăng cường tuyên truyền và có những giải pháp điều chỉnh các chính sách khuyến khích tham gia BHXH” - đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga cho hay.

Cũng theo đại biểu Nga, việc rút BHXH một lần cũng do sự mất niềm tin của người lao động với chủ doanh nghiệp khi tình trạng nợ, trốn đóng bảo hiểm xã hội vẫn diễn ra. Do vậy, muốn tăng niềm tin của người lao động và tránh hiện tượng rút BHXH một lần cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế để giảm tình trạng nợ, trốn đóng BHXH đối với người lao động.

Cũng theo Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương, trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là phải tăng cường, đẩy mạnh, tuyên truyền đến người dân có đầy đủ thông tin, tránh ảnh hưởng đến quyền lợi. Từ đó, BHXH các cấp cần đẩy mạnh tuyên truyền giúp người lao động hiểu rõ hơn về những thiệt thòi, khi rời khỏi hệ thống BHXH là tự tước đi quyền an sinh cơ bản.

VƯƠNG TRẦN
TIN LIÊN QUAN

Lao động không được hưởng bảo hiểm thất nghiệp vì quy định 3 tháng

MẠNH CƯỜNG |

Theo Nghị định 28/2015/NĐ-CP và Luật Việc làm hiện hành, để hưởng bảo hiểm thất nghiệp, người lao động phải nộp hồ sơ hưởng trong thời gian 3 tháng từ khi chấm dứt hợp đồng lao động. Thời gian này theo nhiều người lao động là chưa đủ để chuẩn bị hồ sơ bởi nhiều yếu tố tác động.

Không chờ được đến tuổi hưu, nhiều công nhân chọn rút bảo hiểm xã hội

MẠNH CƯỜNG |

Rất ít công nhân mặn mà với lương hưu vì cho rằng tuổi nghỉ hưu hiện nay cao. Họ cũng không có khả năng để đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện nhiều năm cho đủ điều kiện nhận chế độ hưu trí.

Không muốn rút bảo hiểm xã hội một lần, công nhân mong có lương hưu

BẢO HÂN - LƯƠNG HẠNH |

Để đảm bảo cuộc sống khi về già, nhiều công nhân khu công nghiệp Thăng Long (Hà Nội) mong muốn gắn bó lâu dài với công việc, tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội, để sau này được hưởng lương hưu.

Lao động không được hưởng bảo hiểm thất nghiệp vì quy định 3 tháng

MẠNH CƯỜNG |

Theo Nghị định 28/2015/NĐ-CP và Luật Việc làm hiện hành, để hưởng bảo hiểm thất nghiệp, người lao động phải nộp hồ sơ hưởng trong thời gian 3 tháng từ khi chấm dứt hợp đồng lao động. Thời gian này theo nhiều người lao động là chưa đủ để chuẩn bị hồ sơ bởi nhiều yếu tố tác động.

Không chờ được đến tuổi hưu, nhiều công nhân chọn rút bảo hiểm xã hội

MẠNH CƯỜNG |

Rất ít công nhân mặn mà với lương hưu vì cho rằng tuổi nghỉ hưu hiện nay cao. Họ cũng không có khả năng để đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện nhiều năm cho đủ điều kiện nhận chế độ hưu trí.

Không muốn rút bảo hiểm xã hội một lần, công nhân mong có lương hưu

BẢO HÂN - LƯƠNG HẠNH |

Để đảm bảo cuộc sống khi về già, nhiều công nhân khu công nghiệp Thăng Long (Hà Nội) mong muốn gắn bó lâu dài với công việc, tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội, để sau này được hưởng lương hưu.