Phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân trong lao động, sản xuất

PHẠM ĐÔNG |

Tại Việt Nam, giai cấp công nhân là lực lượng tiên phong của cách mạng, luôn đứng ở trung tâm các sự kiện chính trị quan trọng của đất nước. Đại đoàn kết toàn dân tộc là tư tưởng cơ bản, nhất quán và xuyên suốt trong suốt nhiều năm qua, mang lại hiệu quả to lớn trong lao động sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội.

Thúc đẩy tinh thần thi đua, lao động sáng tạo

Trong công cuộc đổi mới hiện nay, Đảng ta luôn xác định, giai cấp công nhân là giai cấp đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến; lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Ở đó, sáng tạo được xem một đặc trưng của người lao động, góp phần tạo ra một sự phát triển mới, giúp công tác an sinh xã hội, lao động, việc làm của người dân được đảm bảo. Việc này đã tạo niềm tin để người dân tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội mà Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đề ra.

Trao đổi với Lao Động, PGS TS Phạm Xuân Mỹ, nguyên Trưởng khoa Lịch sử Đảng (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) cho biết, thời gian qua, những phong trào thi đua lao động, sản xuất, xoá đói giảm nghèo đã có những tác động tích cực đến việc phát triển kinh tế, tạo việc làm, cải thiện đời sống, vươn lên làm giàu. Thông qua mỗi chương trình đã xuất hiện nhiều tấm gương tiêu biểu, lan toả rộng rãi để người lao động học tập và làm theo.

Theo ông Mỹ, từ khi ra đời đến nay, tổ chức Công đoàn Việt Nam luôn hoàn thành sứ mệnh cao cả của mình. Đội ngũ công nhân viên chức, người lao động của cả nước ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng. Trong đó, tổ chức Công đoàn luôn nỗ lực đoàn kết, tăng cường đồng thuận xã hội, thúc đẩy tinh thần thi đua sáng tạo, phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Hằng năm, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đều tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân với nhiều hoạt động thiết thực hướng về đoàn viên, người lao động phát huy truyền thống vẻ vang, khơi dậy sức mạnh đoàn kết, năng động, sáng tạo để xây dựng nước nhà. Chính vì vậy, mặc dù giai cấp công nhân chiếm 14% dân số và 27% lực lượng lao động xã hội, nhưng đóng góp hằng năm của giai cấp công nhân cho đất nước chiếm hơn 65% tổng sản phẩm quốc dân và hơn 70% ngân sách nhà nước.

Công nhân lao động Việt Nam đoàn kết, sáng tạo, phát triển. Ảnh: Hải Nguyễn
Công nhân lao động Việt Nam đoàn kết, sáng tạo, phát triển. Ảnh: Hải Nguyễn

Ông Mỹ cũng nhấn mạnh, chính sự đoàn kết, huy động các tầng lớp nhân dân tham gia phát triển kinh tế xã hội của tổ chức Công đoàn đã tạo ra những phong trào thi đua sôi nổi của công nhân tại các xí nghiệp, nhà máy với quyết tâm cao hoàn thành tốt kế hoạch năm và góp phần vào sự phát triển của đất nước.

Phát huy truyền thống đoàn kết, năng động, sáng tạo

Cùng nói về vấn đề này, Đại tá Chu Xuân Đoàn - nguyên Trưởng khoa Chỉ huy tham mưu Học viện Quốc phòng cho biết, trong bối cảnh dịch COVID-19 như hiện nay, việc tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, năng động, sáng tạo, đẩy mạnh phong trào thi đua lao động sản xuất, quyết tâm khắc phục khó khăn, nỗ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội là rất quan trọng.

Trong thời điểm đất nước gặp khó khăn khi dịch COVID-19 xuất hiện, tổ chức Công đoàn cần phát huy sâu rộng vai trò, trách nhiệm của mình đối với nhân dân, đối với Tổ quốc bằng những hoạt động cụ thể, thiết thực. Trong đó, thiết thực nhất vấn là công tác chăm lo, đại diện bảo về quyền lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động. Đẩy mạnh những hoạt động, việc làm thiết thực để người lao động nêu cao ý chí tự lực, tự cường, khắc phục khó khăn, thử thách, đoàn kết, quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết đại hội Đảng đã đề ra.

Đại tá Chu Xuân Đoàn. Ảnh: P.Đ
Đại tá Chu Xuân Đoàn. Ảnh: P.Đ

Theo Đại tá Chu Xuân Đoàn, để tiếp tục thực hiện mục tiêu kép, vừa phát triển kinh tế vừa phòng chống dịch, người lao động cần tích cực tham gia phòng, chống dịch COVID-19 tại nơi ở và nơi sản xuất. Cần có những tuyên truyền sâu rộng, trợ giúp để người lao động và doanh nghiệp cùng nhau bước qua những khó khăn trước mắt và có tinh thần nỗ lực vươn lên, có khát vọng phát triển vì hạnh phúc của chính mình, gia đình mình, sự phục hồi, phát triển của doanh nghiệp và sự phồn vinh của đất nước.

Để làm được điều đó, tổ chức Công đoàn cần xây dựng chương trình, kế hoạch để cụ thể hóa nội dung thi đua gắn với nhiệm vụ của từng công đoàn cơ sở. Cần có những động viên kịp thời, thường xuyên để người lao động phát huy tính năng động, sáng tạo, tăng cường ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất. Đồng thời, cần lan tỏa những tấm gương người tốt việc tốt, lao động điển hình cách làm hay trong xã hội và phê phán những biểu hiện xấu, động cơ xấu phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Giáo hội Phật giáo Việt Nam đi đầu xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc

VƯƠNG TRẦN |

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc mong muốn và đặt nhiều niềm tin Giáo hội Phật giáo Việt Nam cùng tăng ni, Phật tử cả nước sẽ tiếp tục thể hiện vai trò, uy tín của mình trong việc tăng cường xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết các tôn giáo.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam đồng hành cùng khát vọng phát triển đất nước

Vương Trần |

Đại lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam được tổ chức theo hình thức trực tuyến với chủ đề: “40 năm Giáo hội Phật giáo Việt Nam: Hội nhập và phát triển cùng đất nước”.

Văn phòng II Trung ương Giáo hội Kỷ niệm 40 năm Giáo hội Phật giáo VN

HUÂN CAO |

TPHCM - Sáng 7.11, tại Văn phòng II Trương ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (Thiền viện Quảng Đức, quận 3, TPHCM) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN).

Giáo hội Phật giáo Việt Nam đi đầu xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc

VƯƠNG TRẦN |

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc mong muốn và đặt nhiều niềm tin Giáo hội Phật giáo Việt Nam cùng tăng ni, Phật tử cả nước sẽ tiếp tục thể hiện vai trò, uy tín của mình trong việc tăng cường xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết các tôn giáo.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam đồng hành cùng khát vọng phát triển đất nước

Vương Trần |

Đại lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam được tổ chức theo hình thức trực tuyến với chủ đề: “40 năm Giáo hội Phật giáo Việt Nam: Hội nhập và phát triển cùng đất nước”.

Văn phòng II Trung ương Giáo hội Kỷ niệm 40 năm Giáo hội Phật giáo VN

HUÂN CAO |

TPHCM - Sáng 7.11, tại Văn phòng II Trương ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (Thiền viện Quảng Đức, quận 3, TPHCM) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN).