Những mong muốn của người lao động gửi gắm đến tân Chủ tịch UBND TPHCM

NAM DƯƠNG |

Ngày 24.8, HĐND TPHCM đã bầu ông Phan Van Mãi - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM - làm Chủ tịch UBND TPHCM thay cho ông Nguyễn Thành Phong được điều động làm Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương. Nhiều cán bộ Công đoàn, công nhân lao động (CNLĐ) đã bày tỏ mong muốn của mình gửi gắm đến tân Chủ tịch UBND TPHCM.

Ông Lê Trần Thanh HảiChủ tịch Công đoàn Công ty TNHH May mặc Triple Việt Nam (huyện Củ Chi, TPHCM):

Trong giai đoạn hiện nay, mong mỏi nhất của người lao động và đội ngũ cán bộ Công đoàn cơ sở là TPHCM nhanh chóng có biện pháp chống dịch hiệu quả, đồng thời chăm lo thiết thực cho người lao động thông qua việc hỗ trợ lương thực, thực phẩm cho những công nhân phải ngừng việc do dịch bệnh có hoàn cảnh khó khăn.

Cùng với đó, phải đẩy nhanh việc tiêm vaccine cho công nhân lao động ngoài khu công nghiệp, vì nhiều doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp cũng có hàng nghìn, hàng chục nghìn lao động và đây là đối tượng trực tiếp làm ra của cải, vật chất cho xã hội. Ví dụ, Công ty May mặc Triple Việt Nam có 2.600 lao động, nhưng hiện tại mới có chưa đến 500 người tiêm vaccine (chưa được 20%). Như vậy là tỉ lệ quá thấp, không bảo đảm được an toàn nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất lại.

Nhiều CNLĐ Công ty may mặc Triple Việt Nam mong sớm được tiêm vaccine phòng dịch COVID-19. Ảnh: Đức Long
Nhiều CNLĐ Công ty may mặc Triple Việt Nam mong sớm được tiêm vaccine phòng dịch COVID-19. Ảnh: Đức Long

Về lâu dài, TPHCM cần có chính sách chăm lo cho người lao động nhập cư. Vì hiện nay, nhiều lao động đã rời thành phố và về lại quê sinh sống do thu nhập không đủ sống, khiến doanh nghiệp rất khó tuyển dụng lao động, có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất.

Bà Trần Thị Hồng VânChủ tịch Công đoàn Công ty Nissei Electric Việt Nam (Khu Chế xuất Linh Trung 1, TP.Thủ Đức TPHCM):

Tâm lý chung của công nhân và cán bộ Công đoàn đều mong mỏi TPHCM nhanh chóng dập được dịch và đưa hoạt động sản xuất, sinh hoạt xã hội trở lại bình thường. Tôi mong muốn chủ tịch mới sẽ có quyết sách chăm lo an sinh xã hội cho công nhân lao động, người dân.

Về lâu dài, TPHCM cần có chính sách để thực hiện bằng được việc xây dựng nhiều nhà ở xã hội bán cho công nhân lao động, vì giá nhà đất như hiện nay quá cao, vượt qua khỏi khả năng của người lao động. Tỉnh Bình Dương nguồn lực không bằng TPHCM nhưng đã xây được nhà ở xã hội diện tích nhỏ bán cho công nhân (dù chưa nhiều), nhưng TPHCM chưa làm được điều này.

Ngoài ra, TPHCM cần đầu tư xây dựng thêm nhiều nhà trẻ cho con công nhân lao động, vì đa phần con công nhân vẫn phải gửi trong các nhóm trẻ rất thiếu an toàn và không có điều kiện tốt để phát triển.

Chị Nguyễn Thị Thu Hươngcông nhân Công ty Việt Nam Samho (huyện Củ Chi, TPHCM):

Tôi chỉ có mong ước TPHCM quan tâm nhiều hơn đến đời sống của người lao động. Ví dụ, trong đợt dịch COVID-19 này, chồng tôi là thợ hồ, phải nghỉ việc hơn 2 tháng nay chưa được nhận trợ cấp gì. Tôi là công nhân phải nghỉ việc hơn 2 tháng qua để phòng chống dịch. Ngoài tiền lương ngừng việc còm cõi, tôi cũng không được hỗ trợ gì khác, cuộc sống gia đình vô cùng khó khăn, phải vay tiền để sống. Tôi cũng mong muốn chính quyền sớm dập được dịch để còn đi làm, kiếm tiền sinh sống.

Chị Nguyễn Thị Thu Hương mong có chính sách hỗ trợ để CNLĐ mua được nhà ở xã hội. Ảnh: Đức Long
Chị Nguyễn Thị Thu Hương mong có chính sách hỗ trợ để CNLĐ mua được nhà ở xã hội. Ảnh: Đức Long

Lâu dài, tôi cũng mong muốn TPHCM có chính sách để người lao động nhập cư có thể mua được nhà ở xã hội, mới gắn bó với TPHCM được. Như gia đình tôi đã vào TPHCM làm 6 năm, nhưng nghĩ để có tiền mua nhà ở xã hội là rất không thực tế, nên cũng đến lúc nào đó khi hết sức lao động lại phải rời xa nơi đây.

Chị Kim Thị Ngọc Bégiáo viên nhóm lớp mầm non (phường An Lạc, quận Bình Tân, TPHCM):

Trước mắt, tôi mong TPHCM sẽ đẩy nhanh việc chăm lo hỗ trợ cho người dân bị dịch COVID-19. Khu nhà tôi ở trọ có rất nhiều người và bản thân tôi cũng rất khó khăn, nhưng chưa được hỗ trợ gì.

Tôi cũng mong TPHCM quan tâm chăm lo những lao động ngoại tỉnh, giáo viên mầm non như chúng tôi để chúng tôi có thể gắn bó với thành phố lâu dài.

NAM DƯƠNG
TIN LIÊN QUAN

Giáo hội Phật giáo Việt Nam đi đầu xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc

VƯƠNG TRẦN |

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc mong muốn và đặt nhiều niềm tin Giáo hội Phật giáo Việt Nam cùng tăng ni, Phật tử cả nước sẽ tiếp tục thể hiện vai trò, uy tín của mình trong việc tăng cường xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết các tôn giáo.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam đồng hành cùng khát vọng phát triển đất nước

Vương Trần |

Đại lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam được tổ chức theo hình thức trực tuyến với chủ đề: “40 năm Giáo hội Phật giáo Việt Nam: Hội nhập và phát triển cùng đất nước”.

Văn phòng II Trung ương Giáo hội Kỷ niệm 40 năm Giáo hội Phật giáo VN

HUÂN CAO |

TPHCM - Sáng 7.11, tại Văn phòng II Trương ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (Thiền viện Quảng Đức, quận 3, TPHCM) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN).

Giáo hội Phật giáo Việt Nam đi đầu xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc

VƯƠNG TRẦN |

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc mong muốn và đặt nhiều niềm tin Giáo hội Phật giáo Việt Nam cùng tăng ni, Phật tử cả nước sẽ tiếp tục thể hiện vai trò, uy tín của mình trong việc tăng cường xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết các tôn giáo.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam đồng hành cùng khát vọng phát triển đất nước

Vương Trần |

Đại lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam được tổ chức theo hình thức trực tuyến với chủ đề: “40 năm Giáo hội Phật giáo Việt Nam: Hội nhập và phát triển cùng đất nước”.

Văn phòng II Trung ương Giáo hội Kỷ niệm 40 năm Giáo hội Phật giáo VN

HUÂN CAO |

TPHCM - Sáng 7.11, tại Văn phòng II Trương ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (Thiền viện Quảng Đức, quận 3, TPHCM) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN).