Lương tháng 13 bị loại khỏi chi phí, doanh nghiệp mong ngành Thuế xem xét

HƯNG THƠ |

Doanh nghiệp dệt may tại tỉnh Quảng Trị đề nghị Cục Thuế tỉnh Quảng Trị nên quan tâm, xem xét chi phí tiền công cho người học việc, chi phí lương tháng 13 của các doanh nghiệp dệt may là hợp lý, được đưa vào chi phí, hạch toán tài chính cho doanh nghiệp.

Ngày 19.9, theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Trị, những thắc mắc của các doanh nghiệp tại buổi đối thoại của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị với doanh nghiệp diễn ra vào giữa năm 2023 hiện đã được giải đáp.

Trong số những phản ánh của doanh nghiệp, đáng chú ý là phản ánh của các doanh nghiệp may xuất khẩu liên quan đến chi trả tiền công cho học việc và chi trả lương tháng 13 hàng năm.

Cụ thể, để duy trì hoạt động và mở rộng sản xuất, các nhà máy may xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị thường cần đến một số lượng lao động rất lớn. Để thu hút người lao động, các doanh nghiệp phải tuyển dụng lao động từ không có tay nghề vào để đào tạo ngay từ đầu. Và trong tháng đầu học việc, chưa có hợp đồng lao động, nhưng doanh nghiệp vẫn trả tiền công. Tuy nhiên, chi phí này ngành Thuế cho là bất hợp lý và loại khỏi chi phí của doanh nghiệp.

Ngoài ra, thời gian gần đây các nhà máy may xuất khẩu dù làm ăn không có lãi, nhưng vẫn chi lương tháng 13 cho người lao động. Đây là khoản được xem như hỗ trợ cho người lao động vào dịp cuối năm, dịp Tết Nguyên đán và cũng là chính sách thu hút người lao động.

Tuy nhiên, đối với những doanh nghiệp không có lãi theo báo tài chính năm, thì ngành Thuế xem việc trả lương tháng 13 là bất hợp lý, nên bị loại ra khỏi chi phí của doanh nghiệp.

Vì vậy, các doanh nghiệp đề nghị ngành thuế nên quan tâm, xem xét lại các khoản chi phí như chi phí tiền công cho người học việc, chi phí lương tháng 13 của các doanh nghiệp dệt may là hợp lý, được đưa vào chi phí, hạch toán tài chính cho doanh nghiệp.

Liên quan đến phản ánh trên, theo Cục Thuế tỉnh Quảng Trị, trường hợp doanh nghiệp có phát sinh các khoản chi lương học việc, lương tháng 13 nếu đảm bảo các quy định thì được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

Cụ thể, cần đảm bảo các điều kiện theo quy định tại Khoản 1, Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22.6.2015 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT- BTC và Mục b, Điểm 2.6, Khoản 2 Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22.6.2015 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC.

HƯNG THƠ
TIN LIÊN QUAN

Thúc đẩy động lực làm việc cho người lao động tại các doanh nghiệp

QUỲNH TRANG |

Ngày 22.8, Liên đoàn Lao động tỉnh Nghệ An phối hợp với trường Đại học Công đoàn tổ chức tọa đàm với chủ đề “Thực trạng và giải pháp và vai trò của tổ chức công đoàn trong việc thúc đẩy động lực làm việc cho người lao động tại các doanh nghiệp”.

Công đoàn cùng doanh nghiệp nỗ lực vì người lao động

THÙY TRANG |

Giữa bối cảnh kinh tế vẫn còn khó khăn sau đại dịch nhưng Công đoàn Khu Công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng đã tích cực động viên, vận động, phối hợp với các doanh nghiệp tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, chăm lo cho người lao động.

Hiệu quả thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trong doanh nghiệp

MINH HẠNH |

Việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tại doanh nghiệp đã phát huy quyền làm chủ của người lao động, trách nhiệm của chủ doanh nghiệp trong thực hiện quy chế dân chủ tại nơi làm việc, góp phần xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, giảm thiểu tranh chấp lao động.

Thúc đẩy động lực làm việc cho người lao động tại các doanh nghiệp

QUỲNH TRANG |

Ngày 22.8, Liên đoàn Lao động tỉnh Nghệ An phối hợp với trường Đại học Công đoàn tổ chức tọa đàm với chủ đề “Thực trạng và giải pháp và vai trò của tổ chức công đoàn trong việc thúc đẩy động lực làm việc cho người lao động tại các doanh nghiệp”.

Công đoàn cùng doanh nghiệp nỗ lực vì người lao động

THÙY TRANG |

Giữa bối cảnh kinh tế vẫn còn khó khăn sau đại dịch nhưng Công đoàn Khu Công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng đã tích cực động viên, vận động, phối hợp với các doanh nghiệp tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, chăm lo cho người lao động.

Hiệu quả thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trong doanh nghiệp

MINH HẠNH |

Việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tại doanh nghiệp đã phát huy quyền làm chủ của người lao động, trách nhiệm của chủ doanh nghiệp trong thực hiện quy chế dân chủ tại nơi làm việc, góp phần xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, giảm thiểu tranh chấp lao động.