Hiệu quả thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trong doanh nghiệp

MINH HẠNH |

Việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tại doanh nghiệp đã phát huy quyền làm chủ của người lao động, trách nhiệm của chủ doanh nghiệp trong thực hiện quy chế dân chủ tại nơi làm việc, góp phần xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, giảm thiểu tranh chấp lao động.

Thống kê của Công đoàn các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam, hàng năm, có từ 85-90% doanh nghiệp có tổ chức công đoàn tổ chức hội nghị người lao động. Số công đoàn cơ sở tổ chức đối thoại tại doanh nghiệp đạt khoảng 90%; 80% công đoàn cơ sở có thỏa ước lao động tập thể còn hiệu lực. Tính đến 15.3.2023, toàn tỉnh có 120 doanh nghiệp đã tổ chức hội nghị người lao động năm 2023, đạt tỉ lệ trên 40% tổng số công đoàn cơ sở đang quản lý. 

Theo Phó Chủ tịch Công đoàn các Khu công nghiệp tỉnh Hà Nam - Trịnh Thu Trang, việc thực hiện quy chế dân chủ tại nơi làm việc nếu nghiêm túc, bài bản và có thiện chí sẽ mang lại nhiều lợi ích trong việc ổn định sản xuất. Việc lắng nghe người lao động cũng là cách để doanh nghiệp và công đoàn đổi mới các hoạt động, phúc lợi hoàn thiện hơn và tạo dựng quan hệ lao động bền vững.
Hội nghị ký kết giao ước thi đua năm 2023 của LĐLĐ tỉnh Hà Nam. Ảnh LĐLĐ cung cấp
Hội nghị ký kết giao ước thi đua năm 2023 của LĐLĐ tỉnh Hà Nam. Ảnh LĐLĐ cung cấp 

Theo Chủ tịch công đoàn công ty Công ty Cổ phần Elmich (huyện Bình Lục) - Nguyễn Thị Thư, hàng năm công ty đã phối hợp với công đoàn tổ chức hội nghị người lao động để thông báo kết quả sản xuất, kinh doanh của công ty trong năm qua và đưa ra mục tiêu, kế hoạch, những giải pháp trong thời gian tới.

Tại Hội nghị, lãnh đạo doanh nghiệp lắng nghe và giải đáp các kiến nghị, đề xuất của người lao động đồng thời thông báo các chính sách liên quan đến quyền lợi người lao động và những phúc lợi mới nếu có. Nhờ đó, nhiều năm nay, quan hệ lao động được đánh giá là ổn định và hài hòa. 

Thông qua thực hiện tốt quy chế dân chủ, người sử dụng lao động hiểu hơn về trách nhiệm của doanh nghiệp trong bảo đảm việc làm, thu nhập, tạo môi trường làm việc an toàn cho người lao động. Người lao động đã dần ý thức được tầm quan trọng và trách nhiệm của bản thân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật liên quan đến quyền và nghĩa vụ của mình, nội quy, quy chế của công ty. 

Theo đánh giá của Liên đoàn Lao động tỉnh Hà Nam, những ý kiến tham gia của người lao động, nhất là những biện pháp, sáng kiến nâng cao năng suất lao động, an toàn lao động và những vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người lao động đều được lãnh đạo các doanh nghiệp ủng hộ cao, góp phần quan trọng thúc đẩy sản xuất, kinh doanh của đơn vị. 

Tuy nhiên, bên cạnh những doanh nghiệp quan tâm thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở, vẫn còn những doanh nghiệp chỉ tập trung vào sản xuất; chưa nhận thức đầy đủ về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; chưa quan tâm đến quy trình tổ chức hội nghị người lao động. Ngoài ra, không chú trọng tổ chức đối thoại tại nơi làm việc hoặc tổ chức còn mang tính hình thức. Một số doanh nghiệp còn giao cho công đoàn cơ sở thực hiện, trong khi vai trò chủ động thuộc về doanh nghiệp. 

Thống kê toàn tỉnh Hà Nam có 540 doanh nghiệp có tổ chức công đoàn, trong đó 69 doanh nghiệp dưới 10 lao động không phải tổ chức hội nghị người lao động, chỉ ban hành Quy chế dân chủ cơ sở tại nơi làm việc bằng văn bản. Tính đến 15.3, toàn tỉnh có 225/471 doanh nghiệp có tổ chức công đoàn đã tổ chức hội nghị người lao động, đạt tỉ lệ 47,7%.

MINH HẠNH
TIN LIÊN QUAN

Đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc diện sắp xếp giai đoạn 2023-2030

VƯƠNG TRẦN |

Bộ Nội vụ nêu rõ mục tiêu, phấn đấu đến năm 2030, các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã được sắp xếp cơ bản phù hợp chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; đáp ứng yêu cầu xây dựng nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Bổ nhiệm Cục trưởng Cục Tổ chức - Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam

Vương Trần |

Trung tướng Lê Văn Huyên bàn giao cho Thiếu tướng Nguyễn An Phong về chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của Cục trưởng Cục Tổ chức; tổ chức, biên chế, quân số, trang bị kỹ thuật và các mặt công tác của Cục Tổ chức, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.

LĐLĐ Vĩnh Phúc huy động mọi nguồn lực xây nhà cho công nhân nghèo

MINH HẠNH |

Để hỗ trợ xây nhà cho công nhân, lao động (CNLĐ) có hoàn cảnh khó khăn, các cấp công đoàn tỉnh Vĩnh Phúc đã huy động nhiều nguồn lực để hỗ trợ xây nhà cho công nhân, lao động (CNLĐ) có hoàn cảnh khó khăn.

Đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc diện sắp xếp giai đoạn 2023-2030

VƯƠNG TRẦN |

Bộ Nội vụ nêu rõ mục tiêu, phấn đấu đến năm 2030, các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã được sắp xếp cơ bản phù hợp chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; đáp ứng yêu cầu xây dựng nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Bổ nhiệm Cục trưởng Cục Tổ chức - Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam

Vương Trần |

Trung tướng Lê Văn Huyên bàn giao cho Thiếu tướng Nguyễn An Phong về chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của Cục trưởng Cục Tổ chức; tổ chức, biên chế, quân số, trang bị kỹ thuật và các mặt công tác của Cục Tổ chức, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.

LĐLĐ Vĩnh Phúc huy động mọi nguồn lực xây nhà cho công nhân nghèo

MINH HẠNH |

Để hỗ trợ xây nhà cho công nhân, lao động (CNLĐ) có hoàn cảnh khó khăn, các cấp công đoàn tỉnh Vĩnh Phúc đã huy động nhiều nguồn lực để hỗ trợ xây nhà cho công nhân, lao động (CNLĐ) có hoàn cảnh khó khăn.