Liên Hợp Quốc đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam trong bảo vệ quyền con người

Thanh Hà |

Điều phối viên Liên Hợp Quốc tại Việt Nam Pauline Tamesis đánh giá cao cam kết và nỗ lực của Việt Nam trong thúc đẩy và bảo vệ các quyền con người trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Việt Nam nhất quán về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người 

Ngày 29.7, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao đã phối hợp với Chương trình Phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề “Tác động của Biến đổi khí hậu tới việc thụ hưởng quyền của các nhóm dễ bị tổn thương: chia sẻ kinh nghiệm và thực tiễn tốt”. 

Tham dự hội thảo có Trợ lý Bộ trưởng, Vụ trưởng Vụ các Tổ chức quốc tế, Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt; Trợ lý Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc kiêm Giám đốc UNDP khu vực Châu Á và Thái Bình Dương Kanni Wignaraja; Điều phối viên Liên Hợp Quốc tại Việt Nam Pauline Tamesis; các Đại sứ, đại diện của Phái đoàn Liên minh Châu Âu, Mexico, Philippines, Indonesia, Ai Cập tại Việt Nam; đông đảo đại biểu đến từ các Bộ, ngành, cơ quan trung ương, địa phương, các cơ quan nghiên cứu, báo chí, các tổ chức chính trị, xã hội - nghề nghiệp, các tổ chức phi chính phủ trong lĩnh vực môi trường, biến đổi khí hậu tại Việt Nam.

Trợ lý Bộ trưởng, Vụ trưởng Vụ các Tổ chức quốc tế, Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt. Ảnh: Thanh Hà
Trợ lý Bộ trưởng, Vụ trưởng Vụ các Tổ chức quốc tế, Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt. Ảnh: Thanh Hà

Phát biểu khai mạc hội thảo, Trợ lý Bộ trưởng, Vụ trưởng Vụ các Tổ chức quốc tế, Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt nhấn mạnh, biến đổi khí hậu và thời tiết cực đoan trên thế giới có sức tàn phá to lớn và các hậu quả nặng nề, trực tiếp, sâu sắc đến việc thụ hưởng đầy đủ các quyền của con người, đặc biệt là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương.

Là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, với chủ trương lấy “nhân dân làm trung tâm, chủ thể”, Việt Nam quan tâm đặc biệt đến bảo đảm quyền con người trong ứng phó với biến đổi khí hậu; chú trọng nội luật hóa các điều ước quốc tế liên quan mà Việt Nam tham gia.

Tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, Việt Nam tham gia nhóm nòng cốt thúc đẩy các Nghị quyết hàng năm về biến đổi khí hậu và quyền con người, đặc biệt của các nhóm dễ bị tổn thương.

Đây chính là vấn đề ưu tiên của Việt Nam trong thời gian qua tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc và đặc biệt là khi Việt Nam ứng cử làm thành viên của  Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2023-2025, với phương châm “Tôn trọng và hiểu biết, đối thoại và hợp tác, bảo đảm tất cả quyền con người cho tất cả mọi người”.

Ông Đỗ Hùng Việt khẳng định các quyết tâm, nỗ lực của Việt Nam trong giải quyết các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu và thúc đẩy hợp tác quốc tế thông qua việc triển khai các cam kết tại Hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc năm 2021 (COP 26), trong đó có cam kết đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050; cũng như các cam kết theo các Công ước quốc tế về quyền con người Việt Nam đã tham gia.

Trợ lý Bộ trưởng, Vụ trưởng Vụ các Tổ chức quốc tế, Bộ Ngoại giao khẳng định chủ trương nhất quán của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người cũng như việc triển khai thực hiện các cam kết về quyền tự do cơ bản của con người, bao gồm quyền tham gia và thông tin, minh bạch, trách nhiệm, bình đẳng và không phân biệt đối xử trong các nỗ lực giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu.

3 yếu tố cần quan tâm

Phát biểu thay mặt các đối tác quốc tế, bà Pauline Tamesis, Điều phối viên Liên Hợp Quốc tại Việt Nam đánh giá cao cam kết và nỗ lực của Việt Nam trong thúc đẩy và bảo vệ các quyền con người trong bối cảnh biến đổi khí hậu, trong đó có cam kết đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050, cùng các cam kết ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2023-2025. Bà cho biết các cơ quan của Liên Hợp Quốc tại Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam thực hiện các cam kết này.

Các cơ quan của Liên Hợp Quốc tại Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam thực hiện các cam kết. Ảnh: Thanh Hà
Các cơ quan của Liên Hợp Quốc tại Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam thực hiện các cam kết. Ảnh: Thanh Hà

Bà Tamesis cũng nhấn mạnh 3 yếu tố cần quan tâm là: Biến đổi khí hậu là vấn đề về quyền con người, do đó cách tiếp cận dựa trên quyền con người phải là trung tâm của giải pháp; Cần có sự tham gia tích cực của các tầng lớp xã hội, bao gồm các tổ chức phi chính phủ; Cần nâng cao hiểu biết toàn diện và giáo dục về quyền con người trong mọi lĩnh vực phát triển.

Bà Kanni Wignaraja, Trợ lý Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc kiêm Giám đốc UNDP khu vực Châu Á và Thái Bình Dương bày tỏ hoan nghênh Việt Nam quyết tâm thực hiện mục tiêu kép trở thành nước thu nhập cao vào năm 2045 và đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050; trong đó luôn đặt người dân ở trung tâm, cam kết bảo đảm quyền con người.

Bà Wignaraja nhắc lại phát biểu của Trưởng đoàn Việt Nam tại Khóa họp Hội đồng Nhân quyền lần thứ 50 vừa qua, theo đó tất cả các tiếng nói, bao gồm của các nhóm dễ bị tổn thương, yếu thế nhất phải được lắng nghe, bởi họ là những nhân tố quan trọng tác động đến sự thay đổi và thực hiện các hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu ở cấp địa phương.

UNDP cam kết mạnh mẽ ủng hộ Chính phủ Việt Nam và các tổ chức xã hội trong việc xây dựng các chính sách thích ứng, ứng phó với biến đổi khí hậu và các chính sách môi trường, phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế về quyền con người. Ảnh: Thanh Hà
UNDP cam kết mạnh mẽ ủng hộ Chính phủ Việt Nam và các tổ chức xã hội trong việc xây dựng các chính sách thích ứng, ứng phó với biến đổi khí hậu và các chính sách môi trường, phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế về quyền con người. Ảnh: Thanh Hà

Bà Wignaraja cũng khẳng định UNDP cam kết mạnh mẽ ủng hộ Chính phủ Việt Nam và các tổ chức xã hội trong việc xây dựng các chính sách thích ứng, ứng phó với biến đổi khí hậu và các chính sách môi trường, phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế về quyền con người.

Tại hội thảo, các Đại sứ, đại diện tại Việt Nam đã có nhiều chia sẻ về kinh nghiệm, thực tiễn tốt về ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo đảm quyền của các nhóm dễ bị tổn thương, cũng như các góc nhìn, khuyến nghị, định hướng của quốc tế trong vấn đề này.

Đại diện nhiều Bộ, ngành, tổ chức của Việt Nam như Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban Dân tộc, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Viện Quyền con người – Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Nghiên cứu Biến đổi khí hậu - Đại học Cần Thơ, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Trung tâm Phát triển Nông thôn bền vững (SRD) và các đại biểu địa phương cũng đã giới thiệu những thông tin cập nhật về chủ trương, chính sách, các cam kết, nỗ lực cũng như các thách thức và nhu cầu hợp tác của Việt Nam trong giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và bảo đảm quyền của những nhóm dễ bị tổn thương.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Việt Nam luôn quan tâm cộng đồng gốc Việt tại Campuchia

Ngọc Vân |

Cộng đồng người gốc Việt tại Campuchia là cộng đồng khó khăn nhưng luôn nhận được sự quan tâm, hỗ trợ và tình cảm đặc biệt của Đảng và Nhà nước.

Mỗi kiều bào trẻ là một đại sứ quảng bá giá trị tốt đẹp của Việt Nam

Song Minh |

Trại hè Việt Nam 2022 có hơn 100 đại biểu là thanh, thiếu niên tiêu biểu trong thế hệ trẻ kiều bào, được các cơ quan đại diện, hội đoàn người Việt Nam ở nước ngoài giới thiệu tham dự chương trình.

Việt Nam đề nghị Campuchia tháo gỡ vấn đề liên quan người gốc Việt

Khánh Minh |

Việt Nam đề nghị Campuchia tháo gỡ một số vấn vấn đề khó khăn trong việc nâng cao địa vị pháp lý của người gốc Việt trên cơ sở quy định luật pháp của Campuchia.

Khơi dậy khát vọng cống hiến của thế hệ trẻ Việt Nam trên khắp năm châu

PHẠM ĐÔNG |

Tổng Thư ký Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (UBTƯ MTTQ) Việt Nam Lê Tiến Châu mong rằng, các bạn học sinh, sinh viên dù sinh sống, học tập tại bất kỳ quốc gia nào trên thế giới thì luôn giữ được ý chí, tinh thần đoàn kết của người Việt Nam. Đây cũng là nguồn động viên cổ vũ để người Việt Nam dù ở đâu vẫn luôn sống xứng đáng với cội nguồn của mình.

Việt Nam luôn quan tâm cộng đồng gốc Việt tại Campuchia

Ngọc Vân |

Cộng đồng người gốc Việt tại Campuchia là cộng đồng khó khăn nhưng luôn nhận được sự quan tâm, hỗ trợ và tình cảm đặc biệt của Đảng và Nhà nước.

Mỗi kiều bào trẻ là một đại sứ quảng bá giá trị tốt đẹp của Việt Nam

Song Minh |

Trại hè Việt Nam 2022 có hơn 100 đại biểu là thanh, thiếu niên tiêu biểu trong thế hệ trẻ kiều bào, được các cơ quan đại diện, hội đoàn người Việt Nam ở nước ngoài giới thiệu tham dự chương trình.

Việt Nam đề nghị Campuchia tháo gỡ vấn đề liên quan người gốc Việt

Khánh Minh |

Việt Nam đề nghị Campuchia tháo gỡ một số vấn vấn đề khó khăn trong việc nâng cao địa vị pháp lý của người gốc Việt trên cơ sở quy định luật pháp của Campuchia.

Khơi dậy khát vọng cống hiến của thế hệ trẻ Việt Nam trên khắp năm châu

PHẠM ĐÔNG |

Tổng Thư ký Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (UBTƯ MTTQ) Việt Nam Lê Tiến Châu mong rằng, các bạn học sinh, sinh viên dù sinh sống, học tập tại bất kỳ quốc gia nào trên thế giới thì luôn giữ được ý chí, tinh thần đoàn kết của người Việt Nam. Đây cũng là nguồn động viên cổ vũ để người Việt Nam dù ở đâu vẫn luôn sống xứng đáng với cội nguồn của mình.