Giáo viên mầm non mong giảm tuổi nghỉ hưu

CHU TRANG |

Với đặc thù công việc, nhiều nữ giáo viên mầm non cho rằng độ tuổi nghỉ hưu nên ở 55 tuổi như trước đây, thay vì ở độ tuổi cao hơn như quy định hiện hành. Nhiều người lo lắng không biết sẽ dạy trẻ như thế nào ở độ tuổi 55-60. 

Vừa qua, Đoàn Đại biểu Quốc hội Hà Nội đề nghị Chính phủ xem xét trình Quốc hội sửa đổi Bộ luật Lao động theo hướng giữ nguyên độ tuổi nghỉ hưu đối với giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở như trước đây (nam nghỉ hưu tuổi 60, nữ nghỉ hưu tuổi 55) do sự phù hợp của học sinh các cấp học này với giáo viên lớn tuổi là không cao. 

Theo Điều 169 Bộ luật Lao động 2019, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.

Trao đổi về vấn đề này, chị Nguyễn Hồng Hạnh (33 tuổi, giáo viên mầm non tại huyện Sóc Sơn, Hà Nội) cho biết, bản thân chị cũng như nhiều đồng nghiệp đều có mong muốn giữ nguyên tuổi nghỉ hưu như trước đây. 
Học sinh mầm non trong giờ học. Ảnh minh hoạ: Chu Trang
Học sinh mầm non trong giờ học. Ảnh minh hoạ: Chu Trang 

Với kinh nghiệm 10 năm trong nghề, chị Nguyễn Hồng Hạnh chia sẻ, từ 55 tuổi trở đi giáo viên mầm non sẽ bị hạn chế khi thực hiện các thao tác chuyên môn như nhảy múa, hướng dẫn các hoạt động thể lực hoặc môn âm nhạc. Giọng của các giáo viên khi lớn tuổi cũng không thể truyền cảm như các cô giáo trẻ được. 

Bên cạnh đó, số giờ làm của giáo viên mầm non đang nhiều hơn so với quy định. “Mỗi ngày chúng tôi thường làm việc từ 10 – 11 tiếng, cường độ làm việc cao, căng thẳng khiến sức khỏe càng suy giảm nên có thể không bảo đảm được chất lượng chăm sóc, giáo dục, đặc biệt là bảo đảm an toàn cho trẻ” - chị Nguyễn Hồng Hạnh nói.

Nhiều năm qua, chị Nguyễn Hồng Hạnh thường xuyên thức khuya, dậy sớm. Dù vất vả như vậy nhưng mỗi khi nghĩ về nghề giáo viên mầm non, chị vẫn tự nhủ: “Yêu nghề, nghề không phụ”.

Từ thực tế của bản thân, chị Nguyễn Phương Anh - một giáo viên mầm non tại tỉnh Bắc Ninh - cho rằng, với nữ giáo viên mầm non nên nghỉ hưu khi đủ 55 tuổi như trước đây. Chương trình giáo dục mầm non không chỉ bó hẹp ở chăm trẻ mà còn phải đáp ứng được yêu cầu của nhiều chương trình chuẩn quốc tế, trở thành thách thức với các cô giáo cao tuổi.

Chị Nguyễn Phương Anh tâm sự, nỗi lo không bắt kịp công nghệ là rào cản lớn nhất của giáo viên lớn tuổi trong khi đó các cô giáo trẻ sẽ tiếp cận nhanh hơn, sử dụng thành thạo vào các hoạt động giáo dục.

“Hiện nay, chương trình giáo dục hiện đại, sự hỗ trợ của các thiết bị công nghệ vào bài dạy làm trẻ thích thú, ham học và phát huy được sự sáng tạo. Nếu 60 tuổi mới nghỉ hưu, chắc rằng nhiều giáo viên sẽ khó đáp ứng được sự năng động, nhanh nhẹn cần có của giáo viên mầm non. Tôi nghĩ giáo viên mầm non nghỉ hưu ở độ tuổi 55  là phù hợp” - chị Nguyễn Phương Anh cho biết.

Theo chị Nguyễn Phương Anh, các đồng nghiệp của chị đều xin nghỉ hưu sớm để làm những công việc khác bởi nếu phải đến 60 tuổi mới nghỉ hưu thì không biết phải dạy trẻ như thế nào.

Cũng đồng tình với đề xuất giữ tuổi nghỉ hưu của giáo viên mầm non là 55 tuổi như trước kia, chị Vương Thị Thu (sinh năm 1973, một giáo viên mầm non trên địa bàn Hà Nội) cho biết: “Dù sức khỏe vẫn tốt, kinh nghiệm nuôi dưỡng, giáo dục, chăm sóc không thua kém các giáo viên trẻ nhưng ở tuổi ngoài 50 không thể tinh nhanh bằng thế hệ sau, nhất là vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động giáo dục”.

Mặt khác, theo chị Vương Thị Thu, nhìn nhận từ thực tế cũng như xét theo tâm sinh lý của mỗi lứa tuổi, thì học sinh mầm non thì bao giờ cũng thích các cô giáo trẻ hơn. 

Cũng theo chị Vương Thị Thu, hiện nay, tình trạng giáo viên mầm non khá khan hiếm, không ít giáo viên mầm non đã bỏ nghề lí do vì vất vả, áp lực, nên cô cũng mong ngành giáo dục nên cần có những chính sách hấp dẫn đối với giáo viên mầm non.

CHU TRANG
TIN LIÊN QUAN

Tập trung giải quyết vấn đề bức xúc, cấp bách trong công nhân

HÀ ANH |

LĐLĐ tỉnh Nam Định vừa hướng dẫn LĐLĐ các huyện, thành phố, công đoàn ngành, công đoàn cơ sở trực thuộc tập trung chỉ đạo và tổ chức các hoạt động Tháng Công nhân năm 2023 với chủ đề "Kết nối công nhân, xây dựng tổ chức”. 

Hải Phòng: Công nhân nữ mong được hỗ trợ tiền gửi trẻ, giảm áp lực kinh tế

BĂNG TÂM |

Phải gửi con ở các lớp, nhóm trẻ tư thục với chi phí cao, nhiều lao động nữ ở Hải Phòng mong mỏi có nhà trẻ cho con công nhân, hoặc hỗ trợ của doanh nghiệp hằng tháng để người lao động giảm bớt gánh nặng cuộc sống. 

Quảng bá ẩm thực, văn hoá Việt Nam trong tháng Francophonie tại Malaysia

Thanh Hà |

Việt Nam cùng 9 quốc gia khác đại diện cho các quốc gia thành viên và quan sát viên của Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) đã có các hoạt động quảng bá về ẩm thực và văn hóa tại sự kiện thường niên Tháng Francophonie tại Malaysia. 

Tập trung giải quyết vấn đề bức xúc, cấp bách trong công nhân

HÀ ANH |

LĐLĐ tỉnh Nam Định vừa hướng dẫn LĐLĐ các huyện, thành phố, công đoàn ngành, công đoàn cơ sở trực thuộc tập trung chỉ đạo và tổ chức các hoạt động Tháng Công nhân năm 2023 với chủ đề "Kết nối công nhân, xây dựng tổ chức”. 

Hải Phòng: Công nhân nữ mong được hỗ trợ tiền gửi trẻ, giảm áp lực kinh tế

BĂNG TÂM |

Phải gửi con ở các lớp, nhóm trẻ tư thục với chi phí cao, nhiều lao động nữ ở Hải Phòng mong mỏi có nhà trẻ cho con công nhân, hoặc hỗ trợ của doanh nghiệp hằng tháng để người lao động giảm bớt gánh nặng cuộc sống. 

Quảng bá ẩm thực, văn hoá Việt Nam trong tháng Francophonie tại Malaysia

Thanh Hà |

Việt Nam cùng 9 quốc gia khác đại diện cho các quốc gia thành viên và quan sát viên của Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) đã có các hoạt động quảng bá về ẩm thực và văn hóa tại sự kiện thường niên Tháng Francophonie tại Malaysia.