Đối thoại hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số phát triển kinh tế

XUÂN NHI |

Hội nghị giúp tìm ra giải pháp phù hợp trong phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em.

Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Kiên Giang vừa phối hợp cùng huyện An Biên tổ chức Hội nghị đối thoại hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số phát triển kinh tế năm 2024. Đông đảo cán bộ, hội viên, phụ nữ người đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tham dự.

Tại hội nghị, cán bộ, hội viên phụ nữ đã đặt ra nhiều câu hỏi liên quan đến vấn đề về việc làm, các chính sách hỗ trợ cho phụ nữ dân tộc thiểu số khởi nghiệp, phát triển sản phẩm đang sản xuất tại địa phương, vay vốn, tập huấn khoa học kỹ thuật. Ngoài ra, còn có nội dung về việc học hỏi các mô hình phát triển kinh tế; các chế độ, chính sách cho ấp đặc biệt khó khăn; quyền của người dân tộc thiểu số thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý; đối tượng được hưởng chế độ cử tuyển; việc lựa chọn người có uy tín trong đồng bào dân tộc...

Chị Thị Thùy Trang - ngụ ấp Kênh Làng Đông - cho biết, gia đình chị được hỗ trợ 40 triệu đồng kinh phí xây dựng nhà ở thuộc chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, số tiền đó không đủ để xây dựng nhà ở, chị muốn biết gia đình có thể vay thêm nguồn từ ngân hàng để xây dựng nhà ở hay không? Nếu được thì số tiền vay đối đa là bao nhiêu? Thủ tục vay như thế nào?

Còn chị Viên Thị Ngân - ngụ ấp Kênh Làng Đông - đặt vấn đề việc phát triển kinh tế cho hội viên phụ nữ dân tộc thiểu số trên địa bàn như thế nào? Để học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm cần liên hệ với ai?

Chị Thị Như Huỳnh - ngụ ấp Kênh Làng Đông - thông tin về việc gia đình sống tại ấp đặc biệt khó khăn của huyện thuộc đối tượng được hỗ trợ đất sản xuất, gia đình dự kiến thực hiện mô hình trồng cây ăn trái cải thiện thu nhập. Chị muốn biết gia đình có thuộc đối tượng được hỗ trợ vay vốn sản xuất kinh doanh trên mảnh đất được cấp không?

Trả lời về giải pháp giúp phụ nữ dân tộc thiểu số khởi nghiệp, bà Nguyễn Thị Nhanh - Chủ tịch Hội LHPN xã Đông Thái - cho biết, hội sẽ mở các lớp tập huấn, nâng cao kiến thức, xây dựng và phát triển các mô hình kinh tế hiệu quả như chăn nuôi, buôn bán, nghề truyền thống cho hội viên, phụ nữ. Đồng thời, hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số tiếp cận nguồn vốn tín dụng; ứng dụng công nghệ vào sản xuất, tiêu thụ sản phẩm; duy trì và phát triển tổ góp vốn xoay vòng, tổ tiết kiệm, mô hình sinh kế.

Những câu hỏi khác cũng được đại diện lãnh đạo huyện, xã trả lời, giải đáp thấu đáo; đồng thời đưa ra các giải pháp cụ thể, rõ ràng về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số phát triển kinh tế.

Bà Nguyễn Thị Tình - Trưởng Ban Tuyên giáo - Chính sách pháp luật, Hội LHPN tỉnh Kiên Giang - cho hay: Đông Thái là một trong những xã được Hội LHPN tỉnh chọn làm điểm triển khai nội dung của dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2030.

Chị em phụ nữ quan tâm đến vấn đề phát triển kinh tế. Ảnh: Xuân Nhi
Chị em phụ nữ quan tâm các chính sách hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số phát triển kinh tế. Ảnh: Xuân Nhi

Với dự án là giải quyết những vấn đề cấp thiết cho đồng bào dân tộc thiểu số cho phụ nữ, trẻ em nhằm thay đổi cách nghĩ nếp làm cho phụ nữ dân tộc. Từ những ý kiến được các chị đặt ra, các cấp hội và địa phương giải đáp cụ thể. Hy vọng với những chính sách được hưởng lợi từ dự án, các chị sẽ đồng hành cùng chính quyền địa phương để thực hiện hiệu quả.

Hội nghị lần này cũng giúp cấp ủy, chính quyền, các ngành có liên quan và tổ chức hội lắng nghe phản ánh của hội viên, phụ nữ từ đó có giải pháp phù hợp trong phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nói chung và hỗ trợ phụ nữ, trẻ em phát triển nói riêng. Qua đó, góp phần thực hiện mục tiêu bình đẳng giới và giải quyết một số vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ, trẻ em.

XUÂN NHI
TIN LIÊN QUAN

Về nơi phụ nữ lấy chồng thì nhổ tóc

An Nhiên |

Phụ nữ dân tộc Dao đỏ ở Lai Châu coi việc nhổ tóc là một cách làm đẹp và cũng để khẳng định đã yên bề gia thất.

Khơi dậy khát vọng phát triển của phụ nữ, trẻ em dân tộc thiểu số

Thanh Hà |

Sự kiện “Chuyện bên dòng sông Ba” tôn vinh, hỗ trợ và khơi dậy khát vọng phát triển của phụ nữ, trẻ em dân tộc thiểu số ở huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai nói riêng, phụ nữ, trẻ em dân tộc thiểu số cả nước nói chung.

Việt Nam được công nhận về khả năng dịch chuyển kinh tế của phụ nữ

Thanh Hà |

Việt Nam được công nhận về khả năng dịch chuyển kinh tế của phụ nữ, vì vậy tăng quyền năng kinh tế cho phụ nữ là một lĩnh vực hợp tác mạnh mẽ của quan hệ đối tác giữa Australia và Việt Nam.

Về nơi phụ nữ lấy chồng thì nhổ tóc

An Nhiên |

Phụ nữ dân tộc Dao đỏ ở Lai Châu coi việc nhổ tóc là một cách làm đẹp và cũng để khẳng định đã yên bề gia thất.

Khơi dậy khát vọng phát triển của phụ nữ, trẻ em dân tộc thiểu số

Thanh Hà |

Sự kiện “Chuyện bên dòng sông Ba” tôn vinh, hỗ trợ và khơi dậy khát vọng phát triển của phụ nữ, trẻ em dân tộc thiểu số ở huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai nói riêng, phụ nữ, trẻ em dân tộc thiểu số cả nước nói chung.

Việt Nam được công nhận về khả năng dịch chuyển kinh tế của phụ nữ

Thanh Hà |

Việt Nam được công nhận về khả năng dịch chuyển kinh tế của phụ nữ, vì vậy tăng quyền năng kinh tế cho phụ nữ là một lĩnh vực hợp tác mạnh mẽ của quan hệ đối tác giữa Australia và Việt Nam.