Đào tạo lao động đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0

Thanh Hà |

Thị trường lao động, việc làm đang có những thay đổi mạnh mẽ trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, sức ép của số hóa và toàn cầu hóa, cùng với những tác động của đại dịch COVID-19. 

Đơn vị tiền tệ mới trong thị trường lao động toàn cầu

Về tác động cộng hưởng của đại dịch COVID-19 và cách mạng công nghiệp 4.0, Tiến sỹ Trương Anh Dũng, Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, chỉ ra, báo cáo gần đây của Diễn đàn Kinh tế Thế giới cho thấy, trong 5 năm tới, trên 80% doanh nghiệp sẽ gia tăng làm việc từ xa và chuyển sang số hóa nhanh chóng.  Bên cạnh đó, các quy trình làm việc và tỉ lệ tự động hóa lên đến 50%. Cùng với đó, tỉ lệ người lao động phải được đào tạo lại, bổ sung kiến thức, kỹ năng mới đáp ứng yêu cầu công việc cũng tương ứng.

Một số tổ chức quốc tế và OECD cũng nhận định, kỹ năng lao động, người lao động có kỹ năng, được coi là một đơn vị tiền tệ mới trong thị trường lao động toàn cầu. Trong thế kỷ 21, kỹ năng lao động, người lao động có kỹ năng không chỉ mang lại năng lực cạnh tranh tốt hơn, năng suất lao động tốt hơn, còn mang tới cuộc sống tốt đẹp hơn.

Tại Việt Nam, thị trường lao động, việc làm đang ngày càng phân hóa theo 2 xu thế: Nhóm kỹ năng thấp/lương thấp và nhóm kỹ năng cao/lương cao.

Việt Nam đang có lợi thế cơ cấu dân số vàng 55 triệu lao động, nhưng điểm nghẽn chính là chất lượng nguồn nhân lực vì tỉ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ mới đạt 24,5%. Tỉ lệ người lao động được đào tạo trình độ đại học trở lên, nhưng làm vị trí công việc chỉ trình độ cao đẳng trở xuống lại có khoảng cách tăng lên qua các năm.

. Ảnh minh hoạ: Thanh Hà
Người lao động có kỹ năng, được coi là một đơn vị tiền tệ mới trong thị trường lao động toàn cầu. Ảnh minh hoạ. Ảnh: Thanh Hà

Đây là nguyên nhân dẫn đến năng suất lao động thấp, dù tăng trưởng kinh tế khá cao trong hơn hai thập kỷ qua, Tiến sỹ Trương Anh Dũng chỉ ra. Ông dự báo: Khi kết nối lại các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, nhu cầu lao động có kỹ năng sẽ tăng cao.

Kích hoạt lò xo năng suất lao động

Tiến sỹ Trương Anh Dũng cho rằng, việc tái cấu trúc nền kinh tế gắn liền với phục hồi, phát triển bền vững, do vậy cần tập trung vào các trụ cột quan trọng của phục hồi kinh tế là: Đảm bảo các hoạt động sản xuất kinh doanh an toàn; Triển khai các chương trình đầu tư quy mô lớn, có tác động lan tỏa; Nâng cao chất lượng thể chế chính sách, môi trường đầu tư; Hỗ trợ phát triển thị trường lao động; Đẩy nhanh đào tạo nhân lực có kỹ năng nghề.

"Nếu tập trung đúng mức vào trụ cột nâng cao kỹ năng lao động, đổi mới công nghệ, lò xo năng suất lao động sẽ kích hoạt, sẽ bung ra" - Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp nhận định.

"Trong trạng thái bình thường mới, chính kỹ năng lao động sẽ giúp doanh nghiệp các ngành công nghiệp mới, năng suất lao động cao sẽ phục hồi, phát triển mạnh mẽ, qua đó sẽ giúp nền kinh tế không những thoát khỏi suy thoái, còn đồng thời được tái cấu trúc theo hướng hiệu quả hơn, đi vào tăng trưởng theo chiều sâu bền vững, bắt kịp với xu thế tiến bộ của thế giới" - Tiến sỹ Trương Anh Dũng nói thêm.

Với việc đào tạo, phát triển giáo dục nghề nghiệp, cần bổ sung thêm chính sách, nguồn lực để đặt hàng đào tạo kỹ năng, tay nghề ngắn hạn cho học sinh, sinh viên, người lao động không thuộc đối tượng đào tạo từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực có kỹ năng nghề của thị trường lao động. Bên cạnh đó, nâng cao chất lượng hoạt động dự báo về nhu cầu việc làm, nhu cầu đào tạo trong lĩnh vực ngành, nghề.

Bên cạnh đó, đơn vị quản lý giáo dục nghề nghiệp cần đẩy mạnh công tác tuyển sinh, áp dụng các biện pháp để duy trì, tổ chức tốt các hoạt động đào tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án về phát triển giáo dục nghề; đẩy mạnh gắn kết với doanh nghiệp trong đào tạo...

Về phía doanh nghiệp, trước mắt cần tập trung cập nhật các thông tin, thay đổi nhận thức về chuẩn bị nguồn nhân lực cho quá trình tái cơ cấu nền kinh tế cả đất nước, cũng như tái cơ cấu của doanh nghiệp. Sau đó nắm bắt cơ hội hành động mau lẹ, để tranh thủ các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề.

Về dài hạn, doanh nghiệp cần có chiến lược, lộ trình phát triển nhân lực thích ứng với bối cảnh tái cấu trúc nền kinh tế và cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0; gắn kết, đồng hành với hệ thống giáo dục nghề nghiệp trong đào tạo bồi dưỡng nhân lực có kỹ năng nghề.

Đồng thời, doanh nghiệp cần xây dựng cơ chế hợp tác trên cơ sở hài hòa lợi ích, cùng có trách nhiệm xây dựng mô hình gắn kết giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp để thúc đẩy người sử dụng lao động phát triển nhân lực có kỹ năng, thích ứng với yêu cầu của quá trình tái cấu trúc nền kinh tế, Tiến sỹ Trương Anh Dũng khuyến nghị.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Phê duyệt Đề án đào tạo nâng cao kỹ năng nguồn nhân lực đáp ứng CMCN 4.0

VƯƠNG TRẦN |

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa ký Quyết định số 1446/QĐ-TTg ngày 30.8.2021 phê duyệt Chương trình “Đào tạo, đào tạo lại nâng cao kỹ năng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư”.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bắt đầu ngay từ khâu đào tạo nghề

VƯƠNG TRẦN |

Những yếu tố được coi là ưu thế của các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam như lực lượng lao động thủ công trẻ, chi phí thấp sẽ không còn trong cách mạng công nghiệp 4.0. Từ đó, các chuyên gia cho rằng cần phải đặt vấn đề và quan tâm hơn trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Thủ tướng: Chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao, giữ chân người t

PHẠM ĐÔNG - HẢI NGUYỄN |

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lưu ý việc phát triển nguồn nhân lực, giáo dục và đào tạo phải đặc biệt chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao, quan tâm việc thu hút và trọng dụng người tài.

Phê duyệt Đề án đào tạo nâng cao kỹ năng nguồn nhân lực đáp ứng CMCN 4.0

VƯƠNG TRẦN |

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa ký Quyết định số 1446/QĐ-TTg ngày 30.8.2021 phê duyệt Chương trình “Đào tạo, đào tạo lại nâng cao kỹ năng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư”.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bắt đầu ngay từ khâu đào tạo nghề

VƯƠNG TRẦN |

Những yếu tố được coi là ưu thế của các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam như lực lượng lao động thủ công trẻ, chi phí thấp sẽ không còn trong cách mạng công nghiệp 4.0. Từ đó, các chuyên gia cho rằng cần phải đặt vấn đề và quan tâm hơn trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Thủ tướng: Chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao, giữ chân người t

PHẠM ĐÔNG - HẢI NGUYỄN |

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lưu ý việc phát triển nguồn nhân lực, giáo dục và đào tạo phải đặc biệt chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao, quan tâm việc thu hút và trọng dụng người tài.