Chủ nhà trọ thành người trông trẻ bất đắc dĩ

LƯƠNG HÀ |

Thời điểm này, nhiều công nhân làm việc tại các khu công nghiệp, thuê trọ ở Hải Dương nhờ người trông con dịp nghỉ hè,... Một số chủ nhà trọ thông cảm với công nhân không biết gửi con ở đâu, nhận trông con giúp, thành ra người trông trẻ bất đắc dĩ...

Đã 3 năm, chị Phạm Thùy Linh (quê Hải Phòng) công nhân Công ty TNHH May Tinh Lợi cho con theo cùng đến Hải Dương học tập, sinh sống tại khu nhà trọ ở thôn Hợp Nhất (xã Lai Vu, huyện Kim Thành, Hải Dương).

Chị Linh cho biết: “Năm nào cũng vậy, hè đến tôi lại gửi cháu cho bà chủ nhà trông giúp để đi làm. Thường như các năm trước con sẽ được nghỉ hè 1 tháng, tôi nhờ bà trông giúp 1 tháng. Còn trong năm cháu đi học, hàng ngày tôi nhờ bà đón con về hộ vì thời gian tan làm của tôi là 5h30, không kịp đi đón con. Có hai mẹ con nên mọi chi phí tôi đều phải tự túc. Tháng hè càng phải tiết kiệm để có chi phí gửi chủ nhà cho phù hợp”.

Vợ chồng chị Giàng Thị Trang (quê Hà Giang) công nhân Khu công nghiệp Lai Vu đang sống trọ cùng con nhỏ 2 tuổi tại khu trọ thôn Hợp Nhất. Hiện tại là thời gian nghỉ hè của con nên vợ chồng chị Trang phải gửi con cho một người phụ nữ gần xóm trọ trông giúp. “Gần tháng nay bé nhà tôi được nghỉ hè nên tôi gửi bé cho một cô trung tuổi ở gần đây trông thuê từ sáng đến chiều với chi phí 2 triệu đồng/tháng. Cũng vì quê nhà xa quá, tôi không đưa cháu về với ông bà được nên đành bỏ chi phí kiếm người trông cho” - chị Trang chia sẻ.

Chị Trang cũng cho biết thêm, hàng tháng lương của cả hai vợ chồng chị là 15 triệu đồng, chi tiêu tiết kiệm cũng chỉ để ra được vài ba triệu còn gửi về cho ông bà ở quê. “Đến tháng hè, thêm cả tiền gửi con, chi phí tăng thêm hai vợ chồng vẫn phải cố gắng. Vì cháu còn bé nên cần người trông nom cẩn thận thì tôi mới yên tâm đi làm được” - chị Trang nói.

Vợ chồng anh Phạm Văn Hoàng (quê Nghệ An) đỡ vất vả hơn vì con đã học lớp 4 có thể tự chơi nên ban ngày anh chị gửi bà chủ nhà trông giúp. Tuy nhiên cháu lớn thì cũng nghịch, biết chơi nhiều trò khiến anh Hoàng không khỏi lo lắng cho sự an toàn của con, vì chỉ một chút sơ sẩy cũng có thể gặp nguy hiểm. Vì thế anh thường xuyên phải gọi điện về cho bà chủ nhà nhờ bà để ý cháu giúp. Vợ chồng anh cũng khá buồn vì không có thời gian để đưa cháu đi chơi tại các trung tâm lớn, có nhiều trò chơi cho trẻ.

Bà Nguyễn Thị Tiền (chủ nhà trọ tại thôn Hợp Nhất, xã Lai Vu, huyện Kim Thành) cho biết, nhiều công nhân gửi vợ chồng bà trông con cái giúp vào thời gian hè vì họ không biết gửi ở đâu. Có thời gian hè, nhà bà Tiền trở thành nhà trẻ bất đắc dĩ.

“Hai vợ chồng tôi cũng già cả rồi, dù không muốn nhưng vì thương công nhân đi làm suốt không có thời gian trông con, thương các cháu, nên đành nhận lời. Tuy vậy, tôi cũng chỉ giúp để ý những cháu đã lớn vì các cháu tự chơi được và nói các cháu nghe, còn các cháu nhỏ quá tôi không trông giúp được” - bà Tiền nói.

LƯƠNG HÀ
TIN LIÊN QUAN

Quảng Ninh xóa nhà tạm, nhà dột nát

Theo TTXVN |

Theo rà soát mới nhất, tỉnh Quảng Ninh hiện có 246 hộ thuộc diện nhà tạm, dột nát cần hỗ trợ sửa chữa, xây mới. Để cụ thể hóa chủ đề công tác năm về nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, góp phần hoàn thiện tiêu chí nhà ở dân cư trong Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới ở các xã, tỉnh phấn đấu trong dịp Quốc khánh năm 2023 sẽ xóa hết số nhà tạm, nhà dột nát để cải thiện nhà ở, đảm bảo người dân có nhà ở an toàn, ổn định.

Xóm công nhân thân thiết hơn khi... mất điện

Lương Hạnh |

Ngoài phải chịu cảnh oi bức, nóng nực, thậm chí mất ngủ cả đêm thì xóm trọ công nhân gần Khu công nghiệp Thăng Long (Đông Anh, Hà Nội) đã thân thiết, gần gũi hơn mỗi lần đột ngột bị cắt điện.

Người Ê Đê thay đổi để gìn giữ, phát triển nhà dài truyền thống

BẢO TRUNG |

Trước sự phát triển của kinh tế xã hội, nhiều nét văn hoá truyền thống đang dần mai một nhưng ở nhiều buôn, thông người Ê Đê sinh sống tại Đắk Lắk vẫn còn gìn giữ, bảo tồn và phát triển những ngôi nhà dài - nét văn hoá đặc trưng của họ từ bao đời nay.

Quảng Ninh xóa nhà tạm, nhà dột nát

Theo TTXVN |

Theo rà soát mới nhất, tỉnh Quảng Ninh hiện có 246 hộ thuộc diện nhà tạm, dột nát cần hỗ trợ sửa chữa, xây mới. Để cụ thể hóa chủ đề công tác năm về nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, góp phần hoàn thiện tiêu chí nhà ở dân cư trong Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới ở các xã, tỉnh phấn đấu trong dịp Quốc khánh năm 2023 sẽ xóa hết số nhà tạm, nhà dột nát để cải thiện nhà ở, đảm bảo người dân có nhà ở an toàn, ổn định.

Xóm công nhân thân thiết hơn khi... mất điện

Lương Hạnh |

Ngoài phải chịu cảnh oi bức, nóng nực, thậm chí mất ngủ cả đêm thì xóm trọ công nhân gần Khu công nghiệp Thăng Long (Đông Anh, Hà Nội) đã thân thiết, gần gũi hơn mỗi lần đột ngột bị cắt điện.

Người Ê Đê thay đổi để gìn giữ, phát triển nhà dài truyền thống

BẢO TRUNG |

Trước sự phát triển của kinh tế xã hội, nhiều nét văn hoá truyền thống đang dần mai một nhưng ở nhiều buôn, thông người Ê Đê sinh sống tại Đắk Lắk vẫn còn gìn giữ, bảo tồn và phát triển những ngôi nhà dài - nét văn hoá đặc trưng của họ từ bao đời nay.