Cảnh báo tỉ lệ thất nghiệp lao động trẻ ở mức cao

CẨM HÀ |

Theo đánh giá của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, dù lao động qua đào tạo đạt tốc độ tăng trưởng mạnh trong những năm qua nhưng tỉ lệ này vẫn thấp hơn mục tiêu đề ra cho năm 2020. Chưa kể số lượng lao động trẻ đang giảm nhưng thất nghiệp lao động trẻ trong độ tuổi 15-24 thường xuyên ở mức cao.

6,5% lao động trẻ thất nghiệp

Bản báo cáo về tình hình lao động tại Việt Nam vừa được Ban Nghiên cứu kinh tế ngành và lĩnh vực, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương công bố gây nhiều chú ý. Cụ thể theo bà Lê Thị Xuân Quỳnh - Phó Trưởng ban Ban Nghiên cứu kinh tế ngành và lĩnh vực (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương), đại diện cho nhóm nghiên cứu, cho biết số lượng lao động trẻ tại Việt Nam đang giảm nhưng thất nghiệp lao động trẻ trong độ tuổi 15-24 lại thường xuyên ở mức cao. Trong năm 2019, tỉ lệ này này là 6,5% - chiếm gần 40% tổng số người thất nghiệp. Qua đó, thể hiện sự bất cập trong giáo dục với thực tế lực lượng lao động trẻ tại Việt Nam ra trường nhưng không đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng trên thị trường lao động.

Cũng theo nghiên cứu của Ban Nghiên cứu kinh tế ngành và lĩnh vực, trong những năm qua, thị trường lao động Việt Nam có những cải thiện nhất định về hệ thống chính sách lao động, việc làm, tạo khung pháp lý để phát triển thị trường lao động, nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của nguồn nhân lực và giải quyết việc làm cho người lao động. Kết quả, giai đoạn vừa qua thị trường lao động có nhiều dịch chuyển tích cực, trong đó lao động dịch chuyển từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ; từ khu vực phi chính thức sang khu vực chính thức…

Tuy nhiên, thị trường lao động của Việt Nam vẫn bộc lộ không ít bất cập. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và các chính sách được xây dựng chưa bao phủ đầy đủ các chủ thể trên thị trường lao động. Thị trường lao động Việt Nam vẫn dư thừa lao động; chất lượng việc làm chưa cao; phát triển không đồng đều; lao động đã qua đào tạo có chứng chỉ, bằng cấp còn thấp, mới đạt 24,5% năm 2020, cơ cấu lao động đã qua đào tạo chưa phù hợp với nhu cầu thực tiễn. Các định chế trung gian, chính sách an sinh và bảo hiểm của thị trường lao động còn yếu, độ bao phủ thấp, chưa đạt hiệu quả cao.

Bà Lê Thị Xuân Quỳnh dẫn báo cáo cho hay, lao động qua đào tạo tại Việt Nam tăng 20 điểm %, từ 40% năm 2010 lên 64,5% năm 2020. Dù tăng mạnh nhưng tỉ lệ 64,5% lao động qua đào tạo năm 2020 vẫn chưa đạt mục tiêu đề ra trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực là 70% vào năm 2020. Ngoài ra, nếu chỉ xét những lao động có bằng cấp chứng chỉ từ 3 tháng trở lên, tỉ lệ này chỉ là 24,5% vào năm 2020. Chỉ tiêu trên cũng không đạt được mục tiêu đề ra là 25%. Việc tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp chủ yếu vẫn là sơ cấp và các hình thức đào tạo dưới 3 tháng, chiếm 75,3% năm 2019, trong khi đào tạo qua cao đẳng và trung cấp chỉ 24,7%.

Thúc đẩy thị trường lao động theo hướng hiện đại

Thực tế trên đặt ra yêu cầu cần ưu tiên chính sách và nguồn lực cần thiết để tập trung cải thiện và phát triển thị trường lao động qua đó thúc đẩy quá trình cơ cấu lại nền kinh tế. Trong giai đoạn tới phát triển thị trường lao động cần chú trọng hoàn thiện thể chế, chính sách về đào tạo nguồn nhân lực, về tạo dựng và giải quyết việc làm cho người lao động, về chính sách tiền lương, phát triển các định chế trung gian, cơ chế an sinh, bảo hiểm xã hội cho người lao động để thúc đẩy thị trường lao động phát triển theo hướng hiện đại, hiệu quả và hội nhập vói thị trường lao động khu vực và thế giới, đáp ứng quá trình cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng hiện đại.

Phó GS.TS Trần Kim Chung - Phó Viện Trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương nhìn nhận, trong giai đoạn tới, bối cảnh kinh tế quốc tế có nhiều thay đổi và biến động khó lường, sự phát triển mạnh mẽ của Cách mạng công nghiệp 4.0 cũng như diễn biến gay gắt của biến đổi khí hậu tiếp tục đặt ra yêu cầu về cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, trọng tâm là cơ cấu lại các ngành sản xuất, dịch vụ phù hợp với các vùng, thúc đẩy cơ cấu lại và điều chỉnh chiến lược phát triển doanh nghiệp, tăng nhanh giá trị nội địa, giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của sản phẩm, của doanh nghiệp và của cả nền kinh tế nhằm phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực cho phát triển đất nước.

Từ đây, công tác phát triển thị trường lao động cần chú trọng hoàn thiện thể chế, chính sách về đào tạo nguồn nhân lực, về tạo dựng và giải quyết việc làm cho người lao động cũng như các chế độ về tiền lương để thúc đẩy thị trường lao động phát triển theo hướng hiện đại, đáp ứng quá trình cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng hiện đại, thuộc nhóm trên của các nước có thu nhập trung bình cao.

CẨM HÀ
TIN LIÊN QUAN

Việt Nam nêu quan điểm về báo cáo tự do tôn giáo, tín ngưỡng của Mỹ

BẢO CHÂU |

Báo cáo tình hình tự do tôn giáo thế giới 2021 của Ủy ban Tự do Tôn giáo quốc tế Mỹ vẫn còn một số nội dung, đánh giá thiếu khách quan, không công bằng dựa trên những thông tin không chính xác về tình hình tại Việt Nam.

“Tứ Bất Tử” gợi mở một cách làm mới dòng phim truyền thuyết Việt

ĐẠO DIỄN ĐỖ KHÁNH TOÀN |

Xem bộ phim tài liệu 4 tập “Văn hóa biểu tượng người Việt xưa trong Tứ Bất Tử” về Tản Viên Sơn Thánh, Phù Đổng Thiên Vương, Mẫu Liễu Hạnh, Tiên Dung - Chử Đồng Tử của Hãng phim Tài liệu và khoa học Trung ương vừa ra mắt, thấy thật thú vị và đáng suy ngẫm.

Đồ thờ cúng Hùng Vương - sản phẩm biểu tượng dâng Đức Thánh của nghề nông

GS.TS BÙI QUANG THANH |

Trong sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của nhân loại xưa nay, đồ thờ cúng luôn luôn là những thành tố văn hóa vật thể đặc biệt, giữ vai trò quan trọng, mang tính biểu trưng của tiến trình thực hành nghi lễ tâm linh, từ cá nhân, gia đình, dòng họ cho đến cộng đồng làng xã.

Việt Nam nêu quan điểm về báo cáo tự do tôn giáo, tín ngưỡng của Mỹ

BẢO CHÂU |

Báo cáo tình hình tự do tôn giáo thế giới 2021 của Ủy ban Tự do Tôn giáo quốc tế Mỹ vẫn còn một số nội dung, đánh giá thiếu khách quan, không công bằng dựa trên những thông tin không chính xác về tình hình tại Việt Nam.

“Tứ Bất Tử” gợi mở một cách làm mới dòng phim truyền thuyết Việt

ĐẠO DIỄN ĐỖ KHÁNH TOÀN |

Xem bộ phim tài liệu 4 tập “Văn hóa biểu tượng người Việt xưa trong Tứ Bất Tử” về Tản Viên Sơn Thánh, Phù Đổng Thiên Vương, Mẫu Liễu Hạnh, Tiên Dung - Chử Đồng Tử của Hãng phim Tài liệu và khoa học Trung ương vừa ra mắt, thấy thật thú vị và đáng suy ngẫm.

Đồ thờ cúng Hùng Vương - sản phẩm biểu tượng dâng Đức Thánh của nghề nông

GS.TS BÙI QUANG THANH |

Trong sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của nhân loại xưa nay, đồ thờ cúng luôn luôn là những thành tố văn hóa vật thể đặc biệt, giữ vai trò quan trọng, mang tính biểu trưng của tiến trình thực hành nghi lễ tâm linh, từ cá nhân, gia đình, dòng họ cho đến cộng đồng làng xã.