Cần quan tâm xây trường mầm non tại các khu công nghiệp

Phúc Đạt |

Cần quan tâm xây trường mầm non tại các khu công nghiệp là một trong những yêu cầu mà Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam - Thái Thu Xương - yêu cầu LĐLĐ Thừa Thiên Huế thực hiện tại Hội nghị giám sát tình hình thực hiện Nghị định 105/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định chính sách phát triển giáo dục mầm non ở địa bàn các khu công nghiệp.

Ngày 16.9, Tại TP Huế, đã diễn ra Hội nghị giám sát tình hình thực hiện Nghị định 105/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định chính sách phát triển giáo dục mầm non ở địa bàn các khu công nghiệp.

Bà Thái Thu Xương - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam; ông Nguyễn Thanh Bình - Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế - đồng chủ trì hội nghị.

Thừa Thiên Huế triển khai sớm

Theo báo cáo số 2060/BC-SGDĐT ngày 6.8.2021 của Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tỉnh Thừa Thiên Huế, trên địa bàn tỉnh có 11 cơ sở giáo dục mầm non độc lập dân lập, tư thục ở địa bàn có khu công nghiệp đủ điều kiện để được hỗ trợ trang bị về cơ sở vật chất một lần (có 30% trẻ em là con công nhân, người lao động làm việc tại khu công nghiệp).

Số trẻ em mầm non có cha hoặc mẹ hoặc người chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em là công nhân, người lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp được doanh nghiệp ký hợp đồng lao động theo quy định được hưởng chính sách hỗ trợ theo Điều 8 Nghị định 105 là 634 cháu.

Số giáo viên đủ điều kiện được hưởng chính sách đối với giáo viên mầm non làm việc tại cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thục ở địa bàn có khu công nghiệp theo Điều 10 Nghị định 105 là 62 giáo viên.

Sau gần một năm triển khai, thực hiện Nghị quyết 27, tỉnh Thừa Thiên Huế đã có nhiều đơn vị, giáo viên, trẻ em đang giảng dạy và học tập tại các cơ sở giáo dục mầm non tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh nhận được hỗ trợ theo quy định tại Nghị quyết 27.

Qua báo cáo và rà soát thực tế, bà Thái Thu Xương - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đánh giá, Thừa Thiên Huế là một trong những địa phương trong ban hành nghị quyết sớm.

Cần tuyên truyền sâu rộng hơn

Tuy đạt được nhiều kết quả nhưng việc triển khai còn những tồn tại như: Các đơn vị mầm non tư thục còn khó khăn trong việc hướng dẫn phụ huynh trẻ các hồ sơ, thủ tục theo quy định; công tác phối hợp giữa các cơ quan liên quan theo chỉ đạo của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế trong việc triển khai thực hiện Nghị định 105 và Nghị quyết 27 chưa chặt chẽ. 

Bà Thái Thu Xương đánh giá, LĐLĐ Thừa Thiên Huế vẫn chưa phát huy tối đa việc tuyên truyền cho những đoàn viên, người lao động trên địa bàn biết về Nghị định 105. 

Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam yêu cầu, trong thời gian tới, LĐLĐ tỉnh Thừa Thiên Huế cần chỉ đạo các cấp công đoàn trực thuộc tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan trong việc triển khai Nghị định 105 và Nghị quyết 27; cần tuyên truyền mạnh mẽ, sâu rộng hơn đến đoàn viên, người lao động về các chính sách hỗ trợ được quy định tại Nghị định 105 và Nghị quyết 27. Đề nghị chính quyền địa phương quan tâm, hướng dẫn cơ sở rà soát các đối tượng giáo viên, trẻ em đủ điều kiện được hỗ trợ theo Nghị định 105, Nghị quyết 27; ban hành quyết định hỗ trợ đối với những hồ sơ đã đúng theo quy định.

"Tỉnh Thừa Thiên Huế cần dành quỹ đất để xây dựng các trường mầm non khi quy hoạch xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Ban hành chính sách để thúc đẩy phát triển giáo dục mầm non ngoài công lập ở khu công nghiệp, khu chế xuất; quan tâm tạo điều kiện thuận lợi về mọi thủ tục và có chính sách ưu đãi để thu hút các doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện để mở các trường tư thục.

Đặc biệt, quan tâm chỉ đạo các cấp chính quyền thực hiện nghiêm túc chức năng nhiệm vụ của địa phương trong công tác giáo dục trên địa bàn, nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng cho trẻ, ổn định nề nếp giáo dục trên địa bàn cũng như công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi" - bà Thái Thu Xương đề xuất.

Phúc Đạt
TIN LIÊN QUAN

Bệ đỡ giúp người nghèo ở Gia Lai vươn lên làm chủ cuộc sống

Thanh Hà |

Nguồn vốn tín dụng chính sách đã tác động trực tiếp đến mọi mặt đời sống hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác ở Gia Lai. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, khối đại đoàn kết toàn dân tộc không ngừng được nâng cao.

Ăn ca như bữa cơm gia đình

Trúc Linh |

“Chúng tôi vô cùng phấn khởi khi Công đoàn công ty ngày càng gần gũi, đồng cảm hơn với người lao động. Đặc biệt, hoạt động phối hợp nâng cao chất lượng bữa ăn ca đã góp phần đẩy mạnh hiệu suất làm việc của công nhân, giúp công ty phát triển bền vững” - đó là nhận xét của ông Đào Hải Linh - Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Hóa chất Việt Trì (Phú Thọ).

Nữ công nhân vượt khó vươn lên trở thành người lao động thu nhập cao

Nguyễn Ninh |

Chồng mất sớm để lại 2 con nhỏ, chị Nguyễn Thị Mận - công nhân tổ may 10, chi nhánh may Phú Bình 4, Công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG Thái Nguyên - đã cố gắng vượt qua khó khăn và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Hiện chị Mận là một nữ công nhân nằm trong nhóm 10 người lương cao nhất công ty.

Bệ đỡ giúp người nghèo ở Gia Lai vươn lên làm chủ cuộc sống

Thanh Hà |

Nguồn vốn tín dụng chính sách đã tác động trực tiếp đến mọi mặt đời sống hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác ở Gia Lai. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, khối đại đoàn kết toàn dân tộc không ngừng được nâng cao.

Ăn ca như bữa cơm gia đình

Trúc Linh |

“Chúng tôi vô cùng phấn khởi khi Công đoàn công ty ngày càng gần gũi, đồng cảm hơn với người lao động. Đặc biệt, hoạt động phối hợp nâng cao chất lượng bữa ăn ca đã góp phần đẩy mạnh hiệu suất làm việc của công nhân, giúp công ty phát triển bền vững” - đó là nhận xét của ông Đào Hải Linh - Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Hóa chất Việt Trì (Phú Thọ).

Nữ công nhân vượt khó vươn lên trở thành người lao động thu nhập cao

Nguyễn Ninh |

Chồng mất sớm để lại 2 con nhỏ, chị Nguyễn Thị Mận - công nhân tổ may 10, chi nhánh may Phú Bình 4, Công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG Thái Nguyên - đã cố gắng vượt qua khó khăn và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Hiện chị Mận là một nữ công nhân nằm trong nhóm 10 người lương cao nhất công ty.