Bệnh tật khiến lương hưu người già chẳng còn là bao

MẠNH CƯỜNG |

Tuổi già có lương hưu nhưng đây cũng là lúc người cao tuổi phải chi rất nhiều khoản. Từ sinh hoạt hàng ngày đến cỗ bàn, lễ lạt và bệnh tật nên nhiều khi lương hưu chẳng còn là bao.

Ông Trần Ngọc Bội (85 tuổi, Nam Định) cho biết, hiện tại ông nhận mức lương hưu 3,7 triệu đồng/tháng. Ông đã có quá trình làm công nhân xây dựng, đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trước đó.

Do tuổi đã cao, không còn minh mẫn nên ông Bội đã giao toàn bộ lương hưu hàng tháng cho chị Trần Thị Thúy - người con gái đang sống cùng ông. Theo chị Thúy, số tiền này chỉ giúp bố chị trang trải cuộc sống hàng ngày, gần như không có dư.

"Mỗi tháng, tôi dành ra tối thiểu 2 triệu đồng để mua thức ăn, quần áo cho bố. Số tiền này đã khá tiết kiệm vì ở quê mọi thứ đều rẻ hơn thành phố, rau thì có sẵn do trồng được. Sức khỏe là điều quan trọng nhất với người già nên không thể ăn tạm bợ" - chị Thúy tâm sự.

Chia sẻ thêm, chị Thúy cho hay, ông Bội mắc bệnh tiểu đường và cao huyết áp, mỗi tháng phải chi gần 1 triệu đồng mua  thuốc điều trị. Chưa kể hàng tháng, trung bình 3 đám cỗ, giỗ chạp, đám nào ít nhất cũng 300.000 đồng; đám nào là con cháu trong nhà có thể lên đến hàng triệu đồng.

Đây là những khoản gần như tháng nào cũng phải chi tiêu, khi cộng chung vào đã bằng thậm chí vượt quá số tiền lương hưu hàng tháng của ông Bội. Những lúc muốn mua cho bố món ăn ngon, sữa, thực phẩm chức năng hay đi các đám cỗ đắt đỏ, chị Thúy và các con đều phải góp thêm tiền.

Tương tự như ông Bội, ông Phạm Thanh Vân (77 tuổi, Nam Định) - chủ tịch xã đã về hưu cũng rầu rĩ khi nói về các chi tiêu của bản thân. Hiện tại, ông đang sống cùng vợ và hưởng lương hưu 2.473.000 đồng/tháng, cùng trợ cấp thương binh hơn 1,8 triệu đồng/tháng.

Ông Vân cho biết, với hơn 4 triệu đồng/tháng kèm trợ cấp, thực sự không đủ để hai vợ chồng sinh sống. Bà Trần Thị Tuất - vợ ông Vân do không có lương hưu nên hàng tháng vẫn sống phụ thuộc vào thu nhập của chồng.

Khoản lương hưu hơn 4 triệu đồng mỗi tháng không đủ trang trải cuộc sống của hai vợ chồng ông Vân. Ảnh: Mạnh Cường.
Khoản lương hưu hơn 4 triệu đồng mỗi tháng không đủ trang trải cuộc sống của hai vợ chồng ông Vân. Ảnh: Mạnh Cường.

"Hằng tháng, hai vợ chồng tôi chi tiêu khoảng 2,5 triệu đồng cho nhu cầu ăn uống, sinh hoạt hàng ngày. Ngoài ra, tôi cũng phải tham gia 3 đến 5 đám cỗ ở quê, từ đám hỉ cho đến đám tang, đầy tháng cháu, tân gia..." - ông Vân kể.

Mỗi đám ít nhất 300.000 đồng, đặc biệt có đám vừa là bạn thân, hàng xóm vừa là đồng chí nên phải chi đến 2.000.000 đồng.

Bên cạnh đó, hai vợ chồng già cũng thường xuyên bị bệnh tật giày vò. Mỗi tháng, vợ ông Vân phải dùng thuốc điều trị và thực phẩm chức năng hỗ trợ xương khớp.

Ông Vân thì mắc bệnh đại tràng, Gout nên phải dùng thuốc hàng tháng, thậm chí phải nhập viện nếu trở nặng. Tổng chi phí cho tiền thuốc cố định của hai vợ chồng ông mỗi tháng khoảng 1,5 triệu đồng.

Mặc dù tốn kém là thế nhưng vợ chồng ông Vân cũng không muốn nói với con cái sợ phiền, ảnh hưởng đến công việc của các con. Hai ông bà hàng ngày vẫn trồng thêm rau và chi tiêu tiết kiệm, chỉ mua sữa tươi để uống chứ không dám mua các loại sữa đắt tiền.

Như vậy, gần như với mức lương hưu trung bình từ 2,5 đến 4 triệu đồng hàng tháng hiện nay đều không đủ để đảm bảo mức sống cho người già.

"Tôi hi vọng nhà nước nên có thêm các khoản trợ cấp khác cho người lớn tuổi để giảm bớt gánh nặng tài chính, giúp chúng tôi an tâm vui sống, không sợ phiền muộn con cái" - ông Vân nói.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa có đề xuất thực hiện điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng từ ngày 1.7.2023 như sau:

Tăng thêm 12,5% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng của tháng 6.2023 đối với các đối tượng đã được điều chỉnh theo Nghị định số 108/2021/NĐ-CP ngày 7.12.2021 của Chính phủ điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng.

Tăng thêm 20,8% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng của tháng 6 năm 2023 đối với các đối tượng chưa được điều chỉnh theo Nghị định số 108/2021/NĐ-CP.

MẠNH CƯỜNG
TIN LIÊN QUAN

Tiền lương nghỉ không hết phép năm của cán bộ, công chức năm 2023

PHƯƠNG MINH |

Cán bộ, công chức có được nhận tiền lương khi không nghỉ hết phép năm theo Luật Cán bộ, công chức.

8 nhóm đối tượng dự kiến tăng lương hưu, BHXH từ ngày 1.7.2023

VĂN THẮNG |

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội tại dự thảo Nghị định điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng. Dưới đây là 8 đối tượng dự kiến tăng lương hưu, BHXH từ 1.7.2023.

Trong Tháng Công nhân sẽ phối hợp kiểm tra, giám sát thực hiện tiền lương

KIỀU VŨ |

Trao đổi về các hoạt động tập trung trong Tháng Công nhân năm 2023, ông Nguyễn Đình Thắng – Uỷ viên Ban Chấp hành Tổng LĐLĐVN, Chủ tịch Công đoàn Các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội cho biết sẽ phối hợp Ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội và các ngành chức năng tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về lao động như tiền lương, tiền thưởng, Hợp đồng lao động, Bảo hiểm Y tế, Bảo hiểm Xã hội…

Tiền lương nghỉ không hết phép năm của cán bộ, công chức năm 2023

PHƯƠNG MINH |

Cán bộ, công chức có được nhận tiền lương khi không nghỉ hết phép năm theo Luật Cán bộ, công chức.

8 nhóm đối tượng dự kiến tăng lương hưu, BHXH từ ngày 1.7.2023

VĂN THẮNG |

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội tại dự thảo Nghị định điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng. Dưới đây là 8 đối tượng dự kiến tăng lương hưu, BHXH từ 1.7.2023.

Trong Tháng Công nhân sẽ phối hợp kiểm tra, giám sát thực hiện tiền lương

KIỀU VŨ |

Trao đổi về các hoạt động tập trung trong Tháng Công nhân năm 2023, ông Nguyễn Đình Thắng – Uỷ viên Ban Chấp hành Tổng LĐLĐVN, Chủ tịch Công đoàn Các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội cho biết sẽ phối hợp Ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội và các ngành chức năng tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về lao động như tiền lương, tiền thưởng, Hợp đồng lao động, Bảo hiểm Y tế, Bảo hiểm Xã hội…