7 quyền lợi người lao động hưởng khi phương án mới về đóng BHXH thông qua

LƯƠNG HẠNH |

Nếu phương án thứ 2 về xác định tiền lương đóng bảo hiểm xã hội mới đây được thông qua, quyền lợi của người lao động cũng sẽ gia tăng. 

Theo Khoản 1 Điều 7 dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) của người lao động làm việc theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định được cân nhắc thực hiện theo một trong 02 phương án sau đây:

Phương án 1: Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH là tiền lương tháng bao gồm mức lương và phụ cấp lương, các khoản bổ sung khác xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động.

Phương án 2: Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH là tiền lương tháng bao gồm mức lương và phụ cấp lương, các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật lao động.

Nếu đề xuất phương án thứ 2 được thông qua, người lao động sẽ được bảo bảo tối ưu quyền lợi về chế độ bảo hiểm.

(1) Trợ cấp ốm đau: 

Mức hưởng hàng tháng= 75% x Mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ

(2) Trợ cấp thai sản khi lao động nữ sinh con, người lao động nhận con nuôi dưới 06 tháng:

Mức hưởng= 100% x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH 6 tháng trước khi nghỉ x Số tháng nghỉ chế độ

(3) Trợ cấp thai sản trong các trường hợp khác:

Lao động nam có vợ sinh con, thực hiện biện pháp triệt sản; lao động nữ đi khám thai, bị sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý, thực hiện biện pháp tránh thai được hưởng:

Mức hưởng= Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH 6 tháng trước khi nghỉ : 24 x Số ngày nghỉ

(4) Lương hưu:

Lương hưu= Tỷ lệ hưởng x Mức bình quân tiền lương đóng BHXH

(5) Trợ cấp 1 lần khi nghỉ hưu:

Mức trợ cấp= (Tổng số năm đóng BHXH -  Số năm đóng BHXH được tính hưởng 75%) x 0,5 x Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH

(6) Tiền bảo hiểm xã hội 1 lần:

Tiền BHXH 1 lần= (1,5 x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH x Thời gian đóng BHXH trước 2014) + (2 x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH x Thời gian đóng BHXH từ 2014)

(7) Tiền trợ cấp tuất 1 lần:

Tiền trợ cấp tuất 1 lần= (1,5 x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH x Thời gian đóng BHXH trước 2014) + (2 x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH x Thời gian đóng BHXH từ 2014)

Mức tăng cụ thể đối với từng khoản tiền sẽ phụ thuộc vào sự chênh lệch giữa mức lương đang đóng BHXH bắt buộc với mức lương thực tế mà người lao động được nhận từ doanh nghiệp và công thức tính từng loại trợ cấp bảo hiểm, lương hưu.

LƯƠNG HẠNH
TIN LIÊN QUAN

Giáo viên mong mỏi được nghỉ hưu sớm

Trang Hà |

Giáo viên mong mỏi được tạo điều kiện để về hưu sớm theo nguyện vọng, song "khó đủ đường" trong việc hoàn thiện hồ sơ.

Tiếp tục tháo gỡ vướng mắc cho thị trường bất động sản, vốn, trái phiếu

Phạm Đông |

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, các thị trường bất động sản, vốn, trái phiếu doanh nghiệp còn nhiều khó khăn, vướng mắc, cần tiếp tục tháo gỡ để các thị trường ổn định, an toàn, lành mạnh, bền vững.

Việt Nam nhất quán chính sách bảo đảm tự do tín ngưỡng, tôn giáo

Ngọc Vân |

Ngày 31.3.2023, cuộc họp vòng X Nhóm Công tác Hỗn hợp Việt Nam - Tòa thánh Vatican do Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng và Thứ trưởng Ngoại giao Tòa thánh, Đức ông Miroslaw Wachowski đồng chủ trì đã diễn ra tại Vatican.

Giáo viên mong mỏi được nghỉ hưu sớm

Trang Hà |

Giáo viên mong mỏi được tạo điều kiện để về hưu sớm theo nguyện vọng, song "khó đủ đường" trong việc hoàn thiện hồ sơ.

Tiếp tục tháo gỡ vướng mắc cho thị trường bất động sản, vốn, trái phiếu

Phạm Đông |

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, các thị trường bất động sản, vốn, trái phiếu doanh nghiệp còn nhiều khó khăn, vướng mắc, cần tiếp tục tháo gỡ để các thị trường ổn định, an toàn, lành mạnh, bền vững.

Việt Nam nhất quán chính sách bảo đảm tự do tín ngưỡng, tôn giáo

Ngọc Vân |

Ngày 31.3.2023, cuộc họp vòng X Nhóm Công tác Hỗn hợp Việt Nam - Tòa thánh Vatican do Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng và Thứ trưởng Ngoại giao Tòa thánh, Đức ông Miroslaw Wachowski đồng chủ trì đã diễn ra tại Vatican.