Việt Nam bảo đảm các quyền cơ bản của người dân ngày càng tốt hơn

Khánh Minh |

Dù là đất nước đang phát triển, đời sống kinh tế-xã hội còn gặp nhiều khó khăn nhưng Việt Nam luôn nỗ lực và đã đạt được những kết quả tích cực trong bảo vệ quyền con người.

Tại Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền cho hơn hàng nghìn cán bộ cấp cơ sở, diễn ra tại tỉnh Lai Châu mới đây, Phó Cục trưởng Cục Thông tin đối ngoại (Bộ Thông tin và Truyền thông) Đinh Tiến Dũng khẳng định: “Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn sẵn sàng trao đổi, đối thoại cởi mở với các cơ quan, tổ chức quốc tế về quyền con người trên tinh thần xây dựng nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau; để các cơ quan, tổ chức quốc tế có nhận định, đánh giá thực tiễn tình hình nhân quyền trong nước trên cơ sở công bằng, minh bạch và khách quan”.

Nhấn mạnh chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam là bảo đảm các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng giúp nhau cùng tiến bộ; người dân tộc thiểu số được hưởng toàn bộ các quyền con người chính đáng, bà Trần Chi Mai, Phó Vụ trưởng Vụ hợp tác quốc tế (Ủy ban Dân tộc của Chính phủ) cho biết thời gian gần đây, niềm tin của đồng bào dân tộc thiểu số đối với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước đã không ngừng được củng cố và tăng cường, đi vào chiều sâu và tầm cao mới.

Cùng với đó, sự đồng thuận xã hội đã được nâng lên, khối đại đoàn kết các dân tộc được xây dựng vững chắc hơn, đủ “sức đề kháng” với mọi luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch; qua đó góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc được phát triển sâu rộng, không để xảy ra các “điểm nóng” về an ninh trật tự như thời gian trước.

Người khuyết tật làm việc trong một cơ sở may ở Hà Nội. Ảnh: Khánh Minh
Người khuyết tật làm việc trong một cơ sở may ở Hà Nội. Ảnh: Khánh Minh
 

Khảo sát của Ủy ban Dân tộc cũng cho thấy kinh tế - xã hội tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong những năm qua đã có bước phát triển khá.

Các địa phương vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đều đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn trước. Cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và thu nhập bước đầu có sự chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông, lâm nghiệp. Kết cấu hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được đầu tư xây dựng đồng bộ, tạo điều kiện cho đồng bào tiếp cận với các dịch vụ công thuận lợi hơn. Tiềm năng lợi thế ở từng vùng, từng khu vực được khai thác hiệu quả hơn, góp phần nâng cao thu nhập của người dân.

Bên cạnh đó, sự nghiệp giáo dục đào tạo, dạy nghề, y tế, chăm sóc sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số tiếp tục được quan tâm đầu tư, phát triển cả về số lượng và chất lượng, góp phần nâng cao mặt bằng dân trí và chất lượng nguồn nhân lực.

Công tác giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của cộng đồng các dân tộc thiểu số được quan tâm, phong tục tập quán lạc hậu dần được xóa bỏ; một số sản phẩm văn hóa vật thể, phi vật thể được khôi phục, lưu truyền. Hàng năm, các ngày hội văn hóa các dân tộc được tổ chức mang đậm dấu ấn của từng vùng, từng dân tộc, phong phú, đa dạng, thống nhất trong nền văn hóa dân tộc Việt Nam.

Có chung quan điểm, ông Đinh Tiến Dũng, Phó Cục trưởng Cục Thông tin đối ngoại (Bộ Thông tin và Truyền thông) cũng nhấn mạnh những năm qua, dù là đất nước đang phát triển, đời sống kinh tế-xã hội còn gặp nhiều khó khăn nhưng Việt Nam luôn nỗ lực và đã đạt được những kết quả tích cực trong bảo vệ quyền con người.

Điển hình là, theo Báo cáo kinh tế-xã hội tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều của cả nước đã giảm từ 9,88% cuối năm 2015 xuống dưới 3% vào năm 2020; hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi; tại Việt Nam không có khủng bố, người dân được sinh sống và lao động trong môi trường an ninh, an toàn, ổn định…

Báo cáo Hạnh phúc thế giới năm 2022 của Liên hợp quốc cũng khẳng định chỉ số hạnh phúc quốc gia của Việt Nam xếp vị trí 77 (tăng 2 bậc so với năm 2021).

“Với những kết quả đạt được, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn sẵn sàng trao đổi, đối thoại cởi mở với các cơ quan, tổ chức quốc tế về quyền con người trên tinh thần xây dựng nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau; để các cơ quan, tổ chức quốc tế có những nhận định, đánh giá thực tiễn tình hình nhân quyền trong nước trên cơ sở công bằng, minh bạch, khách quan. Mặt khác, Việt Nam không bao giờ chấp nhận và kiên quyết đấu tranh với những luận điệu, đánh giá chủ quan, phiến diện, thiếu thiện chí, không có cơ sở, không phản ánh đúng tình hình thực tế” - ông Dũng nhấn mạnh.

Trên tinh thần đó, đại diện Cục Thông tin đối ngoại cho biết hiện nay, Việt Nam đang tiếp tục hướng tới mục tiêu đảm bảo ngày càng tốt hơn các quyền cơ bản của người dân, xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng văn minh. Đồng thời chủ động ngăn chặn âm mưu, thủ đoạn sử dụng vấn đề “dân chủ, nhân quyền” để chống phá cách mạng Việt Nam.

Khánh Minh
TIN LIÊN QUAN

Việt Nam bền bỉ thực hiện nghiêm túc cam kết quốc tế về quyền con người

Thanh Hà |

Việc trúng cử Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc khẳng định sự ủng hộ, tín nhiệm cũng như kỳ vọng của cộng đồng quốc tế đối với những đóng góp quan trọng và có trách nhiệm của Việt Nam vào thúc đẩy quyền con người trên thế giới.

Liên Hợp Quốc đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam trong bảo vệ quyền con người

Thanh Hà |

Điều phối viên Liên Hợp Quốc tại Việt Nam Pauline Tamesis đánh giá cao cam kết và nỗ lực của Việt Nam trong thúc đẩy và bảo vệ các quyền con người trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Việt Nam nhất quán chính sách bảo vệ quyền con người

Song Minh |

Việt Nam khẳng định chính sách nhất quán trong bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, đặt con người làm trung tâm, là mục tiêu, động lực quan trọng nhất của đất nước.

Việt Nam bền bỉ thực hiện nghiêm túc cam kết quốc tế về quyền con người

Thanh Hà |

Việc trúng cử Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc khẳng định sự ủng hộ, tín nhiệm cũng như kỳ vọng của cộng đồng quốc tế đối với những đóng góp quan trọng và có trách nhiệm của Việt Nam vào thúc đẩy quyền con người trên thế giới.

Liên Hợp Quốc đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam trong bảo vệ quyền con người

Thanh Hà |

Điều phối viên Liên Hợp Quốc tại Việt Nam Pauline Tamesis đánh giá cao cam kết và nỗ lực của Việt Nam trong thúc đẩy và bảo vệ các quyền con người trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Việt Nam nhất quán chính sách bảo vệ quyền con người

Song Minh |

Việt Nam khẳng định chính sách nhất quán trong bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, đặt con người làm trung tâm, là mục tiêu, động lực quan trọng nhất của đất nước.