Trí thức Việt Nam là lực lượng lao động sáng tạo đặc biệt quan trọng

PHẠM ĐÔNG |

Trí thức Việt Nam là lực lượng lao động sáng tạo đặc biệt quan trọng trong tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, xây dựng kinh tế tri thức, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Chiều 23.3, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức Hội thảo “Trí thức người Việt Nam ở nước ngoài tham gia xây dựng và phát triển đất nước”.

Tại hội thảo, Tiến sĩ Khoa học Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam cho biết, ngày nay, cùng với sự phát triển nhanh chóng của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, đội ngũ trí thức trở thành nguồn lực đặc biệt quan trọng, tạo nên sức mạnh và vị thế của mỗi quốc gia, mỗi một dân tộc.

Trí thức Việt Nam là lực lượng lao động sáng tạo đặc biệt quan trọng trong tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, xây dựng kinh tế tri thức, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. 

Xây dựng đội ngũ trí thức vững mạnh là trực tiếp nâng tầm trí tuệ của dân tộc, sức mạnh của đất nước, nâng cao năng lực lãnh đạo của Ðảng và chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị.

Trí thức Việt Nam ở nước ngoài là lực lượng quan trọng không tách rời với dân tộc, với đất nước, đóng góp quan trọng vào xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, luôn được Đảng, Nhà nước ghi nhận, biểu dương, đánh giá cao.

Tiến sỹ Khoa học Phan Xuân Dũng. Ảnh: Phạm Đông
Tiến sĩ Khoa học Phan Xuân Dũng. Ảnh: Phạm Đông

Ông Phan Xuân Dũng nhấn mạnh, thông qua hội thảo phát hiện những giải pháp hay, khả thi, hiệu quả để kiến nghị với Đảng, Nhà nước nhằm phát huy hơn nữa tiềm lực của trí thức người Việt Nam ở nước ngoài đối với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay. Đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ, xây dựng hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp và chuyển đổi số quốc gia. 

Đánh giá phát huy nguồn lực trí thức người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới, ông Phạm Việt Hùng - Vụ trưởng Vụ Quan hệ kinh tế khoa học và công nghệ, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao cho biết, thời gian gần đây, số chuyên gia, trí thức kiều bào tham gia hoạt động khoa học và công nghệ ở Việt Nam duy trì ở mức khoảng 300 lượt người/năm.

Trí thức kiều bào ngày càng tham gia trực tiếp và sâu rộng vào các quá trình hợp tác, cùng đồng hành tích cực với Chính phủ nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng Chính phủ kiến tạo phát triển, phục vụ người dân và doanh nghiệp, đi vào những vấn đề phù hợp với xu thế chung của thế giới và nhu cầu của Việt Nam như, khởi nghiệp sáng tạo, các vấn đề về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư... 

Hiện, nhiều chuyên gia người Việt Nam ở nước ngoài đang cộng tác, cố vấn, tư vấn cho các bộ, ngành, địa phương. Trong đó, 4 chuyên gia trí thức người Việt Nam ở nước ngoài được lựa chọn tham gia Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ và đã có những đóng góp ý nghĩa như đưa ra các khuyến nghị về các lĩnh vực kinh tế - xã hội, động lực tăng trưởng, tăng vốn đầu tư khu vực Nhà nước, khai thác tài nguyên...

Số trí thức, chuyên gia kiều bào về nước khởi nghiệp hoặc làm việc tại các tập đoàn, công ty tư nhân trong nước, đặc biệt là các công ty của kiều bào có xu hướng tăng mạnh. Đây là những tín hiệu đáng mừng, cần được khuyến khích trong bối cảnh phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế là chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước.

Đề xuất giải pháp phát huy nguồn lực trí thức người Việt Nam ở nước ngoài, ông Phạm Việt Hùng cho rằng, cần thống nhất nhận thức của toàn bộ hệ thống chính trị về chủ trương, chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước về củng cố vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân tộc, trong đó có vai trò của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.

Qua đó, triển khai hiệu quả công tác thu hút, sử dụng nguồn lực người Việt Nam ở nước ngoài; tiếp tục hoàn thiện, nâng cao chất lượng, hiệu quả triển khai cơ chế, chính sách về thu hút, tuyển chọn, trọng dụng trí thức.

Các bộ, ngành, địa phương cần nghiên cứu, xây dựng một cơ chế chung áp dụng trong việc tiếp nhận, xử lý và phản hồi các thông tin, ý kiến đóng góp và tư vấn của đội ngũ chuyên gia, trí thức người Việt Nam ở nước ngoài…

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Cứu nạn cứu hộ ở Thổ Nhĩ Kỳ là nhiệm vụ khó khăn nhưng đầy tự hào

HỮU CHÁNH |

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ ở Thổ Nhĩ Kỳ, lực lượng Công an Việt Nam không chỉ thực hiện công tác cứu nạn cứu hộ mà còn làm tốt công tác dân vận. Với Đại tá Nguyễn Minh Khương, đây là nhiệm vụ vô cùng khó khăn nhưng đầy vinh dự và tự hào.

Lần đầu tiên tôn vinh 51 Nữ trí thức tiêu biểu ngành Y

LƯƠNG HẠNH |

Sáng 2.3, Hội Nữ trí thức Việt Nam phối hợp với Công đoàn Y tế Việt Nam tổ chức Lễ tôn vinh Nữ trí thức tiêu biểu ngành Y và Nữ trí thức có nhiều đóng góp cho sự nghiệp Chăm sóc sức khỏe nhân dân và phòng chống COVID-19 trong 3 năm (2019-2022).

Gia Lai nỗ lực xóa mù chữ trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thanh Hà |

Tỉnh Gia Lai đang nỗ lực triển khai các giải pháp xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đặt mục tiêu đến năm 2025 có 90% người độ tuổi từ 15 trở lên đọc thông, viết thạo tiếng phổ thông.

Cứu nạn cứu hộ ở Thổ Nhĩ Kỳ là nhiệm vụ khó khăn nhưng đầy tự hào

HỮU CHÁNH |

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ ở Thổ Nhĩ Kỳ, lực lượng Công an Việt Nam không chỉ thực hiện công tác cứu nạn cứu hộ mà còn làm tốt công tác dân vận. Với Đại tá Nguyễn Minh Khương, đây là nhiệm vụ vô cùng khó khăn nhưng đầy vinh dự và tự hào.

Lần đầu tiên tôn vinh 51 Nữ trí thức tiêu biểu ngành Y

LƯƠNG HẠNH |

Sáng 2.3, Hội Nữ trí thức Việt Nam phối hợp với Công đoàn Y tế Việt Nam tổ chức Lễ tôn vinh Nữ trí thức tiêu biểu ngành Y và Nữ trí thức có nhiều đóng góp cho sự nghiệp Chăm sóc sức khỏe nhân dân và phòng chống COVID-19 trong 3 năm (2019-2022).

Gia Lai nỗ lực xóa mù chữ trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thanh Hà |

Tỉnh Gia Lai đang nỗ lực triển khai các giải pháp xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đặt mục tiêu đến năm 2025 có 90% người độ tuổi từ 15 trở lên đọc thông, viết thạo tiếng phổ thông.